Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm. Chính vì vậy, thủy sản là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất trong đàm phán Hiệp định EVFTA để giúp thủy sản Việt Nam tận dụng cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi để nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập mạnh vào thị trường EU.
EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Về phía EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm. Chính vì vậy, thủy sản là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất trong đàm phán Hiệp định EVFTA để giúp thủy sản Việt Nam tận dụng cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi để nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập mạnh vào thị trường EU.
Nhìn vào số liệu xuất khẩu thủy sản sang EU trong 6 tháng đầu năm 2021, có thể thấy thủy sản đã nắm bắt được cơ hội từ EVFTA
Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 485,3 triệu USD và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng 14,4% của xuất khẩu thủy sản của cả nước. Với kết quả này, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư của nước ta (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc), chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Biểu đồ lượng và trị giá xuất khẩu từng tháng năm 2021 cho thấy ngoại trừ tháng 2 (tháng có đợt nghỉ Tết nguyên đán) thì lượng và trị giá xuất khẩu các tháng năm 2021 đều tăng so với năm trước.
Theo thống kê, xuất khẩu tôm sang EU tăng trưởng mạnh Tôm là mặt hàng có thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA được cắt giảm ngay, hoặc theo lộ trình 3, 5 năm; tôm chế biến theo lộ trình 7 năm. Xuất khẩu sang thị trường EU 6 tháng đạt 255,7 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng tôm chân trắng đạt trên 205 triệu USD, tăng 31%.
Thị trường EU chiếm trên 14% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam, đứng thứ ba sau thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng hơn 31%. Thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA đối với cá ngừ tươi sống, đông lạnh hoặc phi-lê, ướp lạnh được cắt giảm ngay (trừ thăn/philê cá ngừ đông lạnh); đối với cá ngừ chế biến đóng hộp (như cá ngừ ngâm dầu đóng hộp, đóng túi, các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp…), EU miễn thuế cho Việt Nam trong mức hạn ngạch 11.500 tấn/năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, cá ngừ có trị giá xuất khẩu lớn thứ hai sang EU, đạt 73,3 triệu USD, tăng 31,6%. Thị trường EU chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ. Trong đó, riêng xuất khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp đạt 35,5 triệu USD, tăng 116,6% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu nghêu, sò, bạch tuộc, mực đều ghi nhận tăng trưởng Những mặt hàng này được cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA là cắt giảm ngay hoặc theo lộ trình 3 năm. Một số dòng sản phẩm chế biến của mực, bạch tuộc, nghêu, ốc được cắt giảm ngay đều ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu cao. Xuất khẩu nghêu sang EU trong 6 tháng đạt 33,3 triệu USD, tăng 47,6%; xuất khẩu mực đạt 19,1 triệu USD, tăng 60,5%; xuất khẩu bạch tuộc đạt 5,4 triệu USD, tăng 23,2%.
Xuất khẩu ốc tuy không cao so với các mặt hàng khác, đạt 179 nghìn USD, nhưng tăng trưởng mạnh với mức tăng trên 313% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu surimi tăng mạnh Surimi là mặt hàng theo cam kết hàng năm sẽ có lượng hạn ngạch hưởng thuế 0% theo EVFTA là 500 tấn. Xuất khẩu 6 tháng đầu năm sang EU mặt hàng surimi (HS 160420) đạt 3,19 triệu USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy vậy, bên cạnh những mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu cao, xuất khẩu cá tra còn nhiều khó khăn.
Mặt hàng cá tra xuất khẩu sang EU chưa có dấu hiệu hồi phục, tiếp tục sụt giảm 12,2% về lượng và 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Với mức sụt giảm này, thị trường EU chỉ còn chiếm 7,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Nguyên nhân do nhu cầu thị trường chưa phục hồi mạnh trong khi xuất khẩu phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt container để xếp hàng và giá cước vận tải biển tăng liên tục. Ngoài ra, các chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, chế biến cũng tăng vọt ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Về thị trường xuất khẩu trong khu vực EU Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ lực của Việt Nam tại khu vực EU đều đạt mức tăng trưởng tốt: Hà Lan (chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU, đạt 99 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2020), Đức (chiếm 19%, đạt 92 triệu USD, tăng 19,3%), Italy (chiếm 13%, đạt 63 triệu USD, tăng 78,7%), Bỉ (chiếm 11,7%, đạt 57 triệu USD, tăng 3,3%), Pháp (chiếm 7,8%, đạt 37 triệu USD, tăng 11,8%),... Ngoài ra, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ lại đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng xuất khẩu: Bungari (tăng 192,7%), Estonia (tăng 153,5%), Litva (tăng 66,3%), Thuỵ Điển (tăng 63,1%),...
Trong nhiều năm qua, Liên minh châu Âu (EU) luôn được biết đến là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhất là từ tháng 10/2017 - thời điểm Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) áp thẻ vàng IUU (Khai báo hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định). Đây cũng là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu thủy sản sang EU sụt giảm liên tiếp trong 3 năm từ 2018 đến 2020, cho dù những năm trước luôn ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá.
Ngày 01/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực đã được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội bứt phá mới cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU nhờ hàng loạt cam kết ưu đãi thuế quan, góp phần khiến thủy sản Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh về giá so với các sản phẩm cùng ngành ở các nước lân cận; thu hút đầu tư nước ngoài được kỳ vọng tăng lên, công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm được chú trọng nâng cao để đáp ứng theo tiêu chuẩn EU; môi trường kinh doanh và thể chế được đảm bảo theo hướng ổn định, minh bạch hơn vì hệ thống pháp luật cũng được điều chỉnh, bổ sung quy định để phù hợp với FTA đã ký kết.
Gần 01 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã và đang có những thay đổi khi các doanh nghiệp Việt Nam tích cực đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thủy sản được ưu đãi từ EVFTA trong khi phía đối tác cũng ưu tiên lựa chọn sản phẩm thủy sản từ Việt Nam do có mức giá cạnh tranh hơn. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu tới 25/27 thị trường thuộc EU với tổng lượng xuất khẩu đạt 104,3 nghìn tấn, trị giá 485,3 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng 20% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trong đó, những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối thị trường này là Hà Lan, Đức, Italia, Bỉ và Pháp. Đây là kết quả tương đối tích cực, nhất là đặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trước đại dịch Covid-19, cước phí vận tải tăng lên những mức cao kỷ lục trong khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU vẫn chưa được gỡ thẻ vàng IUU.
Trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU. Tuy nhiên, diễn biến của dịch Covid-19 tại thị trường trong và ngoài nước cùng với những ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. Hiện hoạt động sản xuất, nuôi trồng, chế biến thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan mạnh tại hàng loạt địa phương trên cả nước. Do vậy, cần triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho việc phục hồi và duy trì ổn định sản xuất, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tận dụng tốt cơ hội thị trường trong thời gian tới.
Truy cập Chuyên san EVFTA với Thương mại Việt Nam số Quý II/2021 tại đây để tìm hiểu thêm về tình hình xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm 2021.
EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Về phía EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm. Chính vì vậy, thủy sản là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất trong đàm phán Hiệp định EVFTA để giúp thủy sản Việt Nam tận dụng cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi để nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập mạnh vào thị trường EU.
Nhìn vào số liệu xuất khẩu thủy sản sang EU trong 6 tháng đầu năm 2021, có thể thấy thủy sản đã nắm bắt được cơ hội từ EVFTA
Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 485,3 triệu USD và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng 14,4% của xuất khẩu thủy sản của cả nước. Với kết quả này, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư của nước ta (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc), chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Biểu đồ lượng và trị giá xuất khẩu từng tháng năm 2021 cho thấy ngoại trừ tháng 2 (tháng có đợt nghỉ Tết nguyên đán) thì lượng và trị giá xuất khẩu các tháng năm 2021 đều tăng so với năm trước.
Theo thống kê, xuất khẩu tôm sang EU tăng trưởng mạnh Tôm là mặt hàng có thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA được cắt giảm ngay, hoặc theo lộ trình 3, 5 năm; tôm chế biến theo lộ trình 7 năm. Xuất khẩu sang thị trường EU 6 tháng đạt 255,7 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng tôm chân trắng đạt trên 205 triệu USD, tăng 31%.
Thị trường EU chiếm trên 14% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam, đứng thứ ba sau thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng hơn 31%. Thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA đối với cá ngừ tươi sống, đông lạnh hoặc phi-lê, ướp lạnh được cắt giảm ngay (trừ thăn/philê cá ngừ đông lạnh); đối với cá ngừ chế biến đóng hộp (như cá ngừ ngâm dầu đóng hộp, đóng túi, các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp…), EU miễn thuế cho Việt Nam trong mức hạn ngạch 11.500 tấn/năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, cá ngừ có trị giá xuất khẩu lớn thứ hai sang EU, đạt 73,3 triệu USD, tăng 31,6%. Thị trường EU chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ. Trong đó, riêng xuất khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp đạt 35,5 triệu USD, tăng 116,6% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu nghêu, sò, bạch tuộc, mực đều ghi nhận tăng trưởng Những mặt hàng này được cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA là cắt giảm ngay hoặc theo lộ trình 3 năm. Một số dòng sản phẩm chế biến của mực, bạch tuộc, nghêu, ốc được cắt giảm ngay đều ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu cao. Xuất khẩu nghêu sang EU trong 6 tháng đạt 33,3 triệu USD, tăng 47,6%; xuất khẩu mực đạt 19,1 triệu USD, tăng 60,5%; xuất khẩu bạch tuộc đạt 5,4 triệu USD, tăng 23,2%.
Xuất khẩu ốc tuy không cao so với các mặt hàng khác, đạt 179 nghìn USD, nhưng tăng trưởng mạnh với mức tăng trên 313% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu surimi tăng mạnh Surimi là mặt hàng theo cam kết hàng năm sẽ có lượng hạn ngạch hưởng thuế 0% theo EVFTA là 500 tấn. Xuất khẩu 6 tháng đầu năm sang EU mặt hàng surimi (HS 160420) đạt 3,19 triệu USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy vậy, bên cạnh những mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu cao, xuất khẩu cá tra còn nhiều khó khăn.
Mặt hàng cá tra xuất khẩu sang EU chưa có dấu hiệu hồi phục, tiếp tục sụt giảm 12,2% về lượng và 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Với mức sụt giảm này, thị trường EU chỉ còn chiếm 7,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Nguyên nhân do nhu cầu thị trường chưa phục hồi mạnh trong khi xuất khẩu phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt container để xếp hàng và giá cước vận tải biển tăng liên tục. Ngoài ra, các chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, chế biến cũng tăng vọt ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Về thị trường xuất khẩu trong khu vực EU Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ lực của Việt Nam tại khu vực EU đều đạt mức tăng trưởng tốt: Hà Lan (chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU, đạt 99 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2020), Đức (chiếm 19%, đạt 92 triệu USD, tăng 19,3%), Italy (chiếm 13%, đạt 63 triệu USD, tăng 78,7%), Bỉ (chiếm 11,7%, đạt 57 triệu USD, tăng 3,3%), Pháp (chiếm 7,8%, đạt 37 triệu USD, tăng 11,8%),... Ngoài ra, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ lại đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng xuất khẩu: Bungari (tăng 192,7%), Estonia (tăng 153,5%), Litva (tăng 66,3%), Thuỵ Điển (tăng 63,1%),...
Trong nhiều năm qua, Liên minh châu Âu (EU) luôn được biết đến là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhất là từ tháng 10/2017 - thời điểm Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) áp thẻ vàng IUU (Khai báo hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định). Đây cũng là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu thủy sản sang EU sụt giảm liên tiếp trong 3 năm từ 2018 đến 2020, cho dù những năm trước luôn ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá.
Ngày 01/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực đã được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội bứt phá mới cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU nhờ hàng loạt cam kết ưu đãi thuế quan, góp phần khiến thủy sản Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh về giá so với các sản phẩm cùng ngành ở các nước lân cận; thu hút đầu tư nước ngoài được kỳ vọng tăng lên, công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm được chú trọng nâng cao để đáp ứng theo tiêu chuẩn EU; môi trường kinh doanh và thể chế được đảm bảo theo hướng ổn định, minh bạch hơn vì hệ thống pháp luật cũng được điều chỉnh, bổ sung quy định để phù hợp với FTA đã ký kết.
Gần 01 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã và đang có những thay đổi khi các doanh nghiệp Việt Nam tích cực đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thủy sản được ưu đãi từ EVFTA trong khi phía đối tác cũng ưu tiên lựa chọn sản phẩm thủy sản từ Việt Nam do có mức giá cạnh tranh hơn. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu tới 25/27 thị trường thuộc EU với tổng lượng xuất khẩu đạt 104,3 nghìn tấn, trị giá 485,3 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng 20% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trong đó, những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối thị trường này là Hà Lan, Đức, Italia, Bỉ và Pháp. Đây là kết quả tương đối tích cực, nhất là đặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trước đại dịch Covid-19, cước phí vận tải tăng lên những mức cao kỷ lục trong khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU vẫn chưa được gỡ thẻ vàng IUU.
Trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU. Tuy nhiên, diễn biến của dịch Covid-19 tại thị trường trong và ngoài nước cùng với những ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. Hiện hoạt động sản xuất, nuôi trồng, chế biến thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan mạnh tại hàng loạt địa phương trên cả nước. Do vậy, cần triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho việc phục hồi và duy trì ổn định sản xuất, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tận dụng tốt cơ hội thị trường trong thời gian tới.
Truy cập Chuyên san EVFTA với Thương mại Việt Nam số Quý II/2021 tại đây để tìm hiểu thêm về tình hình xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm 2021.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương