Cam kết của Bru-nây:
Bru-nây cam kết xóa bỏ 92% số dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam (tương đương 7.639 dòng) ngay khi Hiệp định có hiệu lực, xóa bỏ tới 99,9% từ năm thứ 7 và xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu từ năm thứ 11.
Hiện tại (thời điểm tháng 7 năm 2021), Bru-nây chưa hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định CPTPP nên Hiệp định chưa có hiệu lực với Bru-nây. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, giả sử Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Bru-nây vào năm 2021, theo quy định của Hiệp định về việc áp dụng cắt ngang lộ trình giảm thuế đối với những nước thực thi sau, Bru-nây sẽ phải áp dụng ngay mức thuế theo mức cam kết ở năm thứ 4 trong biểu cam kết của mình.
Đối với mặt hàng giày dép, cam kết của Bru-nây được chia thành 2 nhóm gồm nhóm được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực và nhóm được xóa bỏ thuế quan sau 7 năm nhưng thuế suất cơ sở được giữ nguyên trong 6 năm đầu tiên (được ký hiệu trong biểu thuế là BD7-A). Các mặt hàng thuộc danh mục xóa bỏ thuế quan theo lộ trình BD7-A đều đang có mức thuế suất cơ sở là 5%, chủ yếu bao gồm một số loại giày dép thể thao có mũ giày bằng cao su, plastic hoặc da thuộc như giày ống trượt tuyết, giày ống gắn ván trượt; các loại giày có mũ giày bằng cao su, plastic có đai hoặc dây gắn mũ giày với đế bằng chốt cài; giày lặn các loại; giày có mũ giày bằng da thuộc, da tổng hợp hoặc vật liệu dệt…
Tuy nhiên, cam kết về thuế quan đối với mặt hàng giày dép của Bru-nây trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP được đánh giá là tương đối hạn chế so với các FTA khác mà Việt Nam và Bru-nây cùng là thành viên, bao gồm 07 FTA là Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA); Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA); Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Ôt-xtrây-lia - Niu Di-lân (AANZFTA); Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Đầu tư song phương ASEAN – Hồng Công, Trung Quốc (AHKFTA).
Tính đến tháng 4 năm 2021, cam kết thuế quan đối với mặt hàng giày dép (Chương HS 64) trong nhiều Hiệp định đã về 0% hoàn toàn (như ATIGA, AANZFTA, AJCEP…).
Cam kết của Chi-lê:
Chi-lê cam kết xóa bỏ 95,1% số dòng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, tương đương 60,2% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,9% số dòng thuế từ năm thứ 8. Đối với mặt hàng giày dép, Chilê cam kết lộ trình xóa bỏ thuế quan dài nhất là 4 năm (danh mục B4).
Hiện tại (thời điểm tháng 7 năm 2021), do Chi-lê chưa hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định CPTPP nên Hiệp định chưa có hiệu lực với Chi-lê. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, giả sử Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Chi-lê vào năm 2021, theo quy định của Hiệp định về việc áp dụng cắt ngang lộ trình giảm thuế đối với những nước thực thi sau, Chi-lê sẽ phải áp dụng ngay mức thuế theo mức cam kết ở năm thứ 4 trong biểu cam kết của mình. Tuy nhiên, ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam còn ký với Chi-lê Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chi-lê (VCFTA), có hiệu lực từ năm 2014.
Theo đó, các mặt hàng giày dép xuất khẩu từ Việt Nam sang Chi-lê đã được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn vào năm thứ 5 kể từ khi Hiệp định VCFTA có hiệu lực (nghĩa là vào năm 2019).
Cam kết của Ma-lai-xi-a:
Ma-lai-xi-a cam kết xóa bỏ 84,7% số dòng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực và xóa bỏ dần có lộ trình đối với các dòng thuế còn lại. Từ năm thứ 11, số dòng thuế cam kết cắt giảm của Ma-lai-xi-a lên tới 99,9%.
Với mặt hàng giày dép, Ma-lai-xi-a cam kết xóa bỏ hoàn toàn 100% dòng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP, Ma-lai-xi-a cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn đối với mặt hàng giày dép ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực với Malai-xi-a. Tương tự với Bru-nây, ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam và Ma-lai-xi-a cùng là thành viên của 07 FTA khác, bao gồm: ATIGA, ACFTA, AIFTA, AANZFTA, AKFTA, AJCEP và AHKFTA. Trong đó, đối với nhiều Hiệp định như AANZFTA, AJCEP, ACFTA, ATIGA, 100% dòng thuế mặt hàng giày dép của Việt Nam đã được xóa bỏ. Như vậy, cam kết thuế nhập khẩu của Ma-lai-xi-a đối với mặt hàng giày dép trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP và các Hiệp định này là tương đương nhau. Do đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn xuất khẩu theo cơ chế phù hợp với khả năng đáp ứng về quy tắc xuất xứ của mình.
Cam kết của Mê-hi-cô:
Mê-hi-cô cam kết xóa bỏ 77,2% số dòng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế từ năm thứ 10.
Với mặt hàng giày dép, Mê-hicô cam kết xóa bỏ 19/72 dòng thuế (tương đương 26,4%) ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Số dòng thuế còn lại xóa bỏ theo lộ trình.
Cụ thể, 6/72 dòng thuế (tương đương 8,3%) được xóa bỏ sau 5 năm, miễn thuế từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ 5; 24/72 dòng thuế (tương đương 33,3%) có lộ trình xóa bỏ 10 năm, miễn thuế từ ngày 01 tháng 01 năm thứ 10; 23/72 dòng thuế còn lại (tương đương 32%) xóa bỏ lộ trình 13 năm, tức là sẽ được miễn thuế từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ 13 sau khi Hiệp định có hiệu lực. Cho đến nay, Hiệp định CPTPP là FTA duy nhất mà Việt Nam ký với Mê-hi-cô.
Trong khuôn khổ Hiệp định này, Mê-hi-cô cam kết xóa bỏ thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng giày dép tối đa là 13 năm. Tuy lộ trình cam kết tương đối dài, các cam kết này được dự báo sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho giày dép Việt Nam do hiện nay thuế suất cơ sở của mặt hàng này khi nhập khẩu vào thị trường Mê-hi-cô rất cao, từ 10-30%.
Ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Mê-hi-cô vào ngày 30 tháng 12 năm 2018, 26,4% dòng thuế (mã HS 8 số) đã được xóa bỏ thuế nhập khẩu, trong đó có những dòng thuế có thuế suất cơ sở 30% (như một số loại giày nam, giày dép trẻ em hoặc trẻ sơ sinh, trừ loại có băng hoặc sản phẩm tương tự, khâu vá hoặc đúc ở đế và chồng chéo ở phần mũ…).
Các dòng hàng có lộ trình cam kết trung bình (5 năm) chủ yếu là các dòng hàng có thuế suất cơ sở 10 – 15% khi nhập khẩu vào thị trường Mê-hi-cô. Các dòng hàng có lộ trình cam kết dài (10 – 13 năm) chủ yếu là các dòng hàng có thuế suất cơ sở 20 – 30%, bao gồm giày có phần mũ làm từ cao su hoặc nhựa đến 90%, trừ giầy có miếng đắp hoặc tương tự gắn hoặc đúc vào đế và trên phần mũ; giày, dép có đai hoặc dây gắn mũ giày với đế bằng chốt cài; giày sử dụng cho tập tennis, bóng rổ, thể dục và các hoạt động tương tự làm từ gỗ, không có đế trong và kim loại bảo vệ mũi; và một số bộ phận của giày dép...
Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý rằng, về nguyên tắc, thuế nhập khẩu theo CPTPP mà Mê-hi-cô áp dụng đối với hàng có xuất xứ Việt Nam khác với mức thuế mà nước này áp dụng cho nhóm 5 nước thực thi Hiệp định đầu tiên (gồm Nhật Bản, Ốt-xtrây-lia, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Xinh-ga-po). Cụ thể, mức thuế đối với hàng hóa của Việt Nam sẽ bị cắt giảm hoặc xóa bỏ chậm hơn 1 năm so với mức thuế dành cho hàng hóa của 5 nước trên. Như vậy, vào thời điểm năm 2021, Mê-hi-cô áp dụng mức thuế nhập khẩu theo mức cam kết ở năm thứ 3 trong biểu của mình cho Việt Nam và mức cam kết ở năm thứ 4 trong biểu của mình cho 5 nước trên.
Cam kết của Nhật Bản:
Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế (tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản), và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm. Với sản phẩm giày dép, Nhật Bản xoá bỏ 79,5% thuế nhập khẩu vào năm thứ 11, có nghĩa là hàng hoá sẽ được miễn thuế vào Nhật Bản vào ngày 01 tháng 04 năm 2028; một số dòng thuế còn lại (chủ yếu là giày da) xoá bỏ vào năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, có nghĩa là hàng hoá sẽ được miễn thuế vào Nhật Bản vào ngày 01 tháng 04 năm 2033.
Bên cạnh Hiệp định CPTPP, Việt Nam và Nhật Bản còn tham gia vào 2 FTA khác bao gồm: Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Trong đó, mặc dù về tổng thể, cam kết cắt giảm thuế trong Hiệp định CPTPP được cho là sâu rộng hơn so với các FTA khác nhưng do Hiệp định CPTPP mới bắt đầu được thực thi trong khi Hiệp định AJCEP và VJEPA đang bước vào giai đoạn cuối của lộ trình cắt giảm thuế quan nên một số dòng thuế năm 2021 trong khuôn khổ Hiệp định AJCEP và VJEPA lại có mức ưu đãi hơn. Cụ thể, 38/96 dòng trong khuôn khổ AJCEP và 31/96 dòng trong khuôn khổ VJEPA hiện đã về 0% trong khi các dòng này vẫn đang trong lộ trình giảm thuế theo Hiệp định CPTPP.
Cam kết của Niu Di-lân:
Trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP, Niu Di-lân cam kết xoá bỏ 94,6% số dòng thuế nhập khẩu ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực và 100% số dòng thuế sẽ được sẽ xoá bỏ hoàn toàn sau 7 năm. Với sản phẩm giày dép (có mã HS thuộc chương 64), 61 mặt hàng (77,22%) sẽ được xoá bỏ thuế hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 18 mặt hàng còn lại được xoá bỏ theo lộ trình 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, có nghĩa hàng hoá sẽ được miễn thuế vào ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam và Niu Di-lân còn ký kết Hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ ASEAN (AANZFTA), có hiệu lực từ năm 2010. Theo đó, các mặt hàng giày dép xuất khẩu từ Việt Nam sang Niu Di-lân đã được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn tại thời điểm năm 2021.
Cam kết của Ốt-xtrây-lia:
Ốt-xtrây-lia cam kết xoá bỏ 93% số dòng thuế nhập khẩu ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, đến năm thứ 4 kể từ sau khi Hiệp định có hiệu lực sẽ xoá bỏ hoàn toàn 100% số dòng thuế nhập khẩu. Với sản phẩm giày dép (có mã HS thuộc chương 64), 15 sản phẩm (42,86%) được xoá bỏ thuế hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 20 sản phẩm còn lại được xoá bỏ theo lộ trình 4 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, có nghĩa hàng hoá sẽ được miễn thuế vào ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam và Ốt-xtrây-lia còn ký kết Hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ ASEAN (AANZFTA), có hiệu lực từ năm 2010. Theo đó, tương tự với Niu Di-lân, các mặt hàng giày dép xuất khẩu từ Việt Nam sang Ốt-xtrây-lia đã được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn tại thời điểm năm 2021.
Cam kết của Pê-ru:
Hiệp định CPTPP là FTA duy nhất mà Việt Nam ký kết với Pê-ru tính đến thời điểm hiện tại. Pê-ru cam kết xóa bỏ 80,7% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 62,1% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% số dòng thuế từ năm thứ 17. Đối với giày dép, Pê-ru xoá bỏ 4 dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực vào năm 2018 và 26 dòng thuế còn lại sẽ được xoá bỏ vào năm thứ 17 vào năm 2034 (danh mục B16). Pê-ru sẽ chính thức thực thi Hiệp định từ ngày 19 tháng 9 năm 2021 do vậy các nước đối tác chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan của Pê-ru theo Hiệp định kể từ thời điểm này.
Cam kết của Xinh-ga-po:
Trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP, Xinh-ga-po cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn đối với tất cả các mặt hàng ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực. Như vậy, toàn bộ thuế suất của mặt hàng giày dép đã về 0% từ ngày 30 tháng 12 năm 2018. Tương tự với Bru-nây và Ma-lai-xi-a, ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam và Xinhga-po cùng là thành viên của 07 FTA khác, bao gồm: ATIGA, ACFTA, AIFTA, AANZFTA, AKFTA, AJCEP và AHKFTA. Trong đó, 100% mặt hàng giày dép nhập khẩu từ Việt Nam đã được xóa bỏ thuế quan. Như vậy, cam kết thuế nhập khẩu của Xinh-ga-po đối với mặt hàng giày dép trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP và các Hiệp định này là tương đương nhau.
Bru-nây cam kết xóa bỏ 92% số dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam (tương đương 7.639 dòng) ngay khi Hiệp định có hiệu lực, xóa bỏ tới 99,9% từ năm thứ 7 và xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu từ năm thứ 11.
Hiện tại (thời điểm tháng 7 năm 2021), Bru-nây chưa hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định CPTPP nên Hiệp định chưa có hiệu lực với Bru-nây. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, giả sử Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Bru-nây vào năm 2021, theo quy định của Hiệp định về việc áp dụng cắt ngang lộ trình giảm thuế đối với những nước thực thi sau, Bru-nây sẽ phải áp dụng ngay mức thuế theo mức cam kết ở năm thứ 4 trong biểu cam kết của mình.
Đối với mặt hàng giày dép, cam kết của Bru-nây được chia thành 2 nhóm gồm nhóm được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực và nhóm được xóa bỏ thuế quan sau 7 năm nhưng thuế suất cơ sở được giữ nguyên trong 6 năm đầu tiên (được ký hiệu trong biểu thuế là BD7-A). Các mặt hàng thuộc danh mục xóa bỏ thuế quan theo lộ trình BD7-A đều đang có mức thuế suất cơ sở là 5%, chủ yếu bao gồm một số loại giày dép thể thao có mũ giày bằng cao su, plastic hoặc da thuộc như giày ống trượt tuyết, giày ống gắn ván trượt; các loại giày có mũ giày bằng cao su, plastic có đai hoặc dây gắn mũ giày với đế bằng chốt cài; giày lặn các loại; giày có mũ giày bằng da thuộc, da tổng hợp hoặc vật liệu dệt…
Tuy nhiên, cam kết về thuế quan đối với mặt hàng giày dép của Bru-nây trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP được đánh giá là tương đối hạn chế so với các FTA khác mà Việt Nam và Bru-nây cùng là thành viên, bao gồm 07 FTA là Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA); Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA); Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Ôt-xtrây-lia - Niu Di-lân (AANZFTA); Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Đầu tư song phương ASEAN – Hồng Công, Trung Quốc (AHKFTA).
Tính đến tháng 4 năm 2021, cam kết thuế quan đối với mặt hàng giày dép (Chương HS 64) trong nhiều Hiệp định đã về 0% hoàn toàn (như ATIGA, AANZFTA, AJCEP…).
Cam kết của Chi-lê:
Chi-lê cam kết xóa bỏ 95,1% số dòng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, tương đương 60,2% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,9% số dòng thuế từ năm thứ 8. Đối với mặt hàng giày dép, Chilê cam kết lộ trình xóa bỏ thuế quan dài nhất là 4 năm (danh mục B4).
Hiện tại (thời điểm tháng 7 năm 2021), do Chi-lê chưa hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định CPTPP nên Hiệp định chưa có hiệu lực với Chi-lê. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, giả sử Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Chi-lê vào năm 2021, theo quy định của Hiệp định về việc áp dụng cắt ngang lộ trình giảm thuế đối với những nước thực thi sau, Chi-lê sẽ phải áp dụng ngay mức thuế theo mức cam kết ở năm thứ 4 trong biểu cam kết của mình. Tuy nhiên, ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam còn ký với Chi-lê Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chi-lê (VCFTA), có hiệu lực từ năm 2014.
Theo đó, các mặt hàng giày dép xuất khẩu từ Việt Nam sang Chi-lê đã được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn vào năm thứ 5 kể từ khi Hiệp định VCFTA có hiệu lực (nghĩa là vào năm 2019).
Cam kết của Ma-lai-xi-a:
Ma-lai-xi-a cam kết xóa bỏ 84,7% số dòng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực và xóa bỏ dần có lộ trình đối với các dòng thuế còn lại. Từ năm thứ 11, số dòng thuế cam kết cắt giảm của Ma-lai-xi-a lên tới 99,9%.
Với mặt hàng giày dép, Ma-lai-xi-a cam kết xóa bỏ hoàn toàn 100% dòng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP, Ma-lai-xi-a cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn đối với mặt hàng giày dép ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực với Malai-xi-a. Tương tự với Bru-nây, ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam và Ma-lai-xi-a cùng là thành viên của 07 FTA khác, bao gồm: ATIGA, ACFTA, AIFTA, AANZFTA, AKFTA, AJCEP và AHKFTA. Trong đó, đối với nhiều Hiệp định như AANZFTA, AJCEP, ACFTA, ATIGA, 100% dòng thuế mặt hàng giày dép của Việt Nam đã được xóa bỏ. Như vậy, cam kết thuế nhập khẩu của Ma-lai-xi-a đối với mặt hàng giày dép trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP và các Hiệp định này là tương đương nhau. Do đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn xuất khẩu theo cơ chế phù hợp với khả năng đáp ứng về quy tắc xuất xứ của mình.
Cam kết của Mê-hi-cô:
Mê-hi-cô cam kết xóa bỏ 77,2% số dòng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế từ năm thứ 10.
Với mặt hàng giày dép, Mê-hicô cam kết xóa bỏ 19/72 dòng thuế (tương đương 26,4%) ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Số dòng thuế còn lại xóa bỏ theo lộ trình.
Cụ thể, 6/72 dòng thuế (tương đương 8,3%) được xóa bỏ sau 5 năm, miễn thuế từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ 5; 24/72 dòng thuế (tương đương 33,3%) có lộ trình xóa bỏ 10 năm, miễn thuế từ ngày 01 tháng 01 năm thứ 10; 23/72 dòng thuế còn lại (tương đương 32%) xóa bỏ lộ trình 13 năm, tức là sẽ được miễn thuế từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ 13 sau khi Hiệp định có hiệu lực. Cho đến nay, Hiệp định CPTPP là FTA duy nhất mà Việt Nam ký với Mê-hi-cô.
Trong khuôn khổ Hiệp định này, Mê-hi-cô cam kết xóa bỏ thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng giày dép tối đa là 13 năm. Tuy lộ trình cam kết tương đối dài, các cam kết này được dự báo sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho giày dép Việt Nam do hiện nay thuế suất cơ sở của mặt hàng này khi nhập khẩu vào thị trường Mê-hi-cô rất cao, từ 10-30%.
Ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Mê-hi-cô vào ngày 30 tháng 12 năm 2018, 26,4% dòng thuế (mã HS 8 số) đã được xóa bỏ thuế nhập khẩu, trong đó có những dòng thuế có thuế suất cơ sở 30% (như một số loại giày nam, giày dép trẻ em hoặc trẻ sơ sinh, trừ loại có băng hoặc sản phẩm tương tự, khâu vá hoặc đúc ở đế và chồng chéo ở phần mũ…).
Các dòng hàng có lộ trình cam kết trung bình (5 năm) chủ yếu là các dòng hàng có thuế suất cơ sở 10 – 15% khi nhập khẩu vào thị trường Mê-hi-cô. Các dòng hàng có lộ trình cam kết dài (10 – 13 năm) chủ yếu là các dòng hàng có thuế suất cơ sở 20 – 30%, bao gồm giày có phần mũ làm từ cao su hoặc nhựa đến 90%, trừ giầy có miếng đắp hoặc tương tự gắn hoặc đúc vào đế và trên phần mũ; giày, dép có đai hoặc dây gắn mũ giày với đế bằng chốt cài; giày sử dụng cho tập tennis, bóng rổ, thể dục và các hoạt động tương tự làm từ gỗ, không có đế trong và kim loại bảo vệ mũi; và một số bộ phận của giày dép...
Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý rằng, về nguyên tắc, thuế nhập khẩu theo CPTPP mà Mê-hi-cô áp dụng đối với hàng có xuất xứ Việt Nam khác với mức thuế mà nước này áp dụng cho nhóm 5 nước thực thi Hiệp định đầu tiên (gồm Nhật Bản, Ốt-xtrây-lia, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Xinh-ga-po). Cụ thể, mức thuế đối với hàng hóa của Việt Nam sẽ bị cắt giảm hoặc xóa bỏ chậm hơn 1 năm so với mức thuế dành cho hàng hóa của 5 nước trên. Như vậy, vào thời điểm năm 2021, Mê-hi-cô áp dụng mức thuế nhập khẩu theo mức cam kết ở năm thứ 3 trong biểu của mình cho Việt Nam và mức cam kết ở năm thứ 4 trong biểu của mình cho 5 nước trên.
Cam kết của Nhật Bản:
Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế (tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản), và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm. Với sản phẩm giày dép, Nhật Bản xoá bỏ 79,5% thuế nhập khẩu vào năm thứ 11, có nghĩa là hàng hoá sẽ được miễn thuế vào Nhật Bản vào ngày 01 tháng 04 năm 2028; một số dòng thuế còn lại (chủ yếu là giày da) xoá bỏ vào năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, có nghĩa là hàng hoá sẽ được miễn thuế vào Nhật Bản vào ngày 01 tháng 04 năm 2033.
Bên cạnh Hiệp định CPTPP, Việt Nam và Nhật Bản còn tham gia vào 2 FTA khác bao gồm: Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Trong đó, mặc dù về tổng thể, cam kết cắt giảm thuế trong Hiệp định CPTPP được cho là sâu rộng hơn so với các FTA khác nhưng do Hiệp định CPTPP mới bắt đầu được thực thi trong khi Hiệp định AJCEP và VJEPA đang bước vào giai đoạn cuối của lộ trình cắt giảm thuế quan nên một số dòng thuế năm 2021 trong khuôn khổ Hiệp định AJCEP và VJEPA lại có mức ưu đãi hơn. Cụ thể, 38/96 dòng trong khuôn khổ AJCEP và 31/96 dòng trong khuôn khổ VJEPA hiện đã về 0% trong khi các dòng này vẫn đang trong lộ trình giảm thuế theo Hiệp định CPTPP.
Cam kết của Niu Di-lân:
Trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP, Niu Di-lân cam kết xoá bỏ 94,6% số dòng thuế nhập khẩu ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực và 100% số dòng thuế sẽ được sẽ xoá bỏ hoàn toàn sau 7 năm. Với sản phẩm giày dép (có mã HS thuộc chương 64), 61 mặt hàng (77,22%) sẽ được xoá bỏ thuế hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 18 mặt hàng còn lại được xoá bỏ theo lộ trình 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, có nghĩa hàng hoá sẽ được miễn thuế vào ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam và Niu Di-lân còn ký kết Hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ ASEAN (AANZFTA), có hiệu lực từ năm 2010. Theo đó, các mặt hàng giày dép xuất khẩu từ Việt Nam sang Niu Di-lân đã được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn tại thời điểm năm 2021.
Cam kết của Ốt-xtrây-lia:
Ốt-xtrây-lia cam kết xoá bỏ 93% số dòng thuế nhập khẩu ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, đến năm thứ 4 kể từ sau khi Hiệp định có hiệu lực sẽ xoá bỏ hoàn toàn 100% số dòng thuế nhập khẩu. Với sản phẩm giày dép (có mã HS thuộc chương 64), 15 sản phẩm (42,86%) được xoá bỏ thuế hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 20 sản phẩm còn lại được xoá bỏ theo lộ trình 4 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, có nghĩa hàng hoá sẽ được miễn thuế vào ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam và Ốt-xtrây-lia còn ký kết Hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ ASEAN (AANZFTA), có hiệu lực từ năm 2010. Theo đó, tương tự với Niu Di-lân, các mặt hàng giày dép xuất khẩu từ Việt Nam sang Ốt-xtrây-lia đã được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn tại thời điểm năm 2021.
Cam kết của Pê-ru:
Hiệp định CPTPP là FTA duy nhất mà Việt Nam ký kết với Pê-ru tính đến thời điểm hiện tại. Pê-ru cam kết xóa bỏ 80,7% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 62,1% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% số dòng thuế từ năm thứ 17. Đối với giày dép, Pê-ru xoá bỏ 4 dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực vào năm 2018 và 26 dòng thuế còn lại sẽ được xoá bỏ vào năm thứ 17 vào năm 2034 (danh mục B16). Pê-ru sẽ chính thức thực thi Hiệp định từ ngày 19 tháng 9 năm 2021 do vậy các nước đối tác chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan của Pê-ru theo Hiệp định kể từ thời điểm này.
Cam kết của Xinh-ga-po:
Trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP, Xinh-ga-po cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn đối với tất cả các mặt hàng ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực. Như vậy, toàn bộ thuế suất của mặt hàng giày dép đã về 0% từ ngày 30 tháng 12 năm 2018. Tương tự với Bru-nây và Ma-lai-xi-a, ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam và Xinhga-po cùng là thành viên của 07 FTA khác, bao gồm: ATIGA, ACFTA, AIFTA, AANZFTA, AKFTA, AJCEP và AHKFTA. Trong đó, 100% mặt hàng giày dép nhập khẩu từ Việt Nam đã được xóa bỏ thuế quan. Như vậy, cam kết thuế nhập khẩu của Xinh-ga-po đối với mặt hàng giày dép trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP và các Hiệp định này là tương đương nhau.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương