Hà Lan, nền kinh tế lớn thứ sáu trong Liên minh châu Âu và là nước công nghiệp phát triển cao. Do khan hiếm tài nguyên khoáng sản, ngoại trừ khí đốt tự nhiên, Hà Lan phụ thuộc vào nhập khẩu lớn các nguyên liệu cơ bản.
Khu vực công nghiệp của Hà Lan là một phân khúc rất đa dạng với nhiều ngành khác nhau như lọc dầu, chế biến thực phẩm, hóa chất và máy móc điện. Các ngành công nghiệp nổi bật khác là công nghiệp cho ngành nông nghiệp, sản phẩm kim loại và kỹ thuật, xây dựng, vi điện tử, đánh bắt cá. Năm 2018, chính phủ Hà Lan đã khởi động Chương trình Nghị sự Thực hiện Công nghiệp Thông minh với mục tiêu có mạng lưới sản xuất được kết nối kỹ thuật số linh hoạt nhất và tốt nhất ở châu Âu vào năm 2021.
Người Hà Lan đã tạo ra gần 40 Fieldlabs để phát triển, thử nghiệm và triển khai các giải pháp công nghiệp thông minh. Khoảng 300 công ty, các tổ chức tri thức khác nhau và các tổ chức chính phủ đã cùng nhau thử nghiệm trong Fieldlabs.
Với Chương trình Nghị sự Triển khai Công nghiệp Thông minh, Hà Lan đang vượt ra khỏi lĩnh vực sản xuất truyền thống. Các nhà máy thí điểm ở Hà Lan là nơi thử nghiệm các công nghệ mới, nghiên cứu và phát triển. Các công ty và tổ chức tri thức sử dụng Nhà máy thí điểm để phát triển các quy trình sản xuất mới và thử nghiệm các đổi mới công nghệ trước khi đưa chúng ra thị trường.
Lực lượng lao động của Hà Lan luôn sẵn sàng hỗ trợ các công ty trong quá trình chuyển đổi sản xuất này với kỹ năng công nghệ thông tin trên mức trung bình của họ. Các tổ chức tri thức của Hà Lan, chẳng hạn như TU Delft , TU Eindhoven và Đại học Utrecht , cũng đang đóng góp vào nền sản xuất tiên tiến. Ví dụ, bộ phận Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ của TU Delft đang nỗ lực để tự động hóa quá trình sản xuất composite nhằm giúp các công ty trở nên bền vững và hiệu quả hơn.
Trong khi đó, Nhà máy Kỹ thuật số của Tương lai TU Eindhoven cho phép các công ty sản xuất thử nghiệm công nghệ mới, áp dụng và chia sẻ dữ liệu. Khi ngành công nghiệp sản xuất phát triển với tốc độ nhanh chóng, Hà Lan đang đổi mới các giải pháp tiên tiến cho các lĩnh vực và công ty trên toàn cầu. Hà Lan cũng là một cường quốc về kỹ thuật, với danh tiếng toàn cầu về chất lượng và sự đổi mới.
Chuyên môn kỹ thuật của Hà Lan bao gồm từ robot và hàng không đến thiết kế xây dựng và phát triển bền vững. Kỹ thuật của Hà Lan giúp tạo ra các giải pháp hướng tới quy trình sản xuất tối ưu trong sản xuất. Chính phủ đã khuyến khích phát triển công nghiệp mới trong các lĩnh vực vi điện tử, công nghệ sinh học. Lĩnh vực sản xuất tiên tiến ở Hà Lan đang đi tiên phong trong nhiều loại công nghệ, bao gồm công nghệ robot, trí tuệ nhân tạo, in 3D, IoT và dữ liệu lớn.
Thông qua nghiên cứu và phát triển, Hà Lan đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong hầu hết các lĩnh vực. Trong giai đoạn 2016 - 2020, sản xuất công nghiệp của Hà Lan liên tục tăng trưởng. Năm 2020, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, sản xuất công nghiệp của Hà Lan vẫn tăng 1,2% so với năm 2019.
Trong các ngành sản xuất công nghiệp của Hà Lan, ngành chế biến thực phẩm là một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng 30% trong số các ngành sản xuất công nghiệp. Trước khi bùng phát dịch Covid-19, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Hà Lan hoạt động tốt.
Kể từ năm 2014, doanh thu thuần của ngành đã tăng trung bình 3% mỗi năm. Ngành công nghiệp này đã và đang là nguồn cung cấp việc làm ổn định cho người dân Hà Lan.
Trong năm 2018, khoảng 144.000 người đã làm việc cho một công ty thực phẩm và con số này dự kiến đã tăng lên 148.000 vào năm 2019 do việc làm tăng lên tại các công ty thực phẩm nhỏ mới thành lập. Năm 2019, doanh thu ròng đạt 391,6 tỷ USD, do nhu cầu nội địa cũng như nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường châu Âu khác. Việc tăng cường chú ý đến việc cải tổ sản phẩm và nâng cao nhận thức về các quy trình sản xuất bền vững hơn sẽ tiếp tục định hình ngành công nghiệp Hà Lan trong những năm tới. Năm 2020 ngành chế biến thực phẩm của Hà Lan đạt doanh thu ròng 94 tỷ USD, giảm mạnh so với năm 2019 do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.
Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Hà Lan (CBS), sản lượng trung bình của ngành công nghiệp Hà Lan trong tháng 4/2021 tăng 12,7% so với tháng 4/2020, sau khi tăng 3,3% trong tháng trước đó. Sản xuất công nghiệp của Hà Lan đã trở lại mức các tháng đầu năm 2020, khi chưa có dịch Covid-19. Trong tháng 4/2021, hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, ngành sản xuất thiết bị vận tải đạt mức tăng trưởng cao nhất, tăng 67,5% do một số công ty trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã đóng cửa nhà máy một năm trước đó vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã quay trở lại sản xuất.
Trong tháng 5/2021, tâm lý của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được cải thiện hơn nữa và niềm tin của nhà sản xuất ở mức cao nhất trong ba năm gần đây. Hà Lan phụ thuộc vào hàng xuất nhập khẩu từ các thị trường lớn Mỹ, Trung Quốc và Nga để tái xuất.
Trong vài năm qua, sự phục hồi ở châu Âu đã đưa nền kinh tế Hà Lan phát triển với tốc độ năng động, tuy nhiên sự bất ổn thương mại ở cấp độ toàn cầu, tiến trình Brexit và hơn hết là sự lây lan của đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nền kinh tế Hà Lan.
Một đặc điểm quan trọng trong chuỗi sản xuất của Hà Lan là các công ty sản xuất phải nhập khẩu nguyên liệu thô và bán thành phẩm để xuất khẩu. Gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu của hàng hóa do Hà Lan sản xuất bao gồm hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu trước đây. Hiện tượng này được gọi là chuyên môn hóa theo chiều dọc. Điều này cho thấy tỷ trọng nhập khẩu trong xuất khẩu ngày càng tăng đối với cả hàng hóa và dịch vụ.
Những mặt hàng xuất khẩu của Hà Lan bao gồm các sản phẩm được sản xuất tại Hà Lan cũng như các sản phẩm nhập khẩu được tái xuất. Nhập khẩu từ Nga chủ yếu thuộc nhóm nguyên liệu thô và nhiên liệu khoáng sản; Nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thuộc máy móc và thiết bị vận tải, các sản phẩm công nghiệp được nhập khẩu từ Trung Quốc để tái xuất. Về máy móc và thiết bị giao thông, loại máy bay và phụ tùng, các sản phẩm hóa chất đều được nhập khẩu từ Mỹ.
Trong giai đoạn 2017 - 2020 và quý I/2021, nhập khẩu hàng hóa của Hà Lan từ Việt Nam liên tục được cải thiện và tăng trưởng khả quan kể từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU có hiệu lực. Thị phần hàng hóa của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hà Lan không ngừng được cải thiện, từ mức 0,94% trong năm 2017, lên 131% trong năm 2020.
Quý I/2021, nhập khẩu hàng hóa của Hà Lan từ Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam tiếp tục cải thiện. Đặc biệt, với những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, tỷ trọng nhiều mặt hàng của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hà Lan đã cải thiện đáng kể như giày dép các loại (mã HS64); đồ nội thất các loại (mã HS 94)… Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nhập khẩu của Hà Lan.
Với những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, kỳ vọng tỷ trọng hàng của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hà Lan sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới, đặc biệt là đối với các mặt hàng tiêu dùng do đây không phải là nhóm ngành công nghiệp Hà Lan phát triển mạnh.
Khu vực công nghiệp của Hà Lan là một phân khúc rất đa dạng với nhiều ngành khác nhau như lọc dầu, chế biến thực phẩm, hóa chất và máy móc điện. Các ngành công nghiệp nổi bật khác là công nghiệp cho ngành nông nghiệp, sản phẩm kim loại và kỹ thuật, xây dựng, vi điện tử, đánh bắt cá. Năm 2018, chính phủ Hà Lan đã khởi động Chương trình Nghị sự Thực hiện Công nghiệp Thông minh với mục tiêu có mạng lưới sản xuất được kết nối kỹ thuật số linh hoạt nhất và tốt nhất ở châu Âu vào năm 2021.
Người Hà Lan đã tạo ra gần 40 Fieldlabs để phát triển, thử nghiệm và triển khai các giải pháp công nghiệp thông minh. Khoảng 300 công ty, các tổ chức tri thức khác nhau và các tổ chức chính phủ đã cùng nhau thử nghiệm trong Fieldlabs.
Với Chương trình Nghị sự Triển khai Công nghiệp Thông minh, Hà Lan đang vượt ra khỏi lĩnh vực sản xuất truyền thống. Các nhà máy thí điểm ở Hà Lan là nơi thử nghiệm các công nghệ mới, nghiên cứu và phát triển. Các công ty và tổ chức tri thức sử dụng Nhà máy thí điểm để phát triển các quy trình sản xuất mới và thử nghiệm các đổi mới công nghệ trước khi đưa chúng ra thị trường.
Lực lượng lao động của Hà Lan luôn sẵn sàng hỗ trợ các công ty trong quá trình chuyển đổi sản xuất này với kỹ năng công nghệ thông tin trên mức trung bình của họ. Các tổ chức tri thức của Hà Lan, chẳng hạn như TU Delft , TU Eindhoven và Đại học Utrecht , cũng đang đóng góp vào nền sản xuất tiên tiến. Ví dụ, bộ phận Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ của TU Delft đang nỗ lực để tự động hóa quá trình sản xuất composite nhằm giúp các công ty trở nên bền vững và hiệu quả hơn.
Trong khi đó, Nhà máy Kỹ thuật số của Tương lai TU Eindhoven cho phép các công ty sản xuất thử nghiệm công nghệ mới, áp dụng và chia sẻ dữ liệu. Khi ngành công nghiệp sản xuất phát triển với tốc độ nhanh chóng, Hà Lan đang đổi mới các giải pháp tiên tiến cho các lĩnh vực và công ty trên toàn cầu. Hà Lan cũng là một cường quốc về kỹ thuật, với danh tiếng toàn cầu về chất lượng và sự đổi mới.
Chuyên môn kỹ thuật của Hà Lan bao gồm từ robot và hàng không đến thiết kế xây dựng và phát triển bền vững. Kỹ thuật của Hà Lan giúp tạo ra các giải pháp hướng tới quy trình sản xuất tối ưu trong sản xuất. Chính phủ đã khuyến khích phát triển công nghiệp mới trong các lĩnh vực vi điện tử, công nghệ sinh học. Lĩnh vực sản xuất tiên tiến ở Hà Lan đang đi tiên phong trong nhiều loại công nghệ, bao gồm công nghệ robot, trí tuệ nhân tạo, in 3D, IoT và dữ liệu lớn.
Thông qua nghiên cứu và phát triển, Hà Lan đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong hầu hết các lĩnh vực. Trong giai đoạn 2016 - 2020, sản xuất công nghiệp của Hà Lan liên tục tăng trưởng. Năm 2020, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, sản xuất công nghiệp của Hà Lan vẫn tăng 1,2% so với năm 2019.
Trong các ngành sản xuất công nghiệp của Hà Lan, ngành chế biến thực phẩm là một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng 30% trong số các ngành sản xuất công nghiệp. Trước khi bùng phát dịch Covid-19, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Hà Lan hoạt động tốt.
Kể từ năm 2014, doanh thu thuần của ngành đã tăng trung bình 3% mỗi năm. Ngành công nghiệp này đã và đang là nguồn cung cấp việc làm ổn định cho người dân Hà Lan.
Trong năm 2018, khoảng 144.000 người đã làm việc cho một công ty thực phẩm và con số này dự kiến đã tăng lên 148.000 vào năm 2019 do việc làm tăng lên tại các công ty thực phẩm nhỏ mới thành lập. Năm 2019, doanh thu ròng đạt 391,6 tỷ USD, do nhu cầu nội địa cũng như nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường châu Âu khác. Việc tăng cường chú ý đến việc cải tổ sản phẩm và nâng cao nhận thức về các quy trình sản xuất bền vững hơn sẽ tiếp tục định hình ngành công nghiệp Hà Lan trong những năm tới. Năm 2020 ngành chế biến thực phẩm của Hà Lan đạt doanh thu ròng 94 tỷ USD, giảm mạnh so với năm 2019 do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.
Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Hà Lan (CBS), sản lượng trung bình của ngành công nghiệp Hà Lan trong tháng 4/2021 tăng 12,7% so với tháng 4/2020, sau khi tăng 3,3% trong tháng trước đó. Sản xuất công nghiệp của Hà Lan đã trở lại mức các tháng đầu năm 2020, khi chưa có dịch Covid-19. Trong tháng 4/2021, hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, ngành sản xuất thiết bị vận tải đạt mức tăng trưởng cao nhất, tăng 67,5% do một số công ty trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã đóng cửa nhà máy một năm trước đó vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã quay trở lại sản xuất.
Trong tháng 5/2021, tâm lý của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được cải thiện hơn nữa và niềm tin của nhà sản xuất ở mức cao nhất trong ba năm gần đây. Hà Lan phụ thuộc vào hàng xuất nhập khẩu từ các thị trường lớn Mỹ, Trung Quốc và Nga để tái xuất.
Trong vài năm qua, sự phục hồi ở châu Âu đã đưa nền kinh tế Hà Lan phát triển với tốc độ năng động, tuy nhiên sự bất ổn thương mại ở cấp độ toàn cầu, tiến trình Brexit và hơn hết là sự lây lan của đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nền kinh tế Hà Lan.
Một đặc điểm quan trọng trong chuỗi sản xuất của Hà Lan là các công ty sản xuất phải nhập khẩu nguyên liệu thô và bán thành phẩm để xuất khẩu. Gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu của hàng hóa do Hà Lan sản xuất bao gồm hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu trước đây. Hiện tượng này được gọi là chuyên môn hóa theo chiều dọc. Điều này cho thấy tỷ trọng nhập khẩu trong xuất khẩu ngày càng tăng đối với cả hàng hóa và dịch vụ.
Những mặt hàng xuất khẩu của Hà Lan bao gồm các sản phẩm được sản xuất tại Hà Lan cũng như các sản phẩm nhập khẩu được tái xuất. Nhập khẩu từ Nga chủ yếu thuộc nhóm nguyên liệu thô và nhiên liệu khoáng sản; Nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thuộc máy móc và thiết bị vận tải, các sản phẩm công nghiệp được nhập khẩu từ Trung Quốc để tái xuất. Về máy móc và thiết bị giao thông, loại máy bay và phụ tùng, các sản phẩm hóa chất đều được nhập khẩu từ Mỹ.
Trong giai đoạn 2017 - 2020 và quý I/2021, nhập khẩu hàng hóa của Hà Lan từ Việt Nam liên tục được cải thiện và tăng trưởng khả quan kể từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU có hiệu lực. Thị phần hàng hóa của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hà Lan không ngừng được cải thiện, từ mức 0,94% trong năm 2017, lên 131% trong năm 2020.
Quý I/2021, nhập khẩu hàng hóa của Hà Lan từ Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam tiếp tục cải thiện. Đặc biệt, với những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, tỷ trọng nhiều mặt hàng của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hà Lan đã cải thiện đáng kể như giày dép các loại (mã HS64); đồ nội thất các loại (mã HS 94)… Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nhập khẩu của Hà Lan.
Với những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, kỳ vọng tỷ trọng hàng của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hà Lan sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới, đặc biệt là đối với các mặt hàng tiêu dùng do đây không phải là nhóm ngành công nghiệp Hà Lan phát triển mạnh.
Nguốn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương