Với mục tiêu hỗ trợ các công ty Nhật Bản xuất khẩu hệ thống cơ sở hạ tầng, chính phủ nước này đã thành lập Hội đồng Quản lý Chiến lược Cơ sở hạ tầng vào năm 2013 và xây dựng Chiến lược Xuất khẩu cho Hệ thống Cơ sở hạ tầng. Kể từ đó, Nhật Bản đã tổ chức các cuộc thảo luận định kỳ về nhiều chủ đề, chẳng hạn như các khu vực mục tiêu và các loại cơ sở hạ tầng mà nước này có thể xuất khẩu.

Năm 2020, chính phủ Nhật Bản đã tổ chức các cuộc thảo luận kể từ tháng 2 năm 2020 về việc xây dựng một chiến lược mới cho xuất khẩu hệ thống cơ sở hạ tầng từ năm 2021. Trong các cuộc thảo luận này, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI ) xác định phải khuyến khích hơn nữa xuất khẩu hệ thống cơ sở hạ tầng, có tính đến thị trường của các công ty Nhật Bản, những thách thức ở cấp độ toàn cầu và các tình huống xã hội khác.
METI đã thực hiện Hội nghị Bàn tròn về Xuất khẩu Hệ thống Cơ sở hạ tầng và tổ chức sáu cuộc họp với đại diện của các doanh nghiệp công nghiệp và các chuyên gia trong và ngoài nước, nhằm xác minh thực tế về xuất khẩu các hệ thống cơ sở hạ tầng được coi là cần thiết; thảo luận về các biện pháp liên quan dựa trên những phát hiện này theo hướng hợp lý hóa xuất khẩu cơ sở hạ tầng trong tương lai.
Năm 2020, các cuộc thảo luận tập trung vào chủ đề “năng lượng” cho vòng họp đầu tiên,  có tính đến tình hình xã hội xung quanh các lĩnh năng lượng và điện. 
Chủ đề “công nghệ kỹ thuật số” được xác định cho vòng họp thứ hai, với  ba cuộc họp từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2020 để xác định những thay đổi trong các kinh doanh kỹ thuật số và xu hướng; tổ chức các cuộc thảo luận về các hướng hành động trong tương lai....
Cuộc họp cuối cùng của năm nay được tổ chức vào ngày 13 tháng 11 năm 2020, dựa trên các cuộc thảo luận trong vòng họp thứ nhất và thứ hai, các thành viên đã tổ chức thảo luận để biên soạn một báo cáo cuối cùng liên quan đến những thách thức mà cả khu vực công và tư nhân phải giải quyết trong việc thúc đẩy xuất khẩu hệ thống cơ sở hạ tầng trong tương lai. Đây chính là cơ sở để hoàn thành Báo cáo về chiến lược xuất khẩu cơ sở hạ tầng mới của Nhật Bản, khuyến khích các dự án sử dụng công nghệ kỹ thuật số, năng lượng tái tạo do các công ty Nhật Bản phát triển. 
Ngoài việc xuất khẩu cơ sở hạ tầng chất lượng cao, các dịch vụ hỗ trợ vận hành, quản lý và duy tu các cơ sở hạ tầng này sau khi xây dựng cũng rất tiềm năng. Các lĩnh vực xuất khẩu tiềm năng gồm “thành phố thông minh” sử dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa cơ sở hạ tầng và “di chuyển như một dịch vụ” (MaaS), nghĩa là tích hợp tàu điện, taxi, các phương tiện tự lái và các phương tiện giao thông khác thành một dịch vụ di chuyển thống nhất. 
Theo dữ liệu mới nhất của Fitch Solutions, tại khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản hiện vẫn đang dẫn trước Trung Quốc về xuất khẩu xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đến cuối năm 2019, ác dự án do Nhật tài trợ trong 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực, gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, đạt mức 367 tỷ USD so với con số 255 tỷ USD của Trung Quốc.
Các số liệu nhấn mạnh cả nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng to lớn ở Đông Nam Á, cũng như sự vượt trội của Nhật Bản đối với Trung Quốc, mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình đẩy mạnh chi tiêu cho đường sắt và cảng thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường. Ngân hàng Phát triển Châu Á đã ước tính rằng các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ cần 210 tỷ USD mỗi năm cho đầu tư cơ sở hạ tầng từ năm 2016 đến năm 2030, để theo kịp đà tăng trưởng kinh tế.
 

Hình: Giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhật Bản và Trung Quốc tại một số nước Đông Nam Á đến năm 2019
Nguồn: Fitch Solutions

Để có báo cáo chi tiết, vui lòng liên hệ với ban biên tập website nganhhang.vn
Hotline: 098 781 81 58
Cố định: (024) 3934 1912
Email: [email protected]