Bộ Công nghiệp Thái Lan (MOI) cho biết ngành thực phẩm nội địa ghi nhận kết quả ấn tượng trong 7 tháng đầu năm 2021, bất chấp những thách thức liên tục của Covid-19, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thực phẩm và chế biến thực phẩm.
Thái Lan nỗ lực đưa ngành thực phẩm tăng trưởng trở lại
Bộ Công nghiệp Thái Lan (MOI) cho biết ngành thực phẩm nội địa ghi nhận kết quả ấn tượng trong 7 tháng đầu năm 2021, bất chấp những thách thức liên tục của Covid-19, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thực phẩm và chế biến thực phẩm.
Ngành thực phẩm Thái Lan đang dần quay trở lại trạng thái tăng trưởng và mở rộng sau khi ghi nhận suy giảm trong năm 2020. Chỉ số sản xuất công nghiệp (MPI) trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu nhờ sử dụng giải pháp “seal and bubble” (tương tự chính sách 3 tại chỗ của VIệt Nam) tại các nhà máy có cụm lây nhiễm Covid 19 để kiểm soát rủi ro và ngăn ngừa bùng phát dịch bệnh tại các nhà máy, đồng thời cho phép phần lớn các nhà máy vận hành các dây chuyền sản xuất như bình thường. Ngoài ra, sản lượng nguyên liệu nông sản tăng và có thể đảm bảo đủ nguồn cung đa dạng cho chế biến sản phẩm, đặc biệt là những ngành sử dụng mía đường, sắn và rau quả.
Thái Lan triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế
Nội các Thái Lan đã phê chuẩn gói cứu trợ trị giá 92 tỉ Bạt cùng chương trình ưu đãi người nước ngoài đến đầu tư tại Thái Lan trong nỗ lực nhằm vực dậy nền kinh tế. Gói 92 tỉ Bạt bao gồm: (i) 42 tỉ Bạt được chuyển khoản thẳng vào tài khoản ngân hàng của người dân thông qua các chương trình trợ cấp 50-50 (chương trình đồng chi trả) vào tháng 11, 12; (ii) Gói 37,5 tỉ Bạt dành cho chương trình trợ giúp các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ trang trải chi phí cho hơn 4,2 triệu việc làm; (iii) 12,5 tỷ còn lại để dành kích thích nhu cầu mua sắm cho người dân có thu nhập cao và ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch, và để chuyển khoản thẳng vào thẻ an sinh xã hội cho người lao động nghèo trên 60 tuổi.
Xuất khẩu theo FTA và GSP của Thái Lan tiếp tục tăng
Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, kim ngạch xuất khẩu của nước này sử dụng các ưu đãi thuế quan theo FTA và GSP trong tháng 8 năm 2021 đạt 7,34 tỷ USD, tăng 18,29%, bao gồm 7,03 tỷ USD theo FTA và 340 triệu USD từ GSP. 8 tháng đầu năm 2021 tổng kim ngạch xuất khẩu theo FTA và GSP đạt trị giá 53,8 tỷ USD, tăng 36,46% so với cùng kỳ năm 2020.
Việc tận dụng các ưu đãi thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu trong khuôn khổ FTA không ngừng gia tăng. Đây là kết quả của nhu cầu hàng hóa tăng cao từ sự phục hồi kinh tế toàn cầu nói chung và từ việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 ở các nước.
Năm khuôn khổ FTA có tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế cao nhất là: ASEAN-Trung Quốc; Thái Lan - Peru; Thái Lan-Chile; Thái Lan - Nhật Bản và ASEAN-Hàn Quốc. Các sản phẩm hưởng ưu đãi cao từ FTA bao gồm sản phẩm công nghiệp, thực phẩm, đồ uống và nông sản, ô tô tải, điều hòa không khí, trái cây, cao su tự nhiên, v.v.
Nhóm thị trường xuất khẩu mà Thái Lan được hưởng lợi nhiều nhất ưu đãi thuế quan theo GSP là Hoa Kỳ, tiếp theo là Thụy Sĩ, Nga và Na Uy. Các sản phẩm được hưởng ưu đãi GSP cao gồm ngô ngọt, thịt đóng hộp, hỗn hợp các chất tạo mùi sử dụng trong công nghiệp thực phẩm hoặc đồ uống, v.v.
Thái Lan thông qua chương trình ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài
Mới đây, Nội các Thái Lan đã phê duyệt về nguyên tắc chương trình “Flexible Plus” do Bộ Nội vụ đề xuất nhằm mục đích trao quyền lợi đặc biệt cho người nước ngoài thu nhập cao đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Thái Lan.
Chương trình sẽ cho phép nhà đầu tư sở hữu Thẻ Thailand Privilege với điều kiện đầu tư ít nhất 01 triệu USD trong 01 năm sau khi đăng ký. Người nước ngoài đăng ký chương trình này có thể được cấp giấy phép lao động.
Những người được cấp thẻ Thailand Privilege, bao gồm cả vợ/chồng và con dưới 20 tuổi, sẽ được cấp ′′Smart Visa′′ (thị thực thông minh) để tạm trú trong thời hạn 5 năm. Thị thực này có thể được gia hạn trong suốt thời gian đầu tư ở Thái Lan.
Các lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài chưa được phép đầu tư tại Thái Lan gồm bất động sản, các công ty đại chúng (plc), chứng khoán, cổ phiếu phổ thông, trái phiếu và bất kỳ đơn vị đầu tư nào được ủy quyền bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch.
Tổng cục Du lịch Thái Lan kỳ vọng chiến dịch ưu đãi đặc biệt này sẽ thu hút 10,000 người nước ngoài thu nhập cao, mang lại 300 tỷ bạt cho nền kinh tế Thái Lan.
Giá gạo Thái Lan có khả năng tăng trong thời gian tới
Sau khi đã giảm khoảng 30% so với thời điểm giá đạt đỉnh vào tháng 02 vừa qua, giá gạo Thái Lan có nguy cơ tăng trở lại do giá phân bón – mặt hàng chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp - tăng cao. Do phần lớn lượng phân bón phục vụ sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc nên các thay đổi về chính sách sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc cũng như khó khăn trong hoạt động vận tải biển quốc tế hiện tại cũng ảnh hưởng đến lúa gạo. Hiện tại giá phân bón tại Thái Lan đã tăng gần gấp đôi so với năm 2020, thậm chí giá 1kg phân bón đắt hơn 1kg gạo. Trong bối cảnh các vùng trồng lúa đang chịu cảnh lũ lụt trên diện rộng thì chi phí phân bón tăng sẽ trở thành gánh nặng cho người nông dân, tác động đến giá lúa gạo.
Thái Lan nỗ lực đưa ngành thực phẩm tăng trưởng trở lại
Bộ Công nghiệp Thái Lan (MOI) cho biết ngành thực phẩm nội địa ghi nhận kết quả ấn tượng trong 7 tháng đầu năm 2021, bất chấp những thách thức liên tục của Covid-19, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thực phẩm và chế biến thực phẩm.
Ngành thực phẩm Thái Lan đang dần quay trở lại trạng thái tăng trưởng và mở rộng sau khi ghi nhận suy giảm trong năm 2020. Chỉ số sản xuất công nghiệp (MPI) trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu nhờ sử dụng giải pháp “seal and bubble” (tương tự chính sách 3 tại chỗ của VIệt Nam) tại các nhà máy có cụm lây nhiễm Covid 19 để kiểm soát rủi ro và ngăn ngừa bùng phát dịch bệnh tại các nhà máy, đồng thời cho phép phần lớn các nhà máy vận hành các dây chuyền sản xuất như bình thường. Ngoài ra, sản lượng nguyên liệu nông sản tăng và có thể đảm bảo đủ nguồn cung đa dạng cho chế biến sản phẩm, đặc biệt là những ngành sử dụng mía đường, sắn và rau quả.
Thái Lan triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế
Nội các Thái Lan đã phê chuẩn gói cứu trợ trị giá 92 tỉ Bạt cùng chương trình ưu đãi người nước ngoài đến đầu tư tại Thái Lan trong nỗ lực nhằm vực dậy nền kinh tế. Gói 92 tỉ Bạt bao gồm: (i) 42 tỉ Bạt được chuyển khoản thẳng vào tài khoản ngân hàng của người dân thông qua các chương trình trợ cấp 50-50 (chương trình đồng chi trả) vào tháng 11, 12; (ii) Gói 37,5 tỉ Bạt dành cho chương trình trợ giúp các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ trang trải chi phí cho hơn 4,2 triệu việc làm; (iii) 12,5 tỷ còn lại để dành kích thích nhu cầu mua sắm cho người dân có thu nhập cao và ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch, và để chuyển khoản thẳng vào thẻ an sinh xã hội cho người lao động nghèo trên 60 tuổi.
