Ngày 10/11/2021, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Vụ thị trường Châu Á – Châu Phi (Bộ Công Thương), Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo Giao thương trực tuyến “Kết nối Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc” trong khuôn khổ hoạt động của của Ban Korea Desk. Buổi Hội thảo thu hút gần 100 đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự trực tuyến.
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết kể từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát từ giữa năm 2021, cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ và hiệu quả trong việc đồng hành cùng Việt Nam từng bước “Thích ứng An toàn” trước đại dịch. Bên cạnh đó, hiện nay, Việt Nam đang ban hành nhiều quyết sách từ Quốc hội và Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp đã được kịp thời ban hành trong thời gian gần đây để tháo gỡ các nút thắt và khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó Nghị Quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đang đóng vai trò hạt nhân quan trọng trong quá trình mở cửa từng bước an toàn vững chắc mà trước hết là khôi phục hầu hết các hoạt động sản xuất trở lại bình thường. “Mặc dù hiện nay dịch bệnh đang có những diễn biến nhanh và phức tạp nhưng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, đầu tư phát triển công nghiệp Việt Nam, chúng tôi đã và đang nỗ lực kiến tạo và triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại, đầu tư mới dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, giúp doanh nghiệp, khu công nghiệp Việt Nam luôn duy trì kết nối thường xuyên, liên tục với các đối tác, các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài để tìm hiểu các cơ hội đầu tư trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp” – khẳng định của ông Vũ Bá Phú tại Hội thảo.
Tại phiên giao thương trực tuyến, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Xúc tiến thương mại và KOTRA đã có 49 phiên giao thương giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và khu công nghiệp Việt Nam được tổ chức. Các khu công nghiệp tham gia đánh giá cao việc Ban tổ chức đã thu xếp các phòng giao thương trực tuyến riêng giúp các khu công nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí tiếp cận và quảng bá khu công nghiệp tới các nhà đầu tư. Trong đó một số khu công nghiệp đã tìm được các nhà đầu tư bày tỏ nguyện vọng xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp.
Thúc đẩy đầu tư Hàn Quốc tại địa phương ở Việt Nam
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển thuộc miền Bắc Việt Nam, nằm ở phía Đông Nam đồng bằng Sông Hồng. Tính đến tháng 10 năm 2021, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 97 dự án đầu tư FDI, trong đó có 24 dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 83.02 triệu USD, trong đó lĩnh vực đầu tư chủ yếu là dệt may, có 01 dự án lắp ráp phụ tùng ô tô, 01 dự án lắp ráp đèn led.
“Với Thái Bình: Phòng chống dịch tốt, bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh an toàn, hiệu quả, được tiếp cận vaccine sớm và đầy đủ là cốt lõi của thu hút FDI tại thời điểm này” – chia sẻ của ông Trần Huy Quân – Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thái Bình tại Hội thảo.
Hiện nay tỉnh Thái Bình đang định hướng thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp với các dự án có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, sản xuất các sản phẩm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, thân thiện với môi trường; khuyến khích phát triển thương mại điện tử, thương mại nội địa, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - phân phối; đầu tư các dự án hạ tầng du lịch hiện đại quy mô lớn (Dự án phát triển khu du lịch sinh thái Cồn Vành, Cồn Đen...).
Nghệ An là một trong những tỉnh thành của Việt Nam luôn chú trọng đến mối quan hệ hợp tác với các tỉnh thành, các địa phương của Hàn Quốc. Cụ thể năm 2005 chúng tôi đã thiết lập quan hệ hợp tác với tỉnh tp Vinh với Hàn Quốc. Tháng 11/2005, TP Vinh và TP Namyangju, tỉnh Gyeonggi đã thiết lập mỗi quan hệ kết nghĩa với nhau trên các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục,...
Trong những năm tới, Nghệ An có định hướng thu hút đầu tư ở ba lĩnh vực: Về thu hút lĩnh vực đầu tư công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất linh kiệt điện từ, lắp ráp phụ tùng ô tô xe máy sản xuất kim loại nhẹ, dệt may và vật liệu xây dựng. Về tiêu dùng, chú trọng đến chế biến thức ăn, các đồ tiêu dùng, gia dụng thiết bị gia đình và đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Về logistics, ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển cảng nội địa, dịch vụ logistics hiện đại đồng bộ, có hệ thống kho bãi. “Nghệ An mong muốn trong thời gian tới sẽ nhận được sự quan tâm, ghé thăm tìm hiểu và là một địa điểm đến đầu tư an toàn hấp dẫn của các doanh nghiệp Hàn Quốc.” – phát biểu của ông Nguyễn Văn Nam - Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An.
Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, là một trong 04 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian tới, tỉnh Kiên Giang tiếp tục ưu tiên mời gọi thu hút đầu tư vào 05 lĩnh vực trụ cột phát triển kinh tế xã hội: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; Phát triển du lịch; Phát triển có trọng tâm các lĩnh vực thương mại dịch vụ - giáo dục đào tạo - y tế chất lượng cao và Phát triển Kinh tế biển
Đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc, Kiên Giang mong muốn thu hút các doanh nghiệp Hàn Quốc có đủ nguồn lực (công nghệ, vốn, năng lực quản trị, kinh nghiệm đầu tư,…) đầu tư vào các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến nông thủy sản, giày da; Nông nghiệp sạch, chế biến nông sản giá trị tăng cao và Năng lượng tái tạo; xử lý rác thải, nước thải. Chia sẻ tại Hội thảo, bà Nguyễn Duy Linh Thảo - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang bày tỏ: “Chúng tôi mong nhận được tiếp cận các công nghệ hiện đại để giảm thiểu được các tác động về môi trường. Chúng tôi nghĩ rằng các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng sẽ có nhiều lợi thế hơn so với các nhà đầu tư trong nước”.
Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam
Nửa đầu năm 2021, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá mạnh mẽ khoảng 5,64%. Cuối tháng 4 tại Việt Nam, Covid-19 đã bùng phát trở lại và đã trả qua thời kỳ khá khó khăn do vậy, tốc độ tăng trưởng thời gian này vào khoảng -6,17%. Ông Kyung Don Kim - Trưởng phòng xúc tiến đầu tư Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hàn Quốc (KOTRA) tại Hà Nội đã nhận định rằng: “Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19. Covid-19 bùng phát tại Việt Nam vào năm 2020 dẫn đến tốc độ tăng trưởng khá thấp, nửa đầu năm 2021 cho thấy phụ hồi khá tốt, nhưng sau quý 3 lại đạt mức tăng trưởng âm.”
Đợt dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam bắt đầu từ ngày 28/4/2021, các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài cũng như các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam cũng gặp khá nhiều khó khăn. Các nhà máy đã phải tạm ngưng hoạt động do việc di chuyển giữa các địa phương bị hạn chế, nhiều ca mắc được phát hiện tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch ở Việt Nam đang dần được kiểm soát, các nhà máy, khu công nghiệp đã trở lại hoạt động, việc di chuyển giữa các địa phương cũng đã được nới lỏng. Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hiện không có vấn đề gì lớn.
Hiện nay, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Đối với Việt Nam, Hàn Quốc là nước xuất khẩu thứ ba và nhập khẩu thứ hai sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước tính đến Quý II/2021 đạt khoảng 67,5 tỷ đô la. Dựa trên xu hướng hiện tại, thương mại song phương dự kiến đạt 70 tỷ USD vào cuối năm nay. Mặc dù, với tình hình Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng có thể thấy kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang tăng đáng kể.
Hàn Quốc vẫn đang là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam với tổng số dự án là 9.165 dự án. Lĩnh vực mà các doanh nghiệp Hàn Quốc đang quan tâm đầu tư chủ yếu là sản xuất và chế tạo. Có khoảng 79% doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất như Samsung, LG, Hyundai Motors,… Trong những năm gần đây, đầu tư vào ngành công nghệ hóa chất chuyên môn, thông tin truyền thông và ngành bán buôn bán lẻ cũng đã tăng đáng kể.
Ngày 27/11/2019, tại Phủ Tổng Thống Hàn Quốc đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) và Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) dưới sự chứng kiến của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Trong khuôn khổ hoạt động của Biên bản ghi nhớ, Cục Xúc tiến thương mại và KOTRA đã thống nhất thành lập Ban KOREA DESK nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy đầu tư, thương mại giữa hai nước. Ban KOREA DESK chính thức đi vào hoạt động từ này 01/08/2020.
Trong suốt hơn 1 năm hoạt động, ban Korea Desk đã tổ chức nhiều chương trình, giải pháp đa dạng khác nhau như: Tọa đàm đối thoại chính sách ngành linh kiện điện thoại năm 2020, Hội thảo giao thương trực tuyến “Kết nối Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc” năm 2020, Tọa đàm đối thoại chính sách trong lĩnh vực ô tô năm 2021, Tư vấn tập huấn tại các địa phương... để kết nối, tư vấn thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam hiệu quả. Các hoạt động đều đã nhận được sự tham gia đông đảo từ các nhà đầu tư Hàn Quốc, đại diện các địa phương, khu công nghiệp Việt Nam và được đánh giá rất cao. Ban Korea Desk đóng vai trò ngày càng quan trọng và là một đầu mối xúc tiến đầu tư hiệu quả và thực chất. Với những kết quả trong các hoạt động, Cục Xúc tiến thương mại và KOTRA đã chính thức tiếp tục gia hạn các cam kết trong Biên bản ghi nhớ thêm 03 năm và Ban Korea Desk tiếp tục đồng hành cùng các địa phương, khu công nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp hai nước trong công cuộc kết nối đầu tư và thương mại ngày càng đi vào hiệu quả, thiết thực và trực tiếp với các nghiệp vụ chuyên môn về mạng lưới chuỗi giá trị và tư vấn theo chuyên đề đi vào chiều sâu.
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết kể từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát từ giữa năm 2021, cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ và hiệu quả trong việc đồng hành cùng Việt Nam từng bước “Thích ứng An toàn” trước đại dịch. Bên cạnh đó, hiện nay, Việt Nam đang ban hành nhiều quyết sách từ Quốc hội và Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp đã được kịp thời ban hành trong thời gian gần đây để tháo gỡ các nút thắt và khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó Nghị Quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đang đóng vai trò hạt nhân quan trọng trong quá trình mở cửa từng bước an toàn vững chắc mà trước hết là khôi phục hầu hết các hoạt động sản xuất trở lại bình thường. “Mặc dù hiện nay dịch bệnh đang có những diễn biến nhanh và phức tạp nhưng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, đầu tư phát triển công nghiệp Việt Nam, chúng tôi đã và đang nỗ lực kiến tạo và triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại, đầu tư mới dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, giúp doanh nghiệp, khu công nghiệp Việt Nam luôn duy trì kết nối thường xuyên, liên tục với các đối tác, các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài để tìm hiểu các cơ hội đầu tư trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp” – khẳng định của ông Vũ Bá Phú tại Hội thảo.
Tại phiên giao thương trực tuyến, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Xúc tiến thương mại và KOTRA đã có 49 phiên giao thương giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và khu công nghiệp Việt Nam được tổ chức. Các khu công nghiệp tham gia đánh giá cao việc Ban tổ chức đã thu xếp các phòng giao thương trực tuyến riêng giúp các khu công nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí tiếp cận và quảng bá khu công nghiệp tới các nhà đầu tư. Trong đó một số khu công nghiệp đã tìm được các nhà đầu tư bày tỏ nguyện vọng xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp.
Thúc đẩy đầu tư Hàn Quốc tại địa phương ở Việt Nam
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển thuộc miền Bắc Việt Nam, nằm ở phía Đông Nam đồng bằng Sông Hồng. Tính đến tháng 10 năm 2021, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 97 dự án đầu tư FDI, trong đó có 24 dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 83.02 triệu USD, trong đó lĩnh vực đầu tư chủ yếu là dệt may, có 01 dự án lắp ráp phụ tùng ô tô, 01 dự án lắp ráp đèn led.
“Với Thái Bình: Phòng chống dịch tốt, bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh an toàn, hiệu quả, được tiếp cận vaccine sớm và đầy đủ là cốt lõi của thu hút FDI tại thời điểm này” – chia sẻ của ông Trần Huy Quân – Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thái Bình tại Hội thảo.
Hiện nay tỉnh Thái Bình đang định hướng thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp với các dự án có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, sản xuất các sản phẩm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, thân thiện với môi trường; khuyến khích phát triển thương mại điện tử, thương mại nội địa, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - phân phối; đầu tư các dự án hạ tầng du lịch hiện đại quy mô lớn (Dự án phát triển khu du lịch sinh thái Cồn Vành, Cồn Đen...).
Nghệ An là một trong những tỉnh thành của Việt Nam luôn chú trọng đến mối quan hệ hợp tác với các tỉnh thành, các địa phương của Hàn Quốc. Cụ thể năm 2005 chúng tôi đã thiết lập quan hệ hợp tác với tỉnh tp Vinh với Hàn Quốc. Tháng 11/2005, TP Vinh và TP Namyangju, tỉnh Gyeonggi đã thiết lập mỗi quan hệ kết nghĩa với nhau trên các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục,...
Trong những năm tới, Nghệ An có định hướng thu hút đầu tư ở ba lĩnh vực: Về thu hút lĩnh vực đầu tư công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất linh kiệt điện từ, lắp ráp phụ tùng ô tô xe máy sản xuất kim loại nhẹ, dệt may và vật liệu xây dựng. Về tiêu dùng, chú trọng đến chế biến thức ăn, các đồ tiêu dùng, gia dụng thiết bị gia đình và đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Về logistics, ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển cảng nội địa, dịch vụ logistics hiện đại đồng bộ, có hệ thống kho bãi. “Nghệ An mong muốn trong thời gian tới sẽ nhận được sự quan tâm, ghé thăm tìm hiểu và là một địa điểm đến đầu tư an toàn hấp dẫn của các doanh nghiệp Hàn Quốc.” – phát biểu của ông Nguyễn Văn Nam - Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An.
Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, là một trong 04 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian tới, tỉnh Kiên Giang tiếp tục ưu tiên mời gọi thu hút đầu tư vào 05 lĩnh vực trụ cột phát triển kinh tế xã hội: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; Phát triển du lịch; Phát triển có trọng tâm các lĩnh vực thương mại dịch vụ - giáo dục đào tạo - y tế chất lượng cao và Phát triển Kinh tế biển
Đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc, Kiên Giang mong muốn thu hút các doanh nghiệp Hàn Quốc có đủ nguồn lực (công nghệ, vốn, năng lực quản trị, kinh nghiệm đầu tư,…) đầu tư vào các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến nông thủy sản, giày da; Nông nghiệp sạch, chế biến nông sản giá trị tăng cao và Năng lượng tái tạo; xử lý rác thải, nước thải. Chia sẻ tại Hội thảo, bà Nguyễn Duy Linh Thảo - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang bày tỏ: “Chúng tôi mong nhận được tiếp cận các công nghệ hiện đại để giảm thiểu được các tác động về môi trường. Chúng tôi nghĩ rằng các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng sẽ có nhiều lợi thế hơn so với các nhà đầu tư trong nước”.
Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam
Nửa đầu năm 2021, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá mạnh mẽ khoảng 5,64%. Cuối tháng 4 tại Việt Nam, Covid-19 đã bùng phát trở lại và đã trả qua thời kỳ khá khó khăn do vậy, tốc độ tăng trưởng thời gian này vào khoảng -6,17%. Ông Kyung Don Kim - Trưởng phòng xúc tiến đầu tư Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hàn Quốc (KOTRA) tại Hà Nội đã nhận định rằng: “Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19. Covid-19 bùng phát tại Việt Nam vào năm 2020 dẫn đến tốc độ tăng trưởng khá thấp, nửa đầu năm 2021 cho thấy phụ hồi khá tốt, nhưng sau quý 3 lại đạt mức tăng trưởng âm.”
Đợt dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam bắt đầu từ ngày 28/4/2021, các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài cũng như các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam cũng gặp khá nhiều khó khăn. Các nhà máy đã phải tạm ngưng hoạt động do việc di chuyển giữa các địa phương bị hạn chế, nhiều ca mắc được phát hiện tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch ở Việt Nam đang dần được kiểm soát, các nhà máy, khu công nghiệp đã trở lại hoạt động, việc di chuyển giữa các địa phương cũng đã được nới lỏng. Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hiện không có vấn đề gì lớn.
Hiện nay, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Đối với Việt Nam, Hàn Quốc là nước xuất khẩu thứ ba và nhập khẩu thứ hai sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước tính đến Quý II/2021 đạt khoảng 67,5 tỷ đô la. Dựa trên xu hướng hiện tại, thương mại song phương dự kiến đạt 70 tỷ USD vào cuối năm nay. Mặc dù, với tình hình Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng có thể thấy kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang tăng đáng kể.
Hàn Quốc vẫn đang là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam với tổng số dự án là 9.165 dự án. Lĩnh vực mà các doanh nghiệp Hàn Quốc đang quan tâm đầu tư chủ yếu là sản xuất và chế tạo. Có khoảng 79% doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất như Samsung, LG, Hyundai Motors,… Trong những năm gần đây, đầu tư vào ngành công nghệ hóa chất chuyên môn, thông tin truyền thông và ngành bán buôn bán lẻ cũng đã tăng đáng kể.
Ngày 27/11/2019, tại Phủ Tổng Thống Hàn Quốc đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) và Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) dưới sự chứng kiến của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Trong khuôn khổ hoạt động của Biên bản ghi nhớ, Cục Xúc tiến thương mại và KOTRA đã thống nhất thành lập Ban KOREA DESK nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy đầu tư, thương mại giữa hai nước. Ban KOREA DESK chính thức đi vào hoạt động từ này 01/08/2020.
Trong suốt hơn 1 năm hoạt động, ban Korea Desk đã tổ chức nhiều chương trình, giải pháp đa dạng khác nhau như: Tọa đàm đối thoại chính sách ngành linh kiện điện thoại năm 2020, Hội thảo giao thương trực tuyến “Kết nối Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc” năm 2020, Tọa đàm đối thoại chính sách trong lĩnh vực ô tô năm 2021, Tư vấn tập huấn tại các địa phương... để kết nối, tư vấn thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam hiệu quả. Các hoạt động đều đã nhận được sự tham gia đông đảo từ các nhà đầu tư Hàn Quốc, đại diện các địa phương, khu công nghiệp Việt Nam và được đánh giá rất cao. Ban Korea Desk đóng vai trò ngày càng quan trọng và là một đầu mối xúc tiến đầu tư hiệu quả và thực chất. Với những kết quả trong các hoạt động, Cục Xúc tiến thương mại và KOTRA đã chính thức tiếp tục gia hạn các cam kết trong Biên bản ghi nhớ thêm 03 năm và Ban Korea Desk tiếp tục đồng hành cùng các địa phương, khu công nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp hai nước trong công cuộc kết nối đầu tư và thương mại ngày càng đi vào hiệu quả, thiết thực và trực tiếp với các nghiệp vụ chuyên môn về mạng lưới chuỗi giá trị và tư vấn theo chuyên đề đi vào chiều sâu.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương