Nền kinh tế Nhật Bản đã phục hồi cao hơn dự kiến trong quý II, sau khi sụt giảm trong ba tháng đầu năm. Theo số liệu sơ bộ vừa được công bố, GDP của Nhật Bản trong quý II tăng 1,3%, đã điều chỉnh về cơ sở hàng năm, vượt qua dự báo trước đó là 0,7%. Trong quý I, kinh tế nước này giảm đến 3,7%.
Tuy nhiên, sự phục hồi vẫn yếu hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến khác bao gồm Mỹ, đánh dấu mức tăng trưởng 6,5% trong quý II, cho thấy Tokyo đã phải gặp nhiều thách thức trong việc ngăn chặn đại dịch thời gian qua. "Sự phục hồi của nền kinh tế sau suy giảm ở quý I vẫn còn yếu", Takeshi Minami, Nhà kinh tế trưởng tại Norinchukin Research Institute, đánh giá.
Dữ liệu cho thấy, tiêu dùng tăng 0,8% trong quý II, sau khi giảm 1% trong quý I. Chi tiêu vốn cũng tăng 1,7% sau khi giảm 1,3% trong quý đầu năm. Do đó, nhu cầu trong nước đã đóng góp 0,6% vào tăng trưởng GDP. Xuất khẩu tăng 2,9% trong quý vừa qua so với quý trước đó, là dấu hiệu cho thấy đà phục hồi toàn cầu tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Tuy nhiên, đánh giá về tình hình sắp tới, Yoshihiki Shinke, Nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, cho rằng không có nhiều lạc quan vì sự gia tăng đột biến của các ca nhiễm Covid-19 sẽ làm tăng khả năng các hoạt động bị siết chặt hơn. Do vậy, kinh tế Nhật nhìn chung vẫn trì trệ trong nửa đầu năm và có nguy cơ suy thoái vào quý III. "Bất kỳ sự phục hồi rõ ràng nào về tăng trưởng sẽ phải đợi đến cuối năm", ông nói.Nền kinh tế Nhật Bản phục hồi sau làn sóng bùng dịch đầu tiên của đại dịch vào năm ngoái nhờ xuất khẩu mạnh mẽ, bất chấp việc tiêm chủng chậm và tình trạng hạn chế khẩn cấp lặp đi lặp lại đã làm ảnh hưởng đến tiêu dùng.Giờ đây, sự gia tăng đột biến trong các ca nhiểm gây ra bởi biến thể Delta ở châu Á đang gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng cho một số nhà sản xuất Nhật Bản. Điều này có thể ảnh hưởng đến sản lượng của nhà máy và lực cản cho đà phục hồi kinh tế vốn còn mong manh.
Tuy nhiên, sự phục hồi vẫn yếu hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến khác bao gồm Mỹ, đánh dấu mức tăng trưởng 6,5% trong quý II, cho thấy Tokyo đã phải gặp nhiều thách thức trong việc ngăn chặn đại dịch thời gian qua. "Sự phục hồi của nền kinh tế sau suy giảm ở quý I vẫn còn yếu", Takeshi Minami, Nhà kinh tế trưởng tại Norinchukin Research Institute, đánh giá.
Dữ liệu cho thấy, tiêu dùng tăng 0,8% trong quý II, sau khi giảm 1% trong quý I. Chi tiêu vốn cũng tăng 1,7% sau khi giảm 1,3% trong quý đầu năm. Do đó, nhu cầu trong nước đã đóng góp 0,6% vào tăng trưởng GDP. Xuất khẩu tăng 2,9% trong quý vừa qua so với quý trước đó, là dấu hiệu cho thấy đà phục hồi toàn cầu tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Tuy nhiên, đánh giá về tình hình sắp tới, Yoshihiki Shinke, Nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, cho rằng không có nhiều lạc quan vì sự gia tăng đột biến của các ca nhiễm Covid-19 sẽ làm tăng khả năng các hoạt động bị siết chặt hơn. Do vậy, kinh tế Nhật nhìn chung vẫn trì trệ trong nửa đầu năm và có nguy cơ suy thoái vào quý III. "Bất kỳ sự phục hồi rõ ràng nào về tăng trưởng sẽ phải đợi đến cuối năm", ông nói.Nền kinh tế Nhật Bản phục hồi sau làn sóng bùng dịch đầu tiên của đại dịch vào năm ngoái nhờ xuất khẩu mạnh mẽ, bất chấp việc tiêm chủng chậm và tình trạng hạn chế khẩn cấp lặp đi lặp lại đã làm ảnh hưởng đến tiêu dùng.Giờ đây, sự gia tăng đột biến trong các ca nhiểm gây ra bởi biến thể Delta ở châu Á đang gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng cho một số nhà sản xuất Nhật Bản. Điều này có thể ảnh hưởng đến sản lượng của nhà máy và lực cản cho đà phục hồi kinh tế vốn còn mong manh.
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản