Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA).
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Kế hoạch thực hiện UKVFTA nhằm phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức liên quan, quyết định biện pháp chỉ đạo, điều hành và các biện pháp khác triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Hiệp định này.
Trong đó, về công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về UKVFTA và thị trường Vương quốc Anh cần tăng cường phổ biến về UKVFTA cho các đối tượng có liên quan, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như nông dân, ngư dân, cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cộng đồng doanh nghiệp, công nhân, các thành phần lao động khác thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, in ấn các ấn phẩm, tài liệu, các chương trình phát thanh và truyền hình, các lớp tập huấn, khóa đào tạo trực tuyến, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả UKVFTA.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên và các nhiệm vụ đã được giao tại Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 6/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) (do Hiệp định UKVFTA về cơ bản kế thừa nội dung của Hiệp định EVFTA với những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (Vương quốc Anh)) và công văn số 6548/VPCP-QHQT ngày 10/8/2020 của Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như: Tuyên truyền, phổ biến thông tin về UKVFTA và thị trường Vương quốc Anh; xây dựng pháp luật, thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Thiết lập Đầu mối thông tin về UKVFTA tại Bộ Công Thương để cung cấp thông tin, hướng dẫn và làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề có liên quan đến Hiệp định.
Củng cố mạng lưới, tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về thị trường Vương quốc Anh và thị trường trong nước của các cơ quan nhà nước có chức năng cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư để các doanh nghiệp Việt Nam có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của Vương quốc Anh; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư tại Vương quốc Anh.
Đồng thời, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các thiết chế cần thiết để thực thi Hiệp định; xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực thi Hiệp định.
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng có sự tham gia của các doanh nghiệp Vương quốc Anh để tận dụng lợi ích của Hiệp định; tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Vương quốc Anh kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng.
Thúc đẩy việc công nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với Vương quốc Anh, đặc biệt đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam sang Vương quốc Anh…
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Kế hoạch thực hiện UKVFTA nhằm phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức liên quan, quyết định biện pháp chỉ đạo, điều hành và các biện pháp khác triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Hiệp định này.
Trong đó, về công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về UKVFTA và thị trường Vương quốc Anh cần tăng cường phổ biến về UKVFTA cho các đối tượng có liên quan, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như nông dân, ngư dân, cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cộng đồng doanh nghiệp, công nhân, các thành phần lao động khác thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, in ấn các ấn phẩm, tài liệu, các chương trình phát thanh và truyền hình, các lớp tập huấn, khóa đào tạo trực tuyến, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả UKVFTA.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên và các nhiệm vụ đã được giao tại Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 6/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) (do Hiệp định UKVFTA về cơ bản kế thừa nội dung của Hiệp định EVFTA với những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (Vương quốc Anh)) và công văn số 6548/VPCP-QHQT ngày 10/8/2020 của Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như: Tuyên truyền, phổ biến thông tin về UKVFTA và thị trường Vương quốc Anh; xây dựng pháp luật, thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Thiết lập Đầu mối thông tin về UKVFTA tại Bộ Công Thương để cung cấp thông tin, hướng dẫn và làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề có liên quan đến Hiệp định.
Củng cố mạng lưới, tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về thị trường Vương quốc Anh và thị trường trong nước của các cơ quan nhà nước có chức năng cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư để các doanh nghiệp Việt Nam có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của Vương quốc Anh; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư tại Vương quốc Anh.
Đồng thời, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các thiết chế cần thiết để thực thi Hiệp định; xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực thi Hiệp định.
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng có sự tham gia của các doanh nghiệp Vương quốc Anh để tận dụng lợi ích của Hiệp định; tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Vương quốc Anh kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng.
Thúc đẩy việc công nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với Vương quốc Anh, đặc biệt đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam sang Vương quốc Anh…
Nguồn: baochinhphu.vn