Theo dữ liệu từ PIERS, thuộc IHS Markit, tổng xuất khẩu hàng hóa bằng container của Hoa Kỳ đã tăng 6,7% so với năm 2019, ngay cả khi khối lượng giao dịch với Trung Quốc giảm 4,5% do cuộc chiến thuế quan qua lại giữa hai quốc gia. Lượng hàng container đã được bù đắp phần lớn từ việc tăng các chuyến hàng đến Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
Khi hàng nhập khẩu của Mỹ từ châu Á giảm vào tháng 2/2020 do nhà máy nghỉ Tết Nguyên đán đóng cửa ở châu Á, các hãng tàu đã hủy hàng chục chuyến như một việc làm bình thường vào thời điểm đó mỗi năm. Nhưng các nhà máy Trung Quốc vẫn đóng cửa trong vài tuần nữa sau nghỉ lễ và lần này do cuộc khủng hoảng COVID-19. Nhu cầu ở Mỹ sau đó đã giảm nhanh chóng khi dịch bệnh lan rộng và nước này bắt đầu thực hiện các biện pháp giãn cách nhằm ngăn chặn sự bùng phát. Việc giảm 25% đến 30% công suất tuyến xuyên Thái Bình Dương dự kiến còn tiếp diễn đến tháng 6/2020, khiến sức tải tàu ra khỏi các cảng của Hoa Kỳ tiếp tục sụt giảm.
Thách thức lớn nhất của các chủ hàng là đặt chỗ và được bố trí không gian tàu kịp thời đủ cho các chuyến hàng của mình, trong bối cảnh các hãng tàu cắt giảm số lượng tàu chuyến. Ngoài ra, do những khó khăn trong việc cập cảng, đổi thủy thủ đoàn và thời gian xử lý hàng tại cảng lâu hơn thông thường, khiến tổng thời gian hàng hóa lưu thông trong chuỗi cung ứng tăng lên. Thực tế từ đầu năm đến nay, nhiều dịch vụ vận chuyển chậm trễ hơn so với năm ngoái.
Các thành viên trong các liên minh hàng hải cũng cho rằng các chuyến đi bị hủy và lịch trình cập cảng bị thay đổi, rất khó khăn để sắp xếp sản xuất tại các cơ sở xuất khẩu với lịch trình vận chuyển không ổn định.
Mặc dù các hãng vận tải hủy bỏ các chuyến đi vì nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm, tạo thành làn đường đầu tiên xuyên Thái Bình Dương, khi nhập khẩu container chuyển đến các trung tâm dân cư nội địa giảm, có ít container hơn tại các trung tâm đô thị được dỡ xuống và nạp lại hàng hóa xuất khẩu. Điều đó tạo ra sự thiếu hụt thiết bị cho các chủ hàng nông nghiệp trong nội địa của đất nước.
Một cuộc khảo sát của các chủ hàng liên quan đến sự sẵn có của thiết bị tại các trung tâm nội địa cho thấy rằng sự sẵn có của thiết bị ở Chicago, Thành phố Kansas và Thung lũng Ohio tiếp tục dao động tùy thuộc vào khối lượng nhập khẩui. Một số thành viên của Liên minh Đậu tương và các loại hạt (Soya và Grains) cho biết rất khó có được sự bảo đảm về tính sẵn có của các dịch vụ ở Minneapolis, trong khi một số nhà xuất khẩu phải chịu thiệt hại từ việc dichjv ụ thiếu hụt ở Toronto. Rất may, về cơ bản thiết bị và dịch vụ xử lý hàng các cảng Bờ Tây và Bờ Đông về cơ bản tạm đủ.
