Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Mordor Intelligence, thị trường Logistics bên thứ ba (3PL) của Hàn Quốc dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trên 8%/năm trong giai đoạn 2020-2025.
 

Thị trường 3PL của Hàn Quốc giai đoạn 2016-2020 và dự báo đến 2025
Nguồn: Mordor Intelligence
GDP từ hoạt động vận tải ở Hàn Quốc giảm từ 13.147,60 tỷ KRW trong quý III năm 2020 xuống 12.924,30 tỷ KRW trong quý IV năm 2020 do tác động của dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư quốc tế sôi động của Hàn Quốc được dự báo sẽ giúp thị trường logistics của nước này sớm phục hồi trong năm 2021. 
Hàn Quốc là một trong năm thị trường 3PL hàng đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngành logistics ở Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng trong mười năm qua với các công ty đa quốc gia sản xuất lớn và kinh doanh trên quy mô lớn. Những năm gần đây, những công ty logistics tại Hàn Quốc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng, giảm chi phí logistics và tạo lợi thế cho họ trên thị trường quốc tế.
Ngoài các chi nhánh logistics nội bộ của các doanh nghiệp lớn, các công ty 3PL đang mở rộng cơ sở của họ ở trong nước. 
Sự tăng trưởng của thương mại điện tử do thay đổi cấu trúc hiện đang mở rộng sự phát triển của nó sang thị trường tạp hóa trực tuyến, thúc đẩy nhu cầu về một loại tài sản logistics mới. Đồng thời, các cuộc cạnh tranh để phân phối hàng tạp hóa với chất lượng tốt đang thúc đẩy các nhà bán lẻ tìm kiếm các trung tâm logistics ở khu vực Greater Seoul.
Trong đại dịch COVID-19, các công ty thương mại điện tử như Coupang hưởng lợi từ xu hướng giao dịch không tiếp xúc ở Hàn Quốc, với lượng đơn đặt hàng tăng vọt đối với hàng tạp hóa và các sản phẩm khác. Điều này thúc đẩy logistics phục vụ cho thương mại điện tử với các dịch vụ giao hàng dặm cuối có hoặc không có tiếp xúc trực tiếp, hệ thống kho hàng quy mô nhỏ và linh hoạt phục vụ việc phân phối hàng thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới; dịch vụ tủ khóa và các trạm giao, đổi trả hàng…
Đến nay, thị trường 3PL tại Hàn Quốc khá phân mảnh với một số lượng lớn các công ty trong nước và quốc tế, trong đó các công ty như CJ Logistics, Pants Logistics và Lotte Global Logistics là những công ty chủ chốt. 
Tăng trưởng kinh tế ổn định và sự mở rộng nhanh chóng của các nhà bán lẻ thương mại điện tử như Coupang, Wemakeprice, 11street, G-Market và TMON, các công ty sản xuất đặc biệt trong lĩnh vực ô tô và máy móc thiết bị, những nỗ lực để giảm thiểu phát thải carbon… đã góp phần thúc đẩy nhu cầu đối với các công ty logistics bên thứ ba. Các công ty này cũng đang tập trung vào việc áp dụng tự động hóa vào các hoạt động của mình và đổi mới nguồn cung năng lượng thế hệ mới của họ để giảm lượng khí thải carbon.
Một trong những phát triển gần đây có thể thấy là các trạm xăng của Hàn Quốc đang hợp tác với các nhà khai thác dịch vụ chuyển phát nhanh, cho thuê lại các cơ sở của họ làm trung tâm logistics, tạo một động lực mới cho ngành giao hàng địa phương:
+ Hyundai Oilbank Co., một công ty lọc dầu lớn ở Hàn Quốc, đã ký hợp tác chiến lược với công ty thương mại điện tử Coupang Inc. để thiết lập hệ thống logistics tại các trạm xăng. Theo đó, các trạm xăng sẽ cung cấp không gian cho Coupang, người sẽ sử dụng không gian đó để tạo điều kiện cho dịch vụ “Giao hàng siêu tốc” đặc trưng của mình đề xuất giao hàng trong vòng 24 giờ. 
+ SK Energy Co. và GS Caltex Corp., (hai công ty bán dầu lớn nhất Hàn Quốc), đã cho phép các trạm xăng của họ giao cho công ty khởi nghiệp Zoomma Co., công ty điều hành dịch vụ nhận bưu kiện đúng giờ được gọi là “Homepick”.
Số hộ độc thân tính theo phần trăm tổng số hộ gia đình cũng tăng lên trong những năm gần đây, tăng từ 24% năm 2011 lên 29% năm 2018. Sự thay đổi xã hội này, cùng với sự gia tăng số lượng các gia đình thu nhập kép, cũng đang tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ trong bán hàng tạp hóa trực tuyến.
Những thay đổi về nhân khẩu học và xã hội này đang thúc đẩy các công ty thương mại điện tử B2C và các công ty 3PL thiết lập các trung tâm logistics hiện đại với chuỗi cung ứng phức tạp và không gian lưu trữ lớn. Ví dụ, vào tháng 10 năm 2019, DHL Express đã công bố kế hoạch đầu tư 131 triệu euro để tăng gần gấp ba quy mô của cơ sở phân loại gói hàng gần Sân bay Quốc tế Incheon ở Hàn Quốc, nhằm đáp ứng các lô hàng thương mại điện tử đang gia tăng trong khu vực tăng nhanh chóng, tăng tổng khối lượng xử lý lên hơn 150% và tăng diện tích từ 20.000 mét vuông lên 58.700 mét vuông. Như vậy cơ sở Incheon sẽ trở thành “cửa ngõ” lớn nhất của DHL Express trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Chi tiết trong Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc: số tháng 01/2021