Xuất khẩu theo FTA và GSP của Thái Lan tiếp tục tăng
Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, kim ngạch xuất khẩu của nước này sử dụng các ưu đãi thuế quan theo FTA và GSP trong tháng 8 năm 2021 đạt 7,34 tỷ USD, tăng 18,29%, bao gồm 7,03 tỷ USD theo FTA và 340 triệu USD từ GSP. 8 tháng đầu năm 2021 tổng kim ngạch xuất khẩu theo FTA và GSP đạt trị giá 53,8 tỷ USD, tăng 36,46% so với cùng kỳ năm 2020.
Việc tận dụng các ưu đãi thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu trong khuôn khổ FTA không ngừng gia tăng. Đây là kết quả của nhu cầu hàng hóa tăng cao từ sự phục hồi kinh tế toàn cầu nói chung và từ việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 ở các nước.
Năm khuôn khổ FTA có tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế cao nhất là: ASEAN-Trung Quốc; Thái Lan - Peru; Thái Lan-Chile; Thái Lan - Nhật Bản và ASEAN-Hàn Quốc. Các sản phẩm hưởng ưu đãi cao từ FTA bao gồm sản phẩm công nghiệp, thực phẩm, đồ uống và nông sản, ô tô tải, điều hòa không khí, trái cây, cao su tự nhiên, v.v.
Nhóm thị trường xuất khẩu mà Thái Lan được hưởng lợi nhiều nhất ưu đãi thuế quan theo GSP là Hoa Kỳ, tiếp theo là Thụy Sĩ, Nga và Na Uy. Các sản phẩm được hưởng ưu đãi GSP cao gồm ngô ngọt, thịt đóng hộp, hỗn hợp các chất tạo mùi sử dụng trong công nghiệp thực phẩm hoặc đồ uống, v.v.
Thái Lan thông qua chương trình ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài
Mới đây, Nội các Thái Lan đã phê duyệt về nguyên tắc chương trình “Flexible Plus” do Bộ Nội vụ đề xuất nhằm mục đích trao quyền lợi đặc biệt cho người nước ngoài thu nhập cao đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Thái Lan.
Chương trình sẽ cho phép nhà đầu tư sở hữu Thẻ Thailand Privilege với điều kiện đầu tư ít nhất 01 triệu USD trong 01 năm sau khi đăng ký. Người nước ngoài đăng ký chương trình này có thể được cấp giấy phép lao động.
Những người được cấp thẻ Thailand Privilege, bao gồm cả vợ/chồng và con dưới 20 tuổi, sẽ được cấp ′′Smart Visa′′ (thị thực thông minh) để tạm trú trong thời hạn 5 năm. Thị thực này có thể được gia hạn trong suốt thời gian đầu tư ở Thái Lan.
Các lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài chưa được phép đầu tư tại Thái Lan gồm bất động sản, các công ty đại chúng (plc), chứng khoán, cổ phiếu phổ thông, trái phiếu và bất kỳ đơn vị đầu tư nào được ủy quyền bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch.
Tổng cục Du lịch Thái Lan kỳ vọng chiến dịch ưu đãi đặc biệt này sẽ thu hút 10,000 người nước ngoài thu nhập cao, mang lại 300 tỷ bạt cho nền kinh tế Thái Lan.
Giá gạo Thái Lan có khả năng tăng trong thời gian tới
Sau khi đã giảm khoảng 30% so với thời điểm giá đạt đỉnh vào tháng 02 vừa qua, giá gạo Thái Lan có nguy cơ tăng trở lại do giá phân bón – mặt hàng chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp - tăng cao. Do phần lớn lượng phân bón phục vụ sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc nên các thay đổi về chính sách sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc cũng như khó khăn trong hoạt động vận tải biển quốc tế hiện tại cũng ảnh hưởng đến lúa gạo. Hiện tại giá phân bón tại Thái Lan đã tăng gần gấp đôi so với năm 2020, thậm chí giá 1kg phân bón đắt hơn 1kg gạo. Trong bối cảnh các vùng trồng lúa đang chịu cảnh lũ lụt trên diện rộng thì chi phí phân bón tăng sẽ trở thành gánh nặng cho người nông dân, tác động đến giá lúa gạo.
Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan