Theo thống kê mới nhất của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, tính tới hết tháng 5 năm 2021, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam – UAE đạt khoảng 2,1 tỷ USD, tăng khoảng 49% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và UAE tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,92 tỷ USD, tăng tới 55,6% và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt xấp xỉ 189 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang UAE 5 tháng 2021
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, mặt hàng có kim ngạch lớn nhất vẫn là điện thoại các loại và linh kiện, đạt 1,33 tỷ USD, tăng 81,2% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang thị trường UAE đều tăng trưởng rất tốt, có thể kể tới như hàng rau quả đạt 23,4 triệu USD, tăng 19,4%; hạt tiêu đạt 23,6 triệu USD, tăng 111,6%; hạt điều đạt 18 triệu USD, tăng 235,8%.... Đây là tín hiệu đáng mừng vì những mặt hàng này là mặt hàng truyền thống, tiềm năng và xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, mặt hàng gạo có kim ngạch giảm 21,8%, chỉ đạt 11,2 triệu USD.
Nguyên nhân của điều này là đến từ việc giá gạo tăng mạnh trong thời gian qua, ảnh hưởng tới nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp UAE.
Ngoài ra, một số mặt hàng tăng trưởng tốt khác như máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 107,5 triệu USD, tăng 31,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 144,1 triệu USD, tăng 9,9%; phương tiện vận tải phụ tùng khác đạt 11 triệu USD, tăng 145,4%.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, các mặt hàng thuộc ngành hàng dệt may – là ngành hàng bị tác động mạnh do đại dịch Covid-19, đã có sự tăng trưởng trở lại, cụ thể hàng dệt may đạt 40,7 triệu USD, tăng 42%; giày dép các loại đạt 58,8 triệu USD, tăng 16,8%... Đây là những dấu hiệu tích cực trong việc hồi phục nhanh chóng của hàng hóa dệt may xuất khẩu của Việt Nam sau đại dịch.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam từ UAE là chất dẻo nguyên liệu, đạt 95,5 triệu USD, tăng gần 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, một số mặt hàng nhập khẩu chính khác gồm khí đốt hóa lỏng, kim loại thường, thức ăn gia súc và nguyên liệu, sản phẩm khác từ dầu mỏ…
Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và UAE tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,92 tỷ USD, tăng tới 55,6% và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt xấp xỉ 189 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang UAE 5 tháng 2021
5T/2021 | 5T/2020 | Tăng/Giảm (%) | |
Điện thoại các loại và linh kiện | 1.329 | 733,5 | + 81,2 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 144,1 | 131,1 | + 9,9 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng | 107,5 | 81,8 | + 31,1 |
Giày dép các loại | 58,8 | 50,4 | + 16,8 |
Hàng dệt may | 40,7 | 28,6 | + 42,2 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 11 | 4,5 | + 145,4 |
Hàng rau quả | 23,4 | 19,6 | + 19,4 |
Hạt tiêu | 23,6 | 11,2 | + 111,6 |
Gạo | 11,2 | 14,4 | - 21,8 |
Hạt điều | 18 | 5,4 | + 235,8 |
(Đơn vị triệu USD)
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, mặt hàng có kim ngạch lớn nhất vẫn là điện thoại các loại và linh kiện, đạt 1,33 tỷ USD, tăng 81,2% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang thị trường UAE đều tăng trưởng rất tốt, có thể kể tới như hàng rau quả đạt 23,4 triệu USD, tăng 19,4%; hạt tiêu đạt 23,6 triệu USD, tăng 111,6%; hạt điều đạt 18 triệu USD, tăng 235,8%.... Đây là tín hiệu đáng mừng vì những mặt hàng này là mặt hàng truyền thống, tiềm năng và xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, mặt hàng gạo có kim ngạch giảm 21,8%, chỉ đạt 11,2 triệu USD.
Nguyên nhân của điều này là đến từ việc giá gạo tăng mạnh trong thời gian qua, ảnh hưởng tới nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp UAE.
Ngoài ra, một số mặt hàng tăng trưởng tốt khác như máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 107,5 triệu USD, tăng 31,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 144,1 triệu USD, tăng 9,9%; phương tiện vận tải phụ tùng khác đạt 11 triệu USD, tăng 145,4%.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, các mặt hàng thuộc ngành hàng dệt may – là ngành hàng bị tác động mạnh do đại dịch Covid-19, đã có sự tăng trưởng trở lại, cụ thể hàng dệt may đạt 40,7 triệu USD, tăng 42%; giày dép các loại đạt 58,8 triệu USD, tăng 16,8%... Đây là những dấu hiệu tích cực trong việc hồi phục nhanh chóng của hàng hóa dệt may xuất khẩu của Việt Nam sau đại dịch.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam từ UAE là chất dẻo nguyên liệu, đạt 95,5 triệu USD, tăng gần 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, một số mặt hàng nhập khẩu chính khác gồm khí đốt hóa lỏng, kim loại thường, thức ăn gia súc và nguyên liệu, sản phẩm khác từ dầu mỏ…
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Tiểu vương quốc Ả rập