Ngày 16/4/2021 tại Hà Nội, Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến ĐT TM và DL thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức Hội nghị “Gian hàng Việt trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp phân phối sản phẩm trên Sàn Thương mại điện tử”.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phát biểu khai mạc Hội nghị
Hội nghị nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất Việt Nam thực hiện chuyển đổi số, mở rộng kênh phân phối hàng hóa trên môi trường trực tuyến, kết nối với người tiêu dùng thông qua chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tham dự Hội nghị có ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương; bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch thành phố Hà Nội (HPA); đại diện Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, Cục Thông tin đối ngoại - Bộ Thông tin và Truyền thông, Quỹ Châu Á, các hiệp hội ngành hàng và gần 50 doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực nông sản thực phẩm, chè, cà phê, thủ công mỹ nghệ, dệt may, hàng gia dụng…
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, xu hướng tiêu dùng trực tuyến đang ngày càng phổ biến, đặc biệt trong thời gian qua, những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã tạo ra động lực mới cho thương mại điện tử phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, hợp tác xã đã tìm ra được hướng đi mới để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua thị trường thương mại điện tử. Đặc biệt, các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như CPTPP và EVFTA được ký kết mang đến những cơ hội và thách thức mới cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam; đòi hỏi sự đồng hành của các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối, các sàn thương mại điện tử... tạo nên một cộng đồng hàng Việt từ hệ thống các siêu thị lớn, siêu thị quy mô vừa và nhỏ, hệ thống chợ truyền thống, các hệ thống bán buôn và bán lẻ cho tới kênh phân phối hiện đại trên sàn thương mại điện tử.
Theo ông Hải, “Gian hàng Việt trực tuyến” là một ý tưởng sáng tạo nhằm tạo ra cầu nối giúp doanh nghiệp sản xuất Việt kết nối với kênh phân phối hiện đại, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân trong nước cũng như thúc đẩy tiêu dùng nội địa, hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam thị trường trong nước, hướng tới sự phát triển bền vững.
Giới thiệu rõ hơn về Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử, ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (CID) thuộc Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số chia sẻ, với sự phối hợp chặt chẽ với các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam như Sendo, Voso (Viettel Post), Tiki và mô hình phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng, “Gian hàng Việt trực tuyến” giúp phân phối sản phẩm do doanh nghiệp Việt sản xuất tới tận tay người tiêu dùng Việt trong cả nước thông qua hệ thống chuyển phát thương mại điện tử một cách nhanh chóng với chi phí thấp”. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt tham gia phân phối trên “Gian hàng Việt trực tuyến” còn được truyền thông quảng bá, được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt từ các sàn thương mại điện tử, được hỗ trợ chi phí chuyển phát, và hỗ trợ tài chính từ các đối tác của chương trình.
Trong khuôn khổ Hội nghị, các doanh nghiệp được phổ biến về thương mại điện tử, hướng dẫn, tư vấn các thức kinh doanh thương mại điện tử, phân phối hàng hóa hiệu quả trên sàn thương mại điện tử, tư vấn về giải pháp truy xuất nguồn gốc, các gói hỗ trợ tài chính và chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được trao đổi, tìm hiểu sâu hơn từ đại diện của các đơn vị triển khai và các đối tác hợp tác của Chương trình về “Gian hàng Việt trực tuyến”, hình thức kinh doanh hiện đại trong bối cảnh mới như Sàn thương mại điện tử Sendo, Hiệp hội xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank)...
Gần 20 doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành ký kết thỏa thuận triển khai phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến”. Ngay tại Hội nghị, thay mặt đơn vị tổ chức, Lãnh đạo Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch thành phố Hà Nội đã trao các thỏa thuận triển khai cho các doanh nghiệp trong đợt này.
Trong thời gian tới, Chương trình Kết nối thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất Việt mở rộng kênh phân phối hàng hoá trên môi trường trực tuyến, kết nối với người tiêu dùng thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử tiếp tục được Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối hợp tổ chức, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và doanh nghiệp các tỉnh thành phố trên cả nước nói chung.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phát biểu khai mạc Hội nghị
Hội nghị nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất Việt Nam thực hiện chuyển đổi số, mở rộng kênh phân phối hàng hóa trên môi trường trực tuyến, kết nối với người tiêu dùng thông qua chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tham dự Hội nghị có ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương; bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch thành phố Hà Nội (HPA); đại diện Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, Cục Thông tin đối ngoại - Bộ Thông tin và Truyền thông, Quỹ Châu Á, các hiệp hội ngành hàng và gần 50 doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực nông sản thực phẩm, chè, cà phê, thủ công mỹ nghệ, dệt may, hàng gia dụng…
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, xu hướng tiêu dùng trực tuyến đang ngày càng phổ biến, đặc biệt trong thời gian qua, những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã tạo ra động lực mới cho thương mại điện tử phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, hợp tác xã đã tìm ra được hướng đi mới để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua thị trường thương mại điện tử. Đặc biệt, các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như CPTPP và EVFTA được ký kết mang đến những cơ hội và thách thức mới cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam; đòi hỏi sự đồng hành của các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối, các sàn thương mại điện tử... tạo nên một cộng đồng hàng Việt từ hệ thống các siêu thị lớn, siêu thị quy mô vừa và nhỏ, hệ thống chợ truyền thống, các hệ thống bán buôn và bán lẻ cho tới kênh phân phối hiện đại trên sàn thương mại điện tử.
Theo ông Hải, “Gian hàng Việt trực tuyến” là một ý tưởng sáng tạo nhằm tạo ra cầu nối giúp doanh nghiệp sản xuất Việt kết nối với kênh phân phối hiện đại, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân trong nước cũng như thúc đẩy tiêu dùng nội địa, hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam thị trường trong nước, hướng tới sự phát triển bền vững.
Giới thiệu rõ hơn về Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử, ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (CID) thuộc Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số chia sẻ, với sự phối hợp chặt chẽ với các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam như Sendo, Voso (Viettel Post), Tiki và mô hình phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng, “Gian hàng Việt trực tuyến” giúp phân phối sản phẩm do doanh nghiệp Việt sản xuất tới tận tay người tiêu dùng Việt trong cả nước thông qua hệ thống chuyển phát thương mại điện tử một cách nhanh chóng với chi phí thấp”. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt tham gia phân phối trên “Gian hàng Việt trực tuyến” còn được truyền thông quảng bá, được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt từ các sàn thương mại điện tử, được hỗ trợ chi phí chuyển phát, và hỗ trợ tài chính từ các đối tác của chương trình.
Trong khuôn khổ Hội nghị, các doanh nghiệp được phổ biến về thương mại điện tử, hướng dẫn, tư vấn các thức kinh doanh thương mại điện tử, phân phối hàng hóa hiệu quả trên sàn thương mại điện tử, tư vấn về giải pháp truy xuất nguồn gốc, các gói hỗ trợ tài chính và chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được trao đổi, tìm hiểu sâu hơn từ đại diện của các đơn vị triển khai và các đối tác hợp tác của Chương trình về “Gian hàng Việt trực tuyến”, hình thức kinh doanh hiện đại trong bối cảnh mới như Sàn thương mại điện tử Sendo, Hiệp hội xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank)...
Gần 20 doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành ký kết thỏa thuận triển khai phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến”. Ngay tại Hội nghị, thay mặt đơn vị tổ chức, Lãnh đạo Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch thành phố Hà Nội đã trao các thỏa thuận triển khai cho các doanh nghiệp trong đợt này.
Trong thời gian tới, Chương trình Kết nối thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất Việt mở rộng kênh phân phối hàng hoá trên môi trường trực tuyến, kết nối với người tiêu dùng thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử tiếp tục được Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối hợp tổ chức, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và doanh nghiệp các tỉnh thành phố trên cả nước nói chung.
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại