Trong 6 tháng đầu năm 2021, tình hình thế giới và khu vực diễn biến rất nhanh, phức tạp và khó lường, yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen. Trong nước, với những thời cơ, thuận lợi và được kế thừa những kết quả quan trọng đã đạt được của 35 năm đổi mới và của năm 2020, nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì đà phục hồi trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức.
Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng khá nặng nề đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, nhất là, đợt bùng phát dịch vào cuối tháng 4 đến nay đã tác động tiêu cực đến các ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng, có đóng góp lớn đối với phát triển kinh tế; một số khu công nghiệp, nơi tập trung một lượng lớn lao động, có các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế, thu ngân sách tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh… bị tạm dừng hoạt động, ảnh hưởng lớn tới các chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, xuất khẩu; trong khi đó, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu tăng cao, cước phí vận chuyển quốc tế tăng mạnh đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhận định đúng tình hình, quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra kịp thời, đúng hướng, hiệu quả; linh hoạt trong điều hành để hài hòa các mục tiêu trước mắt và lâu dài; phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo, quyết đoán để ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Đồng thời, tiếp tục nỗ lực đổi mới, hành động quyết liệt hơn nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Chủ trương “khoanh vùng hẹp” để bảo đảm sản xuất, duy trì phát triển kinh tế được thực hiện đồng bộ ở các địa phương đã giúp hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của dịch bệnh. Phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ kế hoạch của năm 2021, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển đất nước và hiện thực hoá khát vọng phát triển về tầm nhìn đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.
Trên cơ sở quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã quán triệt, cụ thể hóa trong chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, đặc biệt là bám sát diễn biến dịch bệnh để linh hoạt trong điều hành, bảo đảm thực hiện “mục tiêu kép”; tập trung rà soát, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, nhanh chóng những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển.
Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 tăng 8,91% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,29%; quý II tăng 11,45%), thấp hơn tốc độ tăng 9,13% của 6 tháng đầu năm 2019 nhưng cao hơn tốc độ tăng 2,91% của 6 tháng đầu năm 2020, đóng góp 3,01 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 11,42% (quý I tăng 8,9%; quý II tăng 13,84%), thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm 2011 và 2018 trong giai đoạn 2011-2021, đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,16%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 6,61%, làm giảm 0,25 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế do sản lượng dầu thô khai thác giảm 7,3% và khí đốt tự nhiên giảm 12,5%.
Sản xuất công nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 6/2021 ước tính tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 2,3% so với tháng trước và giảm 4,9% so với cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tăng 0,3% và tăng 8,1%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,6% và tăng 8,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,9% và tăng 6%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, ước tính IIP tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,6% tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,8%; riêng ngành khai khoáng giảm 6%.
Chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 37%; sản xuất xe có động cơ tăng 33,1%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 17,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 12,7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 11,2%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 10,6%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,1%. Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số giảm: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 10,1%; khai thác than cứng và than non giảm 4,4%;
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép cán tăng 61,6%; ô tô tăng 50%; linh kiện điện thoại tăng 38,8%; phân hỗn hợp NPK và điện thoại di động cùng tăng 18,1%; sắt, thép thô tăng 16,6%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 11,7%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 10,3%; xe máy tăng 11,5%; giày, dép da tăng 11,4%; điện sản xuất tăng 8,8%. Một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 12,5%; phân u rê giảm 5,6%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6,6%; than sạch giảm 4,3%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2021 tăng 4,9% so với tháng trước và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất xe có động cơ tăng 29,8%; sản xuất kim loại tăng 25,3%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 24,1%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 16,1%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 12,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,7%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,9%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 14%; sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế giảm 3,9%.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2021 tăng 24,3% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2020 tăng 26,7%), trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: sản xuất trang phục tăng 15,8%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 12,7%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 6,3%; sản xuất kim loại tăng 4,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 0,4%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 14,2%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 15,1%.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 32,2%
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đã tác động đến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, tuy nhiên kim ngạch xuất, nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2021 ước tính đạt 54 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2021 ước tính đạt 26,5 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,58 tỷ USD, tăng 5,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 18,92 tỷ USD, giảm 0,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6 tăng 17,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 18,6%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 40,89 tỷ USD, tăng 16,8%, chiếm 25,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 116,74 tỷ USD, tăng 33%, chiếm 74,1%.
Cụ thể, 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 88,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58%). Trong đó, mặt hàng điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 25,1 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 23,7 tỷ USD, tăng 22,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 17 tỷ USD, tăng 63,4%; hàng dệt và may mặc đạt 15,2 tỷ USD, tăng 14,9%; giày dép đạt 10,4 tỷ USD, tăng 27,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,1 tỷ USD, tăng 61,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 5,4 tỷ USD, tăng 42,8%.
Còn hoạt động nhập khẩu có sự gia tăng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2021 nhờ sự mở rộng của lĩnh vực sản xuất đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 55,9 tỷ USD, tăng 30,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 103,2 tỷ USD, tăng 39,5%.
Theo đó, cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng/2021 nhập siêu 1,47 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 5,86 tỷ USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,01 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 13,54 tỷ USD.
Dự báo hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới khi mà các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, các hiệp định: CPTPP, EVFTA, UKFTA… sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Giá hàng hóa xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam sẽ là động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, ở các nước Mỹ và châu Âu đang dỡ bỏ dần hoặc hoàn toàn lệnh phong tỏa khi đã tiêm đủ số lượng vắc xin, cầu hàng hóa trên thị trường thế giới đang hồi phục trở lại, đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng có thế mạnh.
Theo chu kỳ nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu sản xuất thường tăng vào đầu năm và giảm giai đoạn nửa cuối năm trong khi xuất khẩu đạt đỉnh điểm vào nửa cuối năm. Nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2021, đặc biệt là đối với ngành điện tử, máy móc thiết bị, đồ gỗ, hàng dệt may và thủy sản… Vì vậy cán cân thương mại được dự báo sẽ cải thiện trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ 4 ở nhiều địa phương, nhất là một số tỉnh, thành phố là khu vực sản xuất hàng hóa lớn như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hồ Chí Minh… là những địa phương có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu đứng đầu của cả nước. Còn trên thế giới, châu Á tiếp tục là tâm điểm với số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng nhanh chóng, khiến hàng loạt quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia hay Thái Lan. Do đó, bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khả năng thích ứng để vượt qua khó khăn, chủ động chuyển hướng để nắm bắt hiệu quả những cơ hội từ bối cảnh mới.
Về phát triển thị trường trong nước
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 ước tính đạt 381,9 nghìn tỷ đồng, giảm 2% so với tháng trước và giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 956,8 nghìn tỷ đồng, giảm 7% và tăng 6%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 101,1 nghìn tỷ đồng, giảm 17,8% và giảm 1,4%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, giảm 55,4% và giảm 5,7%; doanh thu dịch vụ khác đạt 118,3 nghìn tỷ đồng, giảm 10,1% và tăng 4,2%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.463,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 3,55%.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đạt 1.985,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 80,6% tổng mức và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu năm nay ước tính đạt 224 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,1% tổng mức và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 20,3%). Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng ước tính đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng mức và giảm 51,8% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam chưa mở cửa du lịch quốc tế để khống chế dịch Covid-19, đồng thời một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội nên du lịch nội địa kém sôi động. Doanh thu dịch vụ khác 6 tháng ước tính đạt 249,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng tâm lý người dân trong mua sắm hàng hóa tương đối bình tĩnh, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ. Bộ Công Thương đã thường xuyên liên hệ với các địa phương để tổng hợp và cập nhật tình hình bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu. Tại các địa phương có dịch bệnh, hoạt động thương mại vẫn diễn ra bình thường; tình hình hàng hóa trên thị trường cơ bản ổn định; nguồn cung hàng hóa vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, giá cả ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
Trước khó khăn trong tiêu thụ nông sản trong vùng dịch, Bộ Công Thương đã kết nối các doanh nghiệp phân phối lớn phối hợp với các địa phương (thông qua Sở Công Thương) để thúc đẩy tiêu thụ nông sản có sản lượng lớn, đã thu hoạch nhưng gặp khó khăn về thị trường. Đồng thời tiếp tục bám sát, hướng dẫn địa phương để có phương án hỗ trợ kịp thời, hạn chế tồn ứ nông sản, đảm bảo lưu thông thông suốt, nông sản không bị ách tắc do khâu lưu thông.
Giải pháp trong thời gian tới
Kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc. Tuy nhiên rủi ro, thách thức vẫn còn đến từ: (i) các biến chủng mới của dịch Covid-19; (ii) lạm phát, gi&aacu
Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng khá nặng nề đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, nhất là, đợt bùng phát dịch vào cuối tháng 4 đến nay đã tác động tiêu cực đến các ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng, có đóng góp lớn đối với phát triển kinh tế; một số khu công nghiệp, nơi tập trung một lượng lớn lao động, có các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế, thu ngân sách tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh… bị tạm dừng hoạt động, ảnh hưởng lớn tới các chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, xuất khẩu; trong khi đó, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu tăng cao, cước phí vận chuyển quốc tế tăng mạnh đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhận định đúng tình hình, quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra kịp thời, đúng hướng, hiệu quả; linh hoạt trong điều hành để hài hòa các mục tiêu trước mắt và lâu dài; phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo, quyết đoán để ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Đồng thời, tiếp tục nỗ lực đổi mới, hành động quyết liệt hơn nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Chủ trương “khoanh vùng hẹp” để bảo đảm sản xuất, duy trì phát triển kinh tế được thực hiện đồng bộ ở các địa phương đã giúp hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của dịch bệnh. Phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ kế hoạch của năm 2021, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển đất nước và hiện thực hoá khát vọng phát triển về tầm nhìn đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.
Trên cơ sở quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã quán triệt, cụ thể hóa trong chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, đặc biệt là bám sát diễn biến dịch bệnh để linh hoạt trong điều hành, bảo đảm thực hiện “mục tiêu kép”; tập trung rà soát, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, nhanh chóng những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển.
Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 tăng 8,91% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,29%; quý II tăng 11,45%), thấp hơn tốc độ tăng 9,13% của 6 tháng đầu năm 2019 nhưng cao hơn tốc độ tăng 2,91% của 6 tháng đầu năm 2020, đóng góp 3,01 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 11,42% (quý I tăng 8,9%; quý II tăng 13,84%), thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm 2011 và 2018 trong giai đoạn 2011-2021, đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,16%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 6,61%, làm giảm 0,25 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế do sản lượng dầu thô khai thác giảm 7,3% và khí đốt tự nhiên giảm 12,5%.
Sản xuất công nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 6/2021 ước tính tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 2,3% so với tháng trước và giảm 4,9% so với cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tăng 0,3% và tăng 8,1%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,6% và tăng 8,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,9% và tăng 6%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, ước tính IIP tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,6% tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,8%; riêng ngành khai khoáng giảm 6%.
Chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 37%; sản xuất xe có động cơ tăng 33,1%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 17,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 12,7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 11,2%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 10,6%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,1%. Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số giảm: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 10,1%; khai thác than cứng và than non giảm 4,4%;
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép cán tăng 61,6%; ô tô tăng 50%; linh kiện điện thoại tăng 38,8%; phân hỗn hợp NPK và điện thoại di động cùng tăng 18,1%; sắt, thép thô tăng 16,6%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 11,7%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 10,3%; xe máy tăng 11,5%; giày, dép da tăng 11,4%; điện sản xuất tăng 8,8%. Một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 12,5%; phân u rê giảm 5,6%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6,6%; than sạch giảm 4,3%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2021 tăng 4,9% so với tháng trước và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất xe có động cơ tăng 29,8%; sản xuất kim loại tăng 25,3%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 24,1%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 16,1%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 12,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,7%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,9%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 14%; sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế giảm 3,9%.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2021 tăng 24,3% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2020 tăng 26,7%), trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: sản xuất trang phục tăng 15,8%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 12,7%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 6,3%; sản xuất kim loại tăng 4,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 0,4%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 14,2%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 15,1%.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 32,2%
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đã tác động đến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, tuy nhiên kim ngạch xuất, nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2021 ước tính đạt 54 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2021 ước tính đạt 26,5 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,58 tỷ USD, tăng 5,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 18,92 tỷ USD, giảm 0,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6 tăng 17,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 18,6%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 40,89 tỷ USD, tăng 16,8%, chiếm 25,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 116,74 tỷ USD, tăng 33%, chiếm 74,1%.
Cụ thể, 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 88,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58%). Trong đó, mặt hàng điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 25,1 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 23,7 tỷ USD, tăng 22,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 17 tỷ USD, tăng 63,4%; hàng dệt và may mặc đạt 15,2 tỷ USD, tăng 14,9%; giày dép đạt 10,4 tỷ USD, tăng 27,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,1 tỷ USD, tăng 61,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 5,4 tỷ USD, tăng 42,8%.
Còn hoạt động nhập khẩu có sự gia tăng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2021 nhờ sự mở rộng của lĩnh vực sản xuất đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 55,9 tỷ USD, tăng 30,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 103,2 tỷ USD, tăng 39,5%.
Theo đó, cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng/2021 nhập siêu 1,47 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 5,86 tỷ USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,01 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 13,54 tỷ USD.
Dự báo hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới khi mà các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, các hiệp định: CPTPP, EVFTA, UKFTA… sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Giá hàng hóa xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam sẽ là động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, ở các nước Mỹ và châu Âu đang dỡ bỏ dần hoặc hoàn toàn lệnh phong tỏa khi đã tiêm đủ số lượng vắc xin, cầu hàng hóa trên thị trường thế giới đang hồi phục trở lại, đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng có thế mạnh.
Theo chu kỳ nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu sản xuất thường tăng vào đầu năm và giảm giai đoạn nửa cuối năm trong khi xuất khẩu đạt đỉnh điểm vào nửa cuối năm. Nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2021, đặc biệt là đối với ngành điện tử, máy móc thiết bị, đồ gỗ, hàng dệt may và thủy sản… Vì vậy cán cân thương mại được dự báo sẽ cải thiện trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ 4 ở nhiều địa phương, nhất là một số tỉnh, thành phố là khu vực sản xuất hàng hóa lớn như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hồ Chí Minh… là những địa phương có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu đứng đầu của cả nước. Còn trên thế giới, châu Á tiếp tục là tâm điểm với số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng nhanh chóng, khiến hàng loạt quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia hay Thái Lan. Do đó, bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khả năng thích ứng để vượt qua khó khăn, chủ động chuyển hướng để nắm bắt hiệu quả những cơ hội từ bối cảnh mới.
Về phát triển thị trường trong nước
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 ước tính đạt 381,9 nghìn tỷ đồng, giảm 2% so với tháng trước và giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 956,8 nghìn tỷ đồng, giảm 7% và tăng 6%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 101,1 nghìn tỷ đồng, giảm 17,8% và giảm 1,4%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, giảm 55,4% và giảm 5,7%; doanh thu dịch vụ khác đạt 118,3 nghìn tỷ đồng, giảm 10,1% và tăng 4,2%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.463,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 3,55%.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đạt 1.985,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 80,6% tổng mức và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu năm nay ước tính đạt 224 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,1% tổng mức và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 20,3%). Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng ước tính đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng mức và giảm 51,8% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam chưa mở cửa du lịch quốc tế để khống chế dịch Covid-19, đồng thời một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội nên du lịch nội địa kém sôi động. Doanh thu dịch vụ khác 6 tháng ước tính đạt 249,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng tâm lý người dân trong mua sắm hàng hóa tương đối bình tĩnh, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ. Bộ Công Thương đã thường xuyên liên hệ với các địa phương để tổng hợp và cập nhật tình hình bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu. Tại các địa phương có dịch bệnh, hoạt động thương mại vẫn diễn ra bình thường; tình hình hàng hóa trên thị trường cơ bản ổn định; nguồn cung hàng hóa vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, giá cả ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
Trước khó khăn trong tiêu thụ nông sản trong vùng dịch, Bộ Công Thương đã kết nối các doanh nghiệp phân phối lớn phối hợp với các địa phương (thông qua Sở Công Thương) để thúc đẩy tiêu thụ nông sản có sản lượng lớn, đã thu hoạch nhưng gặp khó khăn về thị trường. Đồng thời tiếp tục bám sát, hướng dẫn địa phương để có phương án hỗ trợ kịp thời, hạn chế tồn ứ nông sản, đảm bảo lưu thông thông suốt, nông sản không bị ách tắc do khâu lưu thông.
Giải pháp trong thời gian tới
Kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc. Tuy nhiên rủi ro, thách thức vẫn còn đến từ: (i) các biến chủng mới của dịch Covid-19; (ii) lạm phát, gi&aacu