Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, xuất khẩu sang Indonesia trong 8 tháng đầu 2021 của Việt Nam đạt giá trị kim ngạch 2,51 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tăng trưởng xuất khẩu sang Indonesia
Sự tăng trưởng xuất khẩu cao trong 8 tháng 2021, bên cạnh yếu tố giá hàng hóa quốc tế tăng cao còn cho thấy cầu nhập khẩu của Indonesia cũng đang dần hồi phục. Số liệu thống kê ghi nhận,10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong 8 tháng đầu năm nay sang Indonesia (với tổng giá trị kim ngạch đạt 1,81 tỷ USD, chiếm 72% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu) thì có 8/10 nhóm hàng có giá trị kim ngạch tăng trưởng.
Sự tăng trưởng mạnh nhất ghi nhận ở nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với mức tăng 127,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt giá trị kim ngạch là 328,38 triệu USD, tiếp đến chất dẻo nguyên liệu, xơ-sợi dệt các loại với các mức tăng và giá trị kim ngạch tương ứng là 107,5%- đạt 201,93 triệu USD; 91,2%- đạt 78,43 triệu USD.
Hai nhóm hàng có giá trị kim ngạch sụt giảm gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng khác giảm 14,4% (đạt kim ngạch 163,18 triệu USD) và điện thoại các loại và linh kiện giảm 10,9% với giá trị kim ngạch là 129,57 triệu USD.
Nhập khẩu giảm 9,5%
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia trong tháng 8/2021 đạt 624,44 triệu USD, giảm 9,5% so với tháng 7/2021.
Trong số 10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ Indonesia trong kỳ có tới 7/10 nhóm hàng có giá trị kim ngạch giảm trong đó ô-tô nguyên chiếc và phụ tùng ô-tô là nhóm hàng có giá trị kim ngạch giảm nhiều nhất tương ứng với các mức giảm là 55,7%- kim ngạch đạt 381,75 triệu USD và 39,5%- đạt 137,6 triệu USD. 03 nhóm hàng có giá trị nhập khẩu tăng trưởng đó là: than các loại tăng 30,4%- đạt giá trị 935,32 triệu USD; sắt thép các loại tăng 8,6%-đạt 300,35 triệu USD và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 17% và đạt giá trị kim ngạch 169,75 triệu USD. 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất từ Indonesia trong tháng 8/2021.
Tính chung, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong 8 tháng 2021 từ Indonesia đạt giá trị 4,39 tỷ USD, tăng 51,9% so với cùng năm trước. 10 nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất với tổng giá trị nhập khẩu là 3,21 tỷ USD, chiếm 73% tổng giá trị nhập khẩu, đều có tốc độ tăng trưởng cao đã làm gia tăng mạnh kim nhập nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm nay. Trong 10 nhóm hàng này, hóa chất, dầu mỡ thực vật và than là 3 nhóm hàng có giá trị tăng cao nhất với các giá trị và mức tăng tương ứng là: 441 triệu USD-tăng 95,5%; 205 triệu-tăng 87,9% và 935 triệu-tăng 71,6%. Bên cạnh đó, giá quốc tế nhiều nhóm hàng nhập khẩu quan trong tăng mạnh cũng đã góp phần gia tăng giá trị hàng hóa nhập khẩu trong kỳ.
Điều này đã thể hiện qua giá dầu cọ lên cao nhất một thập kỷ trong tháng 5/2021 khi đạt 1.241 USD/tấn. Sự gia tăng giá mạnh của cũng ghi nhận ở nhóm mặt hàng than, khi giá quốc tế nhóm hàng này đạt bình quân 145.89 USD/tấn vào tháng 7/2021, tăng tới 179% (theo Bloomberg). Giá than xuất khẩu tham chiếu-HBA bình quân trong quý III/2021 do Chính phủ Indonesia ấn định hàng tháng làm cơ sở cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than nước này chào bán đứng ở mức cao là 132.12 USD/tấn, tăng 2,27 lần so với giá than bình quân cả năm 2020.
Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Indonesia
Vào cuối tháng 8/2021 vừa qua, East Ventures-chi nhánh đầu tư mạo hiểm của Gojek, đã tham gia vào vòng gọi vốn 2,7 triệu USD của công ty khởi nghiệp truyền thông kỹ thuật số Việt Nam Vietcetera. Được biết đây là khoản đầu tư thứ tư của công ty vào Việt Nam, sau CirCo vào năm 2018, Sendo vào năm 2019 và Kim An vào năm 2020.
Tại Việt Nam, công ty đang tìm kiếm các hạng mục đầu tư mà công ty có kinh nghiệm ở Indonesia như không gian làm việc chung, cho vay, thương mại và truyền thông. Theo đánh giá của công ty,Việt Nam có dân số lớn thứ hai sau Indonesia trong khu vực ASEAN với nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng đã giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn để mở rộng khu vực.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn được công nhận trên toàn cầu về nguồn nhân lực kỹ thuật tương đối mạnh. Một công ty khác của Indonesia là J&T Express cũng tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam để phục vụ nhu cầu khổng lồ về giao hàng thương mại điện tử. Công ty có trụ sở tại Jakarta hiện có hơn 1.900 bưu cục và sử dụng khoảng 25.000 nhân viên trên toàn quốc.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư FDI của Indonesia trong 9 tháng đầu 2021 đạt 5,49 triệu USD, xếp thứ 39/94 tổng số nước đầu tư vào Việt Nam trong năm 2021. FDI đầu tư của Indonesia vào Việt Nam được thực hiện dưới hình thức góp vốn mua cổ phần. Tổng số dự án còn hiệu lực của Indonesia tại Việt Nam tính tới tháng 9/2021 là 86 dự án với tổng số vốn là 611,57 triệu USD, xếp thứ 29/141 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Chi tiết Bản tin thị trường Indonesia tháng 9/2021, xem tại đây.
Tăng trưởng xuất khẩu sang Indonesia
Sự tăng trưởng xuất khẩu cao trong 8 tháng 2021, bên cạnh yếu tố giá hàng hóa quốc tế tăng cao còn cho thấy cầu nhập khẩu của Indonesia cũng đang dần hồi phục. Số liệu thống kê ghi nhận,10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong 8 tháng đầu năm nay sang Indonesia (với tổng giá trị kim ngạch đạt 1,81 tỷ USD, chiếm 72% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu) thì có 8/10 nhóm hàng có giá trị kim ngạch tăng trưởng.
Sự tăng trưởng mạnh nhất ghi nhận ở nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với mức tăng 127,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt giá trị kim ngạch là 328,38 triệu USD, tiếp đến chất dẻo nguyên liệu, xơ-sợi dệt các loại với các mức tăng và giá trị kim ngạch tương ứng là 107,5%- đạt 201,93 triệu USD; 91,2%- đạt 78,43 triệu USD.
Hai nhóm hàng có giá trị kim ngạch sụt giảm gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng khác giảm 14,4% (đạt kim ngạch 163,18 triệu USD) và điện thoại các loại và linh kiện giảm 10,9% với giá trị kim ngạch là 129,57 triệu USD.
Nhập khẩu giảm 9,5%
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia trong tháng 8/2021 đạt 624,44 triệu USD, giảm 9,5% so với tháng 7/2021.
Trong số 10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ Indonesia trong kỳ có tới 7/10 nhóm hàng có giá trị kim ngạch giảm trong đó ô-tô nguyên chiếc và phụ tùng ô-tô là nhóm hàng có giá trị kim ngạch giảm nhiều nhất tương ứng với các mức giảm là 55,7%- kim ngạch đạt 381,75 triệu USD và 39,5%- đạt 137,6 triệu USD. 03 nhóm hàng có giá trị nhập khẩu tăng trưởng đó là: than các loại tăng 30,4%- đạt giá trị 935,32 triệu USD; sắt thép các loại tăng 8,6%-đạt 300,35 triệu USD và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 17% và đạt giá trị kim ngạch 169,75 triệu USD. 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất từ Indonesia trong tháng 8/2021.
Tính chung, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong 8 tháng 2021 từ Indonesia đạt giá trị 4,39 tỷ USD, tăng 51,9% so với cùng năm trước. 10 nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất với tổng giá trị nhập khẩu là 3,21 tỷ USD, chiếm 73% tổng giá trị nhập khẩu, đều có tốc độ tăng trưởng cao đã làm gia tăng mạnh kim nhập nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm nay. Trong 10 nhóm hàng này, hóa chất, dầu mỡ thực vật và than là 3 nhóm hàng có giá trị tăng cao nhất với các giá trị và mức tăng tương ứng là: 441 triệu USD-tăng 95,5%; 205 triệu-tăng 87,9% và 935 triệu-tăng 71,6%. Bên cạnh đó, giá quốc tế nhiều nhóm hàng nhập khẩu quan trong tăng mạnh cũng đã góp phần gia tăng giá trị hàng hóa nhập khẩu trong kỳ.
Điều này đã thể hiện qua giá dầu cọ lên cao nhất một thập kỷ trong tháng 5/2021 khi đạt 1.241 USD/tấn. Sự gia tăng giá mạnh của cũng ghi nhận ở nhóm mặt hàng than, khi giá quốc tế nhóm hàng này đạt bình quân 145.89 USD/tấn vào tháng 7/2021, tăng tới 179% (theo Bloomberg). Giá than xuất khẩu tham chiếu-HBA bình quân trong quý III/2021 do Chính phủ Indonesia ấn định hàng tháng làm cơ sở cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than nước này chào bán đứng ở mức cao là 132.12 USD/tấn, tăng 2,27 lần so với giá than bình quân cả năm 2020.
Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Indonesia
Vào cuối tháng 8/2021 vừa qua, East Ventures-chi nhánh đầu tư mạo hiểm của Gojek, đã tham gia vào vòng gọi vốn 2,7 triệu USD của công ty khởi nghiệp truyền thông kỹ thuật số Việt Nam Vietcetera. Được biết đây là khoản đầu tư thứ tư của công ty vào Việt Nam, sau CirCo vào năm 2018, Sendo vào năm 2019 và Kim An vào năm 2020.
Tại Việt Nam, công ty đang tìm kiếm các hạng mục đầu tư mà công ty có kinh nghiệm ở Indonesia như không gian làm việc chung, cho vay, thương mại và truyền thông. Theo đánh giá của công ty,Việt Nam có dân số lớn thứ hai sau Indonesia trong khu vực ASEAN với nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng đã giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn để mở rộng khu vực.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn được công nhận trên toàn cầu về nguồn nhân lực kỹ thuật tương đối mạnh. Một công ty khác của Indonesia là J&T Express cũng tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam để phục vụ nhu cầu khổng lồ về giao hàng thương mại điện tử. Công ty có trụ sở tại Jakarta hiện có hơn 1.900 bưu cục và sử dụng khoảng 25.000 nhân viên trên toàn quốc.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư FDI của Indonesia trong 9 tháng đầu 2021 đạt 5,49 triệu USD, xếp thứ 39/94 tổng số nước đầu tư vào Việt Nam trong năm 2021. FDI đầu tư của Indonesia vào Việt Nam được thực hiện dưới hình thức góp vốn mua cổ phần. Tổng số dự án còn hiệu lực của Indonesia tại Việt Nam tính tới tháng 9/2021 là 86 dự án với tổng số vốn là 611,57 triệu USD, xếp thứ 29/141 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Chi tiết Bản tin thị trường Indonesia tháng 9/2021, xem tại đây.
Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Indonesia