Sau 58 ngày đấu tranh, vụ việc bỏ lô hàng nước tăng lực tại Benin trong khuyến cáo gửi doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đăng tải ngày 29/9 đã được xử lý dứt điểm.
Doanh nghiệp xuất khẩu của ta đã nhận được thanh toán. Kết quả này là nỗ lực không mệt mỏi của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, của Bộ Công Thương, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Vụ việc một lần nữa cho thấy những khó khăn của các thị trường tại Trung Đông - Châu Phi nói chung và Tây Phi nói riêng, trong đó có Benin đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Để tránh rủi ro, tận dụng tốt thị trường khó khăn nhưng cũng nhiều tiềm năng này, bên cạnh nhiều biện pháp, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc, kiêm nhiệm Benin xin khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt lưu ý cẩn thận với các hợp đồng thương mại ba bên, bao gồm qua trung gian và/hoặc một đối tác ký hợp đồng sau đó bán cho bên thứ ba với tư cách ủy thác nhận hàng. Bởi lẽ, xử lý trục trặc có liên quan hợp đồng diện này gặp nhiều khó khăn, có thể bế tắc do công tác can thiệp nhằm xử lý vướng các quy định luật pháp sở tại. Hơn nữa, việc thực thi công vụ tại sở tại thường không theo thông lệ hay các chuẩn mực thương mại quốc tế. Sự thông đồng, tiêu cực, đe dọa chức trách hỗ trợ doanh nghiệp…là khá phổ biến.
Trong hợp đồng ba bên, dù khách hàng chuyển cọc cao vẫn không triệt tiêu được rủi ro. Khi đối tác ký hợp đồng trở mặt sẽ rất khó kiểm soát đầu nhận hàng do vướng nhiều quy định, tập quán. Bởi vậy, việc nắm rõ thông tin bên nhận hàng là yếu tố sống còn trong các thương vụ dạng này.
Bên cạnh đó, để xử lý được vụ việc, sự gắn kết duy trì trao đổi thông tin diễn biến giữa doanh nghiệp xuất khẩu và các Thương vụ khi gặp trục trặc đặc biệt quan trọng để kịp thời ứng phó và can thiệp với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước, cũng như các đơn vị cung ứng dịch vụ sở tại.
Trong vụ việc lần này, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm thương trường, đã va chạm nhiều vụ việc phức tạp, nhưng vẫn gặp khó khăn do những hành xử thiếu chuẩn mực và gian dối của đầu nhận hàng. Mục tiêu cuối cùng của công ty Benin là thông đồng chờ thanh lý rẻ để chiếm hữu lô hàng. Tuy nhiên, trước sức ép, biết không thể thực hiện được nên họ buộc phải thanh toán. Mặc dù thời gian xử lý chưa phải dài nhất, đây là một trong những vụ việc khó khăn nhất trong tổng số hơn 20 vụ việc bỏ hàng, chậm thanh toán và trục trặc đối tác xảy ra tại một số địa bàn do Thương vụ Ma-rốc phụ trách trong hơn 3 năm qua.
Bởi vậy, dù công ty Benin đã thanh toán tiền, Thương vụ Ma-rốc vẫn xin khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không giao dịch với công ty này để tránh rủi ro, thiệt hại:
Tên Công ty: SO. GE. COF
Người giao dịch : Ông Coulibaly Fako.
Địa chỉ: C/664 03 BP 2179 Sainte-Rita, Cotonou, Benin.
Điện thoại/Whatsap:+22997910830
Email : [email protected]
Doanh nghiệp xuất khẩu của ta đã nhận được thanh toán. Kết quả này là nỗ lực không mệt mỏi của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, của Bộ Công Thương, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Vụ việc một lần nữa cho thấy những khó khăn của các thị trường tại Trung Đông - Châu Phi nói chung và Tây Phi nói riêng, trong đó có Benin đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Để tránh rủi ro, tận dụng tốt thị trường khó khăn nhưng cũng nhiều tiềm năng này, bên cạnh nhiều biện pháp, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc, kiêm nhiệm Benin xin khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt lưu ý cẩn thận với các hợp đồng thương mại ba bên, bao gồm qua trung gian và/hoặc một đối tác ký hợp đồng sau đó bán cho bên thứ ba với tư cách ủy thác nhận hàng. Bởi lẽ, xử lý trục trặc có liên quan hợp đồng diện này gặp nhiều khó khăn, có thể bế tắc do công tác can thiệp nhằm xử lý vướng các quy định luật pháp sở tại. Hơn nữa, việc thực thi công vụ tại sở tại thường không theo thông lệ hay các chuẩn mực thương mại quốc tế. Sự thông đồng, tiêu cực, đe dọa chức trách hỗ trợ doanh nghiệp…là khá phổ biến.
Trong hợp đồng ba bên, dù khách hàng chuyển cọc cao vẫn không triệt tiêu được rủi ro. Khi đối tác ký hợp đồng trở mặt sẽ rất khó kiểm soát đầu nhận hàng do vướng nhiều quy định, tập quán. Bởi vậy, việc nắm rõ thông tin bên nhận hàng là yếu tố sống còn trong các thương vụ dạng này.
Bên cạnh đó, để xử lý được vụ việc, sự gắn kết duy trì trao đổi thông tin diễn biến giữa doanh nghiệp xuất khẩu và các Thương vụ khi gặp trục trặc đặc biệt quan trọng để kịp thời ứng phó và can thiệp với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước, cũng như các đơn vị cung ứng dịch vụ sở tại.
Trong vụ việc lần này, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm thương trường, đã va chạm nhiều vụ việc phức tạp, nhưng vẫn gặp khó khăn do những hành xử thiếu chuẩn mực và gian dối của đầu nhận hàng. Mục tiêu cuối cùng của công ty Benin là thông đồng chờ thanh lý rẻ để chiếm hữu lô hàng. Tuy nhiên, trước sức ép, biết không thể thực hiện được nên họ buộc phải thanh toán. Mặc dù thời gian xử lý chưa phải dài nhất, đây là một trong những vụ việc khó khăn nhất trong tổng số hơn 20 vụ việc bỏ hàng, chậm thanh toán và trục trặc đối tác xảy ra tại một số địa bàn do Thương vụ Ma-rốc phụ trách trong hơn 3 năm qua.
Bởi vậy, dù công ty Benin đã thanh toán tiền, Thương vụ Ma-rốc vẫn xin khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không giao dịch với công ty này để tránh rủi ro, thiệt hại:
Tên Công ty: SO. GE. COF
Người giao dịch : Ông Coulibaly Fako.
Địa chỉ: C/664 03 BP 2179 Sainte-Rita, Cotonou, Benin.
Điện thoại/Whatsap:+22997910830
Email : [email protected]
Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc