Bất chấp dịch bệnh Covid-19 vẫn đang hoành hành trên thế giới và có các tác động tiêu cực đến các nền kinh tế khu vực, các doanh nghiệp Thái Lan rất tích cực triển khai các hoạt động đầu tư, với 40 dự án FDI và tổng vốn đăng ký đạt 292,36 triệu USD, đứng thứ 7 về vốn đầu tư tại Việt Nam trong năm 2020. Lũy kế đến đầu năm 2021, các doanh nghiệp Thái Lan đã có 600 dự án và tổng vốn đăng ký đạt 12,84 tỷ USD, trải rộng trên nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, công nghệ cao, ô tô, công nghệ sản xuất, năng lượng, nông nghiệp, môi trường, điện tử, điện lạnh, bất động sản, nông nghiệp..., đưa Thái Lan trở thành nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. 

Tại Họp báo về cơ hội đầu tư tại Việt Nam ngày 26 tháng 01 năm 2021 do Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan phối hợp với Hội đồng doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam và Công ty Amata Việt Nam tổ chức tại Băng Cốc, hoạt động ngoại giao kinh tế mở đầu trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thái Lan (1976-2021), nguyên Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Tanee Sangrat khẳng định Việt Nam là một trong các thị trường đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Thái Lan kể từ khi khoản đầu tư đầu tiên của Thái Lan vào Việt Nam từ sau chính sách Đổi mới. Các doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam ngày càng lớn mạnh, phạm vi đầu tư ngày càng mở rộng và gặt hái nhiều thành công.
Ông Tanee Sangrat cho biết, mặc dù gặp phải một số vướng mắc, về cơ bản các doanh nghiệp Thái Lan đều hài lòng với kết quả hoạt động tại Việt Nam. Hiện nay, nhiều thương hiệu của Thái Lan, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ, rất phổ biến tại Việt Nam. Ông đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam, không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh trong so sánh với các nước, mà còn đánh giá chỉ số môi trường đầu tư, kinh doanh giữa các địa phương thông qua bộ chỉ số PCI cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI.
Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam, ông Sanan Angubolkul nhấn mạnh các lý do để doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tại Việt Nam, trong đó gồm chính trị ổn định, kiểm soát thành công dịch Covid-19, lực lượng lao động dồi dào, chất lượng, các ưu đãi đầu tư hấp dẫn, thị trường nội địa tiềm năng với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng nên sức mua lớn, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng.

NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
PHẦN I. ĐẦU TƯ CỦA THÁI LAN TẠI VIỆT NAM 
1. Tình hình chung
2. Lĩnh vực bán lẻ
3. Lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (F&B)
4. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
5. Lĩnh vực năng lượng
5.1. Năng lượng điện mặt trời
5.2. Năng lượng điện gió
5.3. Hóa dầu
6. Lĩnh vực nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi
7. Lĩnh vực bất động sản, khu công nghiệp, logistics
PHẦN II. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ KINH TẾ, THỊ TRƯỜNG CỦA THÁI LAN 
1. Thông tin chung (cập nhật đến tháng 3/2021)
2. Các lĩnh vực kinh tế chính
3. Chính sách và dự báo
3.1. Các ưu tiên đầu tư của Thái Lan trong năm 2021
3.2. Thái Lan thông qua kế hoạch chiến lược 5 năm phát triển kinh tế bền vững theo mô hình BCG
3.3. Thái Lan tăng cường đầu tư tại Hành lang kinh tế phía Nam (SEC)
3.4. Thái Lan đầu tư phát triển Khu công nghiệp đầu tiên tại khu vực Đông Bắc Thái Lan, kết nối Hành lang kinh tế phía Đông, Lào, Việt Nam
PHỤ LỤC 

Chi tiết trong Báo cáo nghiên cứu thị trường: Các lĩnh vực đầu tư có thế mạnh của Thái Lan tại thị trường Việt Nam