Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu và có dự trữ ngoại hối lớn nhất trên thế giới.
Trong nhiều năm, Trung Quốc thuộc nhóm các nền kinh tế có GDP tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 28 tháng 02 năm 2021 cho biết GDP của nước này tăng trưởng 2,3% trong năm 2020 (cao hơn so với mức 1,9% theo ước tính của IMF vào tháng 01/2021) và là một trong số ít các nước có GDP tăng, trong khi phần lớn các nền kinh tế khác suy giảm.
Sau những nỗ lực khắc phục ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã cố gắng đưa tăng trưởng kinh tế của mình trở lại tốc độ trước đại dịch. GDP của nước này năm 2020 lần đầu tiên vượt 100 nghìn tỷ nhân dân tệ (15,45 nghìn tỷ USD).
Trung Quốc đạt được đường cong phục hồi hình chữ V và đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. GDP của nước này giảm 6,8% trong quý đầu tiên của năm 2020 trước khi tăng trở lại 3,2% trong giai quý II/2020. Sau đó, GDP tăng 4,9% trong quý III và bứt phát trong quý IV với mức tăng trưởng ấn tượng 6,5%.
Dựa trên tỷ giá hối đoái bình quân gia quyền trong năm, GDP của Trung Quốc chiếm khoảng 17% nền kinh tế toàn cầu.
GDP bình quân đầu người hàng năm ước đạt 72.447 nhân dân tệ (11.190 USD) vào năm 2020, tăng 2% so với năm trước. Chỉ số này được theo dõi chặt chẽ và đã vượt quá 10.000 USD trong hai năm liên tiếp.
Tiêu dùng vẫn là động lực tăng trưởng quan trọng thúc đẩy nền kinh tế, mặc dù doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng, một chỉ số chính của tăng trưởng tiêu dùng, giảm 3,9% so với năm 2019.
Các lĩnh vực mới như thương mại điện tử và dịch vụ tài chính trực tuyến ngày có càng có vai trò quan trọng.
Trong bản cập nhật gần đây nhất vào tháng 01 năm 2021 về Triển vọng kinh tế thế giới, IMF dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 8,1% vào năm 2021 và 5,6% vào năm 2022 (trong khi đó dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới vào tháng 10 năm 2020 là dự báo các mức tương ứng là -0,1% và -0,2g).
Đến cuối năm 2020, lạm phát đạt 2,9% và được dự báo sẽ duy trì ổn định ở mức 2,7% và 2,6% trong các năm 2021 và 2022. Chỉ số giá tiêu dùng, một thước đo chính của lạm phát trong lĩnh vực bán lẻ, đã tăng 2,5% so với cùng kỳ vào năm 2020. Chỉ số giá sản xuất, đo lường giá thành hàng hóa tại nhà máy, giảm 1,8% trong cả năm.
Chi tiết trong báo cáo Trung Quốc năm 2021: Chính sách kinh tế, thương mại và những lưu ý khi hợp tác, giao thương
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
Tổng hợp
Kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh, và các mục tiêu chính sách trong năm 2021 của Trung Quốc
- Thời gian: 02/03/2021
- 2.664 lượt xem
Cùng chuyên mục
Bản Tin Thị trường Pakistan tháng 2/2021
Thị trường Pakistan trong tháng 1/2021 nổi bật với sản xuất hàng công nghiệp tăng, sản xuất nông nghiệp tăng, xuất khẩu tăng, nhập khẩu tăng. Đồng Rupi mất giá nhẹ.
Nhập khẩu các mặt hàng chính của Trung Quốc có dấu hiệu điều chỉnh sớm
Trung Quốc đã gần như “giải cứu” thị trường hàng hóa toàn cầu sau khi sớm khống chế được dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên đến tháng 12/2020, có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu nhập khẩu của nước này đang chững lại, mặc dù vẫn ở mức cao.
Mời tham gia Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam-Algeria-Senegal ngày 5/4/2021
Hội nghị giao thương trực tuyến do Cục Xúc tiến Thương mại phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Algeria tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 5&6/4/2021. Hiện nay đã có 152 doanh nghiệp Algeria và Senegal đăng ký tham dự.
Kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ giảm mạnh hơn trong tháng tới
Dịch Covid-19 lây lan mạnh ở các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ đã ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất, nhập khẩu của nhiều mặt hàng. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 3/2020 ước đạt 39 tỉ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Đan Mạch trong ba tháng đầu năm 2021
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong ba tháng đầu năm 2021, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Đan Mạch đạt khoảng 250,78 triệu USD
Doanh nghiệp cần biết: Các sáng tạo, cải tiến trong chuỗi cung ứng ASEAN để vượt bão COVID-19, đón sóng chuyển dịch
Vậy các đổi mới, cải tiến đó là gì và liệu các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo, áp dụng như thế nào?
Mới cập nhập
TIN TỔNG HỢP
Sản phẩm nội bật
-
Thông tin ngành Logistics Việt Nam hàng tháng (P.CSDL)
-
Thông tin xuất khẩu Gạo hàng tháng (P.Xuất nhập khẩu)
-
Bản tin Dược phẩm và Trang thiết bị y tế hàng tuần (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường thép hàng tháng (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường sắt thép và nguyên liệu thế giới hàng tháng (P.Kinh tế quốc tế)