Lô hàng container 40ft của hãng Maersk đã đến Felixstowe, Vương quốc Anh, vào ngày 2 tháng 3 năm 2021, sau khi khởi hành từ Yokohama, Nhật Bản vào tháng 01/2021, đi qua Nga bằng cả đường bộ và đường biển.
Tuyến được vận hành với nhà cung cấp dịch vụ đường sắt Modul, là một phần của tuyến AE19 của Maersk đã kết nối châu Á và châu Âu thông qua tuyến đường sắt Xuyên Siberia và các cảng Vostochniy và St Petersburg kể từ năm 2019. Đây là lần đầu tiên tuyến AE19 hoàn thành với một đoàn tàu container kích thước đầy đủ được vận chuyển hàng hóa duy nhất từ Nhật Bản.
Zsolt Katona, Giám đốc Maersk Đông Âu cho biết: “Quá cảnh từ châu Á đến châu Âu qua Nga đang ngày càng trở thành một phương thức thay thế hấp dẫn hơn so với vận chuyển hàng hóa qua kênh đào Suez, ngay cả đối với các tuyến đường biển như Nhật Bản đến Vương quốc Anh. Chúng tôi tin tưởng rằng những tiến bộ mà chúng tôi đã đạt được trong quá trình mở rộng AE19 vào năm ngoái, cùng với Đường sắt Nga và các đối tác của chúng tôi là Modul, sẽ tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng của tuyến vận tải xuyên Siberia vào năm 2021”.
Các chuyến hàng quá cảnh từ Nhật Bản đến châu Âu là một trong những luồng container lớn nhất qua tuyến đường sắt xuyên Siberia cách đây 30 năm. Ngày nay, tuyến AE19 của Maersk đang giúp mở lại tuyến đường vận chuyển quan trọng này cho các chủ hàng ở châu Á và châu Âu.
AE19 hiện đang cung cấp ba chuyến khởi hành hàng tuần và chủ yếu vận chuyển hàng hóa giữa Đông Bắc Á và Bắc Âu. Do áp lực hiện tại đối với mạng lưới Đại dương Á-Âu, Maersk kỳ vọng rằng các chuyến hàng trung chuyển giữa Nhật Bản và châu Âu thông qua hoạt động vận chuyển đường sắt xuyên Siberia có độ tin cậy cao sẽ tiếp tục được mở rộng vào năm 2021.
MỤC LỤC
TÓM TẮT
1. Thị trường Nhật Bản
1.1. Tình hình chung
1.2. Vận tải và cảng biển
1.2.2. Vận tải đường bộ
1.2.3. Vận tải đường sắt
1.2.4. Vận tải đường hàng không
1.2.5. Vận tải đường biển và cảng biển
1.3. Các hoạt động logistics khác
2. Thị trường logistics Hàn Quốc
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải
2.2.1. Vận tải đường bộ
2.2.2. Vận tải đường sắt
2.2.3. Vận tải hàng không
2.2.4. Vận tải đường biển và cảng biển
2.3. Các hoạt động logistics khác
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Nhật Bản
Hình 2: Tuyến vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ Nhật Bản sang châu Âu
Hình 3: Cơ sở bảo quản dược phẩm của Nippon Airlines tại sân bay Narita (Nhật Bản)
Hình 4: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Hàn Quốc (năm gốc 2005=100)
Hình 5: Korean Air báo cáo lãi trong năm 2020 nhờ vận chuyển hàng hóa tăng mạnh và nỗ lực cắt giảm chi phí của toàn công ty.
Hình 6: Công ty đóng tàu của Hyndai- Hàn Quốc
Chi tiết tại Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc tháng 3/2021
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
Dịch vụ
Cùng chuyên mục
Tình hình chung thị trường logistics châu Âu tháng 9/2020
Cuộc khủng hoảng do dịch bệnh COVID-19 có thể dẫn đến quy mô thị trường vận tải hàng hóa đường bộ châu Âu giảm 17% vào năm 2020. Ngay cả trong kịch bản khả quan nhất thì thị trường này cũng giảm 4,8%.
Các cuộc đình công tại Canada tác động đến logistics tại khu vực Bắc Mỹ như thế nào?
Sau cuộc đình công của các công nhân bến tàu kéo dài một tháng và làm tê liệt các hoạt động tại cảng Montreal vào tháng 8 và tháng 9 năm 2020, nghiên cứu của Resilience360 chỉ ra rằng các cảng lớn ở cả bờ biển phía tây và phía đông của Canada tiếp tục bị gián đoạn, từ tắc nghẽn cảng đến thiếu hụt...
Latvia và Estonia chính thức gia nhập của hành lang Biển Bắc-Baltic
Latvia và Estonia đã chính thức gia nhập hành lang Biển Bắc-Baltic vào Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020. Cùng với đó, kết nối đến Riga và Tallinn đã trở thành một phần của mạng lưới hành lang vận tải hàng hóa đường sắt châu Âu.
Covid-19, chiến tranh thương mại và những tác động đến chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ
Theo dữ liệu từ PIERS, thuộc IHS Markit, tổng xuất khẩu hàng hóa bằng container của Hoa Kỳ đã tăng 6,7% so với năm 2019, ngay cả khi khối lượng giao dịch với Trung Quốc giảm 4,5% do cuộc chiến thuế quan qua lại giữa hai quốc gia.
Covid-19 và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung thúc đẩy các công ty đánh giá lại chuỗi cung ứng toàn cầu
Theo một cuộc khảo sát năm 2020 của công ty nghiên cứu thị trường PwC, tác động của đại dịch Covid-19 và căng thẳng thương mại tiếp diễn giữa Trung Quốc và Mỹ đang thúc đẩy các công ty đánh giá lại chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.
Logistics thông minh và những động lực từ thương mại điện tử tại Trung Quốc
Ngành thương mại điện tử của Trung Quốc đang phát triển nhanh trong một thập kỷ trở lại đây và đặc biệt, không có quốc gia nào khác trên thế giới coi yêu cầu giao các gói hàng cho người tiêu dùng trong 24 là một thông lệ tiêu chuẩn như Trung Quốc.