Do rủi ro cao trong quá trình vận chuyển, các chủ hàng và công ty giao nhận muốn tìm các không gian lưu kho/bãi ở các khu vực gần cảng biển, giúp dịch vụ kho ở các khu vực này có giá hơn, bao gồm Atlanta, Pennsylvania I-78/81 Corridor, Memphis, FL I-4 Corridor, Greenville và Central Valley, CA.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Drewry Shipping Consulting Ltd, các ngành nghề liên quan đến vận chuyển container có thể còn mất cân bằng hơn nữa nếu tình hình dịch bệnh không được kiểm soát tốt hơn sau quý 2/2020, với các chuyến đi trống một chiều, tỷ lệ hủy chuyến hàng, đơn hàng…do bất ổn xã hội và gián đoạn chuỗi cung ứng.
Các hãng vận chuyển container bắt đầu bị kẹt tại các cảng Trung Quốc vào tháng 2/2020. Nhu cầu thấp, cùng với nhiều chuyến hủy chuyến, đã khiến các hãng vận chuyển gặp khó khăn trong việc đảm bảo sự sẵn có của thiết bị tại các thị trường trọng điểm. Hầu hết các quốc gia lựa chọn biện pháp đóng cửa biên giới và đến nay khi các nước rục rịch mở cửa trở lại thì nguy cơ làn sóng dịch bệnh thứ hai lại xuất hiện, khiến việc tái định vị các container đang trở thành thách thức đối với các hãng tàu.
Theo Drewry Shipping Consulting, các chuỗi cung ứng sẽ chỉ thực sự cân bằng và ổn định trở lại, tạo điều kiện cho sự hàn gắn và phục hồi các chuỗi cung ứng khi có sự hội tụ của cả 3 điều kiện gồm: (1) có bằng chứng ngăn chặn Covid-19 thành công; (2) tác động kinh tế được tính toán rõ ràng hơn và (3) có sự phối hợp tốt trong phản ứng chính sách toàn cầu.
Trước mắt, Hiệp hội thương hiệu tiêu dùng đã nỗ lực phối hợp hơn 35 hiệp hội thương mại để giải quyết các thách thức chuỗi cung ứng ngắn và dài hạn bị tác động bởi Covid-19. Hội đồng chuỗi cung ứng cơ sở hạ tầng quan trọng (CISCC) có mục đích thúc đẩy các chính sách của Hoa Kỳ trong việc củng cố chuỗi cung ứng của đất nước và đảm bảo dòng hàng hóa quan trọng kịp thời. Hội đồng phục vụ như một diễn đàn để dự báo và giải quyết chuỗi các vấn đề của chuỗi cung ứng trong một tương lai đầy thách thức.

Hàng nông sản:
Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba thế giới cho các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, sau Nhật Bản và Đài Loan. Năm ngoái Nhật Bản và Đài Loan đã tăng nhập khẩu hàng nông sản của Mỹ lần lượt 12,7% và 6,3%.
Tuy nhiên, sang năm 2020, các chủ hàng nông nghiệp cho biết mối quan tâm chính của họ là các vấn đề hậu cần trên các tuyến vận tải xuyên Thái Bình Dương khi Covid-19 lan từ châu Á sang châu Mỹ. Phí vận chuyển hàng hải tăng lên, chi phí hủy bỏ hàng hóa không được nhận cũng như những chi phí phát sinh do sự gián đoạn chuỗi cung ứng làm giảm khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường toàn cầu.
Ủy ban Hàng hải Liên bang (FMC) vào cuối tháng 4/2020 đã hoàn thiện các quy tắc nhằm đảm bảo sự công bằng cho tất cả các bên trong việc giải quyết các khoản phí tồn kho và giải phóng hàng- hệ lụy của gián đoạn chuỗi cung ứng, sau khi 65 hiệp hội thương mại đại diện cho các chủ hàn, trung gian vận chuyển và tài xế xe tải yêu cầu ủy ban can thiệp để giải quyết tình trạng hỗn loạn phát sinh.
Hoa Kỳ có thế mạnh trong xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chất lượng bao gồm đậu nành, ngũ cốc và các loại đậu đặc sản, thịt và gia cầm thu hút người tiêu dùng trung lưu ở Đông Bắc Á. Khác với xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sang khu vực này vẫn tăng mạnh trong năm 2019. Tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) của xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp bằng container của Mỹ sang Nhật Bản là 2,9%, đến Đài Loan là 8,6% và Hàn Quốc 3,1%
Mặt khác, tốc độ tăng trường trung bình năm sang Trung Quốc giảm 3,1%. Nhẽ ra với thu nhập trung bình gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, thị trường đông dân nhất thế giới là Trung Quốc sẽ hấp thụ một lượng lớn hơn hàng nông sản và thực phẩm chất lượng cao của Hoa Kỳ, tuy nhiên cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung hai năm đã cản trở xu hướng tự nhiên đó. Bắt đầu từ năm 2018, chính quyền Hoa Kỳ đã đánh thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc và Trung Quốc đã trả đũa bằng thuế quan đối với hàng xuất khẩu từ Mỹ.
Xuất khẩu container sang Trung Quốc đã giảm kể từ năm 2017, một năm trước khi thuế quan đối lập của Trung Quốc có hiệu lực. Xuất khẩu ag của Hoa Kỳ sang Trung Quốc đạt tổng cộng 214,574 TEU trong năm 2017 nhưng đã giảm xuống 160,688 TEU trong năm 2018 và 153,399 TEU trong năm 2019, theo PIERS. Xuất khẩu Ag sang Trung Quốc vào năm 2020 dự kiến sẽ giảm hơn nữa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Ngoài việc tăng xuất khẩu sang các nước Đông Bắc Á khác, xuất khẩu nông sản tăng trưởng sang Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Đông đã giúp bù đắp cho xuất khẩu giảm sang Trung Quốc. Năm 2019, xuất khẩu hàng nông sản sang Đông Nam Á tăng 2,2%, các chuyến hàng đến Ấn Độ tăng 28,2% và khối lượng sang Trung Đông tăng 2% mỗi năm.
Nói chung, các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, như đậu nành, được hưởng lợi thế là chất lượng cao hơn so với các sản phẩm xuất khẩu từ các nước đang phát triển khác. Mike Steenhoek, giám đốc điều hành của Liên minh vận tải đậu nành cho biết, các nhà sản xuất Mỹ cũng được hưởng lợi từ chuỗi cung ứng hiệu quả và cơ sở hạ tầng giao thông được thiết lập tốt so với các đối thủ ở các quốc gia khác.
Tuy nhiên, đồng Đôla mạnh cùng với thuế quan của Trung Quốc làm tăng thêm chi phí của đậu nành Mỹ so với đậu nành từ các nước xuất khẩu khác, đặc biệt là các nhà sản xuất lớn như Brazil. Năm ngoái, Brazil đã thay thế Hoa Kỳ trở thành nước trồng đậu tương lớn nhất thế giới. Mức thuế 25% mà Trung Quốc áp dụng đối với đậu nành của Hoa Kỳ khiến nhập khẩu vào thị trường này sụt giảm.

Hàng công nghệ:
Theo Fitch Ratings, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc và các thách thức trong sản xuất do Covid-19 sẽ buộc các chuỗi cung ứng công nghệ của Mỹ phải có những thay đổi đột phá. Thay đổi chuỗi cung ứng dẫn đến giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và việc sản xuất các linh kiện bán dẫn cốt lõi của Hoa Kỳ có thể có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực này.
Chi phí sẽ tăng lên. Các doanh nghiệp cũng phải đầu tư vốn nhiều hơn trong khi cần nhiều thời gian hơn để hòan vốn và đạt lợi nhuận thời gian do quá trình thay đổi đòi hỏi xây dựng cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân công bản địa. Tuy nhiên, gia tăng sản xuất các linh kiện thượng nguồn ở Bắc Mỹ cũng có thể dẫn đến việc lắp ráp phần cứng hạ nguồn nhiều hơn trên ở khu vực này, giúp tăng cường sự kiểm soát của Hoa Kỳ đối với toàn bộ chuỗi cung ứng công nghệ.
Công nghệ của Hoa Kỳ phụ thuộc vào một mạng lưới các nhà cung cấp toàn cầu, nhiều trong số đó bị gián đoạn sản xuất do coronavirus, khiến các công ty Mỹ rủi ro về thương mại và tài chính. Căng thẳng thương mại toàn cầu, một phần do những lo ngại về an ninh quốc gia ở Mỹ và suy giảm kinh tế do đại dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy quá trình tái cơ cấu chuỗi cung ứng hàng công nghệ của Hoa Kỳ. Gia tăng sản xuất trong nước có thể tạo lập một hàng rào chống lại rủi ro địa chính trị.
Hoa Kỳ đã công bố một hạn chế nhập khẩu mới đối với nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei vào tuần trước. Huawei, vẫn nằm trong lệnh trừng phạt, đã chuyển một số đơn đặt hàng sang SMIC, nhà sản xuất chất bán dẫn được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ, nhưng SMIC thiếu năng lực kỹ thuật và khả năng thúc đẩy chiến lược tăng trưởng của Huawei.
Công ty bán dẫn của Đài Loan -TSMC đã tuyên bố rằng họ dự định xây dựng và vận hành một nhà bán dẫn tiên tiến ở Arizona (Hoa Kỳ) với sự hiểu biết và cam kết hỗ trợ từ chính phủ Hoa Kỳ. Thông báo theo sau báo cáo trên các phương tiện truyền thông rằng chính quyền của Tổng thống Trump đang hợp tác với các công ty công nghệ, bao gồm Intel (A + / Stable) và TSMC, để tăng sản xuất chất bán dẫn trong nước.
Liên minh US-TSMC là bước đầu tiên trong việc xây dựng chuỗi cung ứng công nghệ tự chủ hơn của Hoa Kỳ, đưa ra những rào cản lớn để gia nhập, đặc biệt liên quan đến vốn và khả năng thiết kế cần thiết cho sản xuất chất bán dẫn hàng đầu. Khi làm việc với TSMC, các nhà sản xuất chip của Mỹ sẽ không phải đối mặt với gánh nặng tài chính do đầu tư gia tăng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hồ sơ tín dụng. Hơn nữa, sản xuất nhiều linh kiện thượng nguồn sẽ giúp Hoa Kỳ ảnh hưởng lớn hơn đối với nguồn cung bán dẫn khi có những lo ngại về an ninh quốc gia.
Intel đã tụt hậu trong việc sản xuất chip nanomenter thế hệ tiếp theo (7nm) và nanomet (5nm), trong khi GlobalFoundries đã đưa ra quyết định chiến lược vào cuối năm 2018 để tạm dừng chương trình 7nm do chi phí để cạnh tranh lớn. Samsung đã chi hàng chục tỷ đô la Mỹ và xây dựng nhiều năm chuyên môn thiết kế công nghệ để theo kịp những tiến bộ trong công nghệ chip.
Tương tự như Samsung, TSMC có một vị trí hàng đầu trong dòng chip thế hệ mới. Cơ sở mới của công ty, có trụ sở tại Arizona, sẽ sử dụng công nghệ 5nm tiên tiến ó, vượt qua các công ty Mỹ như Intel, và sẽ có công suất 20.000 wafer mỗi tháng (wpm). Phoenix, AZ có một hệ sinh thái bán dẫn, bao gồm các công ty kiểm tra và đóng gói chất bán dẫn, giúp hoàn thiện hệ sinh thái bán dẫn của Hoa Kỳ để đưa các sản phẩm do Mỹ sản xuất ra thị trường.
TSMC sẽ chi 12 tỷ USD trong chín năm để xây dựng và phát triển cơ sở sản xuất . Họ có thể có được sự hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ bao gồm các ưu đãi thuế. TSMC đã vận hành một nhà máy tại bang Washington và có một trung tâm thiết kế ở Texas và California nhưng hy vọng một nhà máy sản xuất thứ hai sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Mỹ.

Chi tiết nhấn vào xem tại Báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ số tháng 5/2020