Trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm vì đại dịch Covid-19, quan hệ kinh tế Việt Nam và Canada vẫn nổi lên một trong những mô hình hợp tác thành công về thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hoạt động xuất nhập khẩu đã ghi dấu ấn đậm nét với hơn 94% dòng thuế xuất khẩu vào Canada và gần 66% dòng thuế nhập khẩu từ Canada được miễn thuế theo CPTPP ngay từ đầu 2019.
Trước CPTPP, Việt Nam và Canada chưa có chung hiệp định thương mại tự do (FTA) nào. Do đó, hàng hoá của Canada nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu mức thuế nhập khẩu chung (thuế MFN, áp dụng cho các nước thành viên WTO). Mức thuế nhập khẩu MFN của Việt Nam năm 2018 trung bình là 11,86%, mức cao nhất trong số các nước CPTPP.
Với mức giảm thuế như trong CPTPP, hàng hoá của Canada nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng lợi đáng kể với khoảng phân nửa sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Canada sang Việt Nam được xoá bỏ thuế quan như than đá, máy và thiết bị cơ khí, gỗ, nhựa, nhôm, giấy, bìa…
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng cao
Xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng liên tục trong giai đoạn 2010 - 2020. Năm 2019 – năm đầu tiên thực hiện CPTPP, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 3,9 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2018. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid - 19, xuất khẩu của Việt Nam sang Canada vẫn tăng trưởng ấn tượng 13%, cao gấp đôi so với tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam năm 2020 là 6,5% và đạt gần 4,4 tỷ USD.
Xuất khẩu sang Canada mới chỉ chiếm 1,48% trong tổng xuất khẩu đi thế giới của Việt Nam. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Canada là điện thoại và linh kiện, giày dép, quần áo, đồ nội thất, máy móc thiết bị cơ khí, đồ gỗ, thuỷ sản, đồ da, hoa quả, đồ chơi. Tuy nhiên, thị phần thực chất của các sản phẩm Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ, so với các đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc, Mỹ, Mexico, Campuchia, Đài Loan…
Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Canada dù còn khiêm tốn nhưng vẫn vượt trội so với các đối tác còn lại trong CPTPP. Năm 2019, Việt Nam đạt 1,67% tỷ lệ tận dụng ưu đãi chung khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP, trong khi tỷ lệ này với Canada đạt hơn 8%.
Thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam
Mặc dù Canada là quốc gia có quy mô dân số nhỏ nhưng có mức thu nhập cao với tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 46.290 USD/ năm, là thị trường tiêu dùng có sức mua lớn thứ hai trong CPTPP. Do đó, đây được coi là một trong những thị trường có tiềm năng tăng trưởng nhất của xuất khẩu Việt Nam. Các cam kết cắt giảm thuế quan của Canada đối với hàng hoá của Việt Nam trong CPTPP là rất đáng kể.
Ngoài ra, theo khảo sát, hầu hết người tiêu dùng Canada mua sắm số lượng lớn hàng hóa và dịch vụ ngoài những nhu cầu cơ bản, 50% người tiêu dùng nước này sẵn sàng thử sản phẩm từ các thương hiệu mới nếu giá cả phải chăng hơn.
Bên cạnh đó, Việt Nam có thế mạnh ở nhiều mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản và sản phẩm công nghiệp nhẹ, trong khi Canada là một quốc gia công nghiệp phát triển giàu tài nguyên, có thế mạnh về nguyên nhiên liệu và sản phẩm công nghiệp nặng. Sự bổ sung tương đối trong cơ cấu sản phẩm của hai nước hứa hẹn tạo ra nhiều cơ hội và giá trị gia tăng cho thương mại song phương.
Trước CPTPP, Việt Nam và Canada chưa có chung hiệp định thương mại tự do (FTA) nào. Do đó, hàng hoá của Canada nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu mức thuế nhập khẩu chung (thuế MFN, áp dụng cho các nước thành viên WTO). Mức thuế nhập khẩu MFN của Việt Nam năm 2018 trung bình là 11,86%, mức cao nhất trong số các nước CPTPP.
Với mức giảm thuế như trong CPTPP, hàng hoá của Canada nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng lợi đáng kể với khoảng phân nửa sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Canada sang Việt Nam được xoá bỏ thuế quan như than đá, máy và thiết bị cơ khí, gỗ, nhựa, nhôm, giấy, bìa…
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng cao
Xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng liên tục trong giai đoạn 2010 - 2020. Năm 2019 – năm đầu tiên thực hiện CPTPP, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 3,9 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2018. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid - 19, xuất khẩu của Việt Nam sang Canada vẫn tăng trưởng ấn tượng 13%, cao gấp đôi so với tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam năm 2020 là 6,5% và đạt gần 4,4 tỷ USD.
Xuất khẩu sang Canada mới chỉ chiếm 1,48% trong tổng xuất khẩu đi thế giới của Việt Nam. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Canada là điện thoại và linh kiện, giày dép, quần áo, đồ nội thất, máy móc thiết bị cơ khí, đồ gỗ, thuỷ sản, đồ da, hoa quả, đồ chơi. Tuy nhiên, thị phần thực chất của các sản phẩm Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ, so với các đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc, Mỹ, Mexico, Campuchia, Đài Loan…
Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Canada dù còn khiêm tốn nhưng vẫn vượt trội so với các đối tác còn lại trong CPTPP. Năm 2019, Việt Nam đạt 1,67% tỷ lệ tận dụng ưu đãi chung khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP, trong khi tỷ lệ này với Canada đạt hơn 8%.
Thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam
Mặc dù Canada là quốc gia có quy mô dân số nhỏ nhưng có mức thu nhập cao với tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 46.290 USD/ năm, là thị trường tiêu dùng có sức mua lớn thứ hai trong CPTPP. Do đó, đây được coi là một trong những thị trường có tiềm năng tăng trưởng nhất của xuất khẩu Việt Nam. Các cam kết cắt giảm thuế quan của Canada đối với hàng hoá của Việt Nam trong CPTPP là rất đáng kể.
Ngoài ra, theo khảo sát, hầu hết người tiêu dùng Canada mua sắm số lượng lớn hàng hóa và dịch vụ ngoài những nhu cầu cơ bản, 50% người tiêu dùng nước này sẵn sàng thử sản phẩm từ các thương hiệu mới nếu giá cả phải chăng hơn.
Bên cạnh đó, Việt Nam có thế mạnh ở nhiều mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản và sản phẩm công nghiệp nhẹ, trong khi Canada là một quốc gia công nghiệp phát triển giàu tài nguyên, có thế mạnh về nguyên nhiên liệu và sản phẩm công nghiệp nặng. Sự bổ sung tương đối trong cơ cấu sản phẩm của hai nước hứa hẹn tạo ra nhiều cơ hội và giá trị gia tăng cho thương mại song phương.
Nguồn: Vietnamexport.com