Ngày 21/7/2021, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM – Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội thảo trực tuyến “Châu Phi - Điểm đến hứa hẹn cho hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam".
Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 đại diện các tổ chức XTTM và doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực XTTM, nông – lâm – thủy sản, thực phẩm chế biến, đồ uống, may mặc, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm tiêu dùng…
Nhiều dư địa thị trường
Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục XTTM cho biết, đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với tất cả 54 quốc gia ở khu vực Châu Phi và trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam với khu vực này đã có mức tăng trưởng khả quan trong những năm qua.
Theo đánh giá của ông Lê Hoàng Tài, với lợi thế địa lý có diện tích rộng trên 30 triệu km2, dân số khoảng 1,3 tỷ người và có nhu cầu nhập khẩu cao nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, khối thị trường Châu Phi thực sự là những thị trường đa dạng cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Lê Hoàng Tài cho rằng, bên cạnh khai thác các thị trường truyền thống thì việc mở rộng và phát triển hợp tác thương mại với các thị trường mới giàu tiềm năng tại khu vực Châu Phi là một trong những giải pháp Việt Nam cần hướng đến trong thời gian tới.
Phân tích những lợi thế của thị trường Châu Phi, bà Nguyễn Minh Phương, đại diện Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, nguồn nguyên liệu và lao động của Châu Phi dồi dào; có nhiều FTA đã được ký; các nước Châu Phi đang thu hút đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài nên chính sách thông thoáng. Đây là những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hợp tác kinh doanh với thị trường này.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang Châu Phi do hai bên có mối quan hệ chính trị truyền thống tốt đẹp nên người Châu Phi ưu ái sử dụng hàng Việt.
Định hướng mặt hàng xuất khẩu
Tại hội thảo, đại diện Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi cùng đại diện các Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập, Algeria, Maroc, Nam Phi, Nigeria đã cập nhật tới các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin cụ thể về các thị trường này, đồng thời định hướng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi.
Theo các chuyên gia, hiện nay, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Châu Phi là gạo (chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi). Vấn đề an ninh lương thực vốn được các nước Châu Phi quan tâm, và càng được quan tâm hơn trong bối cảnh đại dịch Covid 19 đang hoành hành. Trong khi đó, sản xuất gạo của các nước Châu Phi chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của khu vực này. Do đó, gạo Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước Châu Phi, đặc biệt là Bờ Biển Ngà, Ghana, Mozambique.
Bên cạnh gạo, Châu Phi cũng có nhu cầu lớn về mặt hàng cà phê và hạt tiêu. Hàng năm, Châu Phi dành khoảng 750 triệu USD để nhập khẩu cà phê. Trong đó, Việt Nam là 1 trong 5 thị trường cung ứng chính. Ngoài xuất khẩu thô, một số thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam như Trung Nguyên, King Coffee cũng được quan tâm tại khu vực này.
Ngoài ra, các nước Châu Phi, nhất là Nam Phi, Nigeria, Kenya cũng có nhu cầu lớn về hàng dệt may giày dép, do người dân nơi đây ngày càng quan tâm chăm sóc vẻ bề ngoài, tăng nhu cầu ăn mặc…
Hiện nay, Châu Phi còn là thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng khác như: trang thiết bị, vật tư y tế, xe máy và linh kiện, phụ tùng, máy phát điện, máy bơm nước.
Đi sâu vào thị trường Ai Cập, ông Nguyễn Duy Hưng, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập cho biết, mặc dù là nước xuất khẩu nông sản nhưng hiện Ai Cập đang giảm sản xuất cây trồng tiêu tốn nguồn nước nên họ phải nhập khẩu nhiều nông sản như gạo, rau. Ngoài ra, thị trường này cũng có nhu cầu lớn với những loại hạt chưa chế biến như hạt tiêu, hạt điều…
Đối với thị trường Algeria, ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, nước này nhập khẩu nhiều hàng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, nông sản (gạo, gia vị các loại, trong đó có hạt tiêu, hạt điều nhân…), thủy hải sản (cá tra, cá basa phi lê, cá ngừ nguyên liệu). Giá thủy hải sản ở thị trường này đắt nên giá của Việt Nam khá cạnh tranh. Ngoài ra, những mặt hàng vật liệu xây dựng, vải, sợi, giày dép cũng có triển vọng tại thị trường này.
Cần vượt qua thách thức
Theo các chuyên gia, tình trạng lừa đảo ở các nước Châu Phi khá phổ biến. Gần đây nhất là những vụ lừa đảo thông qua hình thức đấu thầu. Đối tượng dễ đồng ý mua hàng Việt Nam với giá cao, đề nghị Việt Nam gửi tiền để lo thủ tục. Hoặc, đối tượng chào bán hàng cho doanh nghiệp Việt Nam với giá thấp, yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam đặt cọc… Sau khi nhận được tiền từ phía doanh nghiệp Việt Nam, đối tượng sẽ đóng website và bỏ trốn.
Để khắc phục thách thức trên, các chuyên gia khuyến nghị, với những đối tác ban đầu, nhất là những đối tác chủ động liên hệ qua website, doanh nghiệp Việt Nam cần sàng lọc, đề nghị họ cung cấp giấy phép kinh doanh, hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân, thẻ căn cước có ảnh… Đồng thời, doanh nghiệp có thể liên hệ với các Thương vụ Việt Nam tại khu vực Châu Phi để tìm kiếm, xác minh đối tác, tránh những rủi ro bị lừa đảo thương mại.
Ngoài hiện tượng lừa đảo thương mại, tại Châu Phi, hàng Việt Nam còn phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nhiều nước Châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…
Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu ở một số nước cũng tương đối cao. Trong đó, tại Algeria, theo ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại ở thị trường này cho biết, thuế nhập khẩu vào nước này bình quân trên 30%. Ngoài ra, Algeria còn áp dụng thuế phòng vệ bổ sung, nhất là với những mặt hàng trong nước sản xuất được.
Ngoài ra, nhiều nước Châu Phi chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Ả-rập, do đó doanh nghiệp Việt Nam cần ghi những thông tin trên nhãn mác bằng 2 thứ tiếng là tiếng Ả-rập và tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.
Mặt khác, các nước Châu Phi chủ yếu theo đạo Hồi, vì vậy, những sản phẩm vào thị trường này cũng cần quan tâm đến giấy chứng nhận Halal.
Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 đại diện các tổ chức XTTM và doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực XTTM, nông – lâm – thủy sản, thực phẩm chế biến, đồ uống, may mặc, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm tiêu dùng…
Nhiều dư địa thị trường
Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục XTTM cho biết, đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với tất cả 54 quốc gia ở khu vực Châu Phi và trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam với khu vực này đã có mức tăng trưởng khả quan trong những năm qua.
Theo đánh giá của ông Lê Hoàng Tài, với lợi thế địa lý có diện tích rộng trên 30 triệu km2, dân số khoảng 1,3 tỷ người và có nhu cầu nhập khẩu cao nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, khối thị trường Châu Phi thực sự là những thị trường đa dạng cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Lê Hoàng Tài cho rằng, bên cạnh khai thác các thị trường truyền thống thì việc mở rộng và phát triển hợp tác thương mại với các thị trường mới giàu tiềm năng tại khu vực Châu Phi là một trong những giải pháp Việt Nam cần hướng đến trong thời gian tới.
Phân tích những lợi thế của thị trường Châu Phi, bà Nguyễn Minh Phương, đại diện Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, nguồn nguyên liệu và lao động của Châu Phi dồi dào; có nhiều FTA đã được ký; các nước Châu Phi đang thu hút đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài nên chính sách thông thoáng. Đây là những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hợp tác kinh doanh với thị trường này.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang Châu Phi do hai bên có mối quan hệ chính trị truyền thống tốt đẹp nên người Châu Phi ưu ái sử dụng hàng Việt.
Định hướng mặt hàng xuất khẩu
Tại hội thảo, đại diện Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi cùng đại diện các Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập, Algeria, Maroc, Nam Phi, Nigeria đã cập nhật tới các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin cụ thể về các thị trường này, đồng thời định hướng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi.
Theo các chuyên gia, hiện nay, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Châu Phi là gạo (chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi). Vấn đề an ninh lương thực vốn được các nước Châu Phi quan tâm, và càng được quan tâm hơn trong bối cảnh đại dịch Covid 19 đang hoành hành. Trong khi đó, sản xuất gạo của các nước Châu Phi chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của khu vực này. Do đó, gạo Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước Châu Phi, đặc biệt là Bờ Biển Ngà, Ghana, Mozambique.
Bên cạnh gạo, Châu Phi cũng có nhu cầu lớn về mặt hàng cà phê và hạt tiêu. Hàng năm, Châu Phi dành khoảng 750 triệu USD để nhập khẩu cà phê. Trong đó, Việt Nam là 1 trong 5 thị trường cung ứng chính. Ngoài xuất khẩu thô, một số thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam như Trung Nguyên, King Coffee cũng được quan tâm tại khu vực này.
Ngoài ra, các nước Châu Phi, nhất là Nam Phi, Nigeria, Kenya cũng có nhu cầu lớn về hàng dệt may giày dép, do người dân nơi đây ngày càng quan tâm chăm sóc vẻ bề ngoài, tăng nhu cầu ăn mặc…
Hiện nay, Châu Phi còn là thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng khác như: trang thiết bị, vật tư y tế, xe máy và linh kiện, phụ tùng, máy phát điện, máy bơm nước.
Đi sâu vào thị trường Ai Cập, ông Nguyễn Duy Hưng, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập cho biết, mặc dù là nước xuất khẩu nông sản nhưng hiện Ai Cập đang giảm sản xuất cây trồng tiêu tốn nguồn nước nên họ phải nhập khẩu nhiều nông sản như gạo, rau. Ngoài ra, thị trường này cũng có nhu cầu lớn với những loại hạt chưa chế biến như hạt tiêu, hạt điều…
Đối với thị trường Algeria, ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, nước này nhập khẩu nhiều hàng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, nông sản (gạo, gia vị các loại, trong đó có hạt tiêu, hạt điều nhân…), thủy hải sản (cá tra, cá basa phi lê, cá ngừ nguyên liệu). Giá thủy hải sản ở thị trường này đắt nên giá của Việt Nam khá cạnh tranh. Ngoài ra, những mặt hàng vật liệu xây dựng, vải, sợi, giày dép cũng có triển vọng tại thị trường này.
Cần vượt qua thách thức
Theo các chuyên gia, tình trạng lừa đảo ở các nước Châu Phi khá phổ biến. Gần đây nhất là những vụ lừa đảo thông qua hình thức đấu thầu. Đối tượng dễ đồng ý mua hàng Việt Nam với giá cao, đề nghị Việt Nam gửi tiền để lo thủ tục. Hoặc, đối tượng chào bán hàng cho doanh nghiệp Việt Nam với giá thấp, yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam đặt cọc… Sau khi nhận được tiền từ phía doanh nghiệp Việt Nam, đối tượng sẽ đóng website và bỏ trốn.
Để khắc phục thách thức trên, các chuyên gia khuyến nghị, với những đối tác ban đầu, nhất là những đối tác chủ động liên hệ qua website, doanh nghiệp Việt Nam cần sàng lọc, đề nghị họ cung cấp giấy phép kinh doanh, hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân, thẻ căn cước có ảnh… Đồng thời, doanh nghiệp có thể liên hệ với các Thương vụ Việt Nam tại khu vực Châu Phi để tìm kiếm, xác minh đối tác, tránh những rủi ro bị lừa đảo thương mại.
Ngoài hiện tượng lừa đảo thương mại, tại Châu Phi, hàng Việt Nam còn phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nhiều nước Châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…
Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu ở một số nước cũng tương đối cao. Trong đó, tại Algeria, theo ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại ở thị trường này cho biết, thuế nhập khẩu vào nước này bình quân trên 30%. Ngoài ra, Algeria còn áp dụng thuế phòng vệ bổ sung, nhất là với những mặt hàng trong nước sản xuất được.
Ngoài ra, nhiều nước Châu Phi chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Ả-rập, do đó doanh nghiệp Việt Nam cần ghi những thông tin trên nhãn mác bằng 2 thứ tiếng là tiếng Ả-rập và tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.
Mặt khác, các nước Châu Phi chủ yếu theo đạo Hồi, vì vậy, những sản phẩm vào thị trường này cũng cần quan tâm đến giấy chứng nhận Halal.
Nguốn: Cục Xúc tiến thương mại