Sau một năm khó khăn về kinh tế, các nền kinh tế của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) dự kiến sẽ trở lại mức tăng trưởng tổng hợp 2,2% vào năm 2021, trước khi tăng lên mức trung bình 3,3% trong giai đoạn 2021-2023, theo Bản báo cáo cập nhật Kinh tế Vùng Vịnh (GEU) mới nhất của Ngân hàng Thế giới có tiêu đề “Đại dịch Covid-19 và Con đường để Đa dạng hóa”. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự phục hồi kinh tế toàn cầu, dự kiến ở mức 5,6% và sự phục hồi của nhu cầu dầu toàn cầu và giá dầu quốc tế.
Đại dịch Covid-19 cùng với sự sụt giảm nhu cầu và giá dầu toàn cầu đã gây ra cuộc khủng hoảng y tế cho các nước GCC và một cú sốc thị trường hàng hóa khiến GDP giảm 4,8% vào năm 2020. Mặt khác, thâm hụt tài khóa được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong suốt thời gian dự báo. Ba quốc gia có thâm hụt lớn nhất vào năm 2020 - Kuwait, Bahrain và Oman - được dự báo sẽ tiếp tục thâm hụt trong suốt giai đoạn 2021-2023, nhưng với tỷ lệ trên GDP vào năm 2023 hẹp hơn so với thời kỳ suy thoái kinh tế của năm 2020.
Theo Báo cáo của World Bank, việc cắt giảm nguồn cung dầu và giá dầu trung bình thấp nhất trong 4 năm là 41,30 USD/thùng đã khiến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của khối GCC giảm 8,1% tính theo giá trị thực và khiến tài khoản vãng lai thặng dư 6,8% GDP vào năm 2019, thâm hụt 2,9% GDP vào năm 2020.
GDP phi dầu mỏ ở tất cả các nước GCC hiện nay lớn hơn nhiều so với 10 hoặc 20 năm trước, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Nhiều quốc gia vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu và khí đốt, chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ở Kuwait, Qatar, Ả-rập Xê-út và Oman, và doanh thu từ dầu mỏ, vượt quá 70% tổng thu nhập của chính phủ ở Kuwait, Qatar, Oman, và Bahrain.
Trong khi GCC đã làm rất nhiều trong năm qua để ngăn chặn những tác động của đại dịch đối với nền kinh tế, bao gồm cả việc mua sắm vắc xin ngay từ sớm, các nước này vẫn phải tiếp tục cải cách tài chính khu vực công của mình. Đồng thời, khu vực cần tăng cường các chính sách cạnh tranh của họ để khai thác các lợi ích của viễn thông và số hóa hoạt động kinh tế.
Các nước GCC sẽ cần tập trung hơn nữa vào các vấn đề về doanh thu tài khóa và cải cách cơ cấu bao gồm đầu tư chiến lược vào số hóa và viễn thông, có thể giúp đa dạng hóa nền kinh tế nhanh chóng hơn. Thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân vẫn là cốt lõi của các nỗ lực đa dạng hóa kinh tế quốc gia và khu vực. GCC chỉ hoàn thành hai giao dịch tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước và chỉ hai thỏa thuận đối tác công tư (PPP) vào năm 2020, nhưng đó là một năm khó khăn cho thương mại và đầu tư ở bất kỳ đâu.
Ngoài ra, thúc đẩy phát triển viễn thông là một lĩnh vực đầu tư chiến lược để đa dạng hóa và khôi phục sau Covid-19, sẽ phục vụ tốt hơn cho GCC. Các khoản đầu tư trước đây vào lĩnh vực này đã mang lại cho GCC những lợi ích đáng kể trong thời kỳ đại dịch như cách ly, phong tỏa và các hạn chế buộc phải giám sát sức khỏe cộng đồng, thương mại bán buôn và bán lẻ, giáo dục công và tư, dịch vụ ngân hàng và tài chính, và văn phòng tư nhân và chính phủ làm việc trên các kênh kỹ thuật số. Đầu tư chiến lược vào các công nghệ viễn thông tiên tiến, bao gồm cả 5G, đang được tiến hành trong GCC. Nhưng ngoài chi tiêu vốn cho cơ sở hạ tầng, lĩnh vực viễn thông sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ những cải tiến trong khuôn khổ pháp lý, quy định và sức cạnh tranh mà các nhà cung cấp dịch vụ hoạt động.
Trên thực tế, đà tăng của giá dầu đang diễn ra trong bối cảnh nhu cầu dầu tăng nhanh chóng, đã có lúc đạt mốc 81 USD/thùng trong tháng 10/2021. Các nền kinh tế bắt đầu hoạt động mạnh trở lại sau giai đoạn bị kìm hãm vì dịch bệnh. Tình trạng thiếu hụt năng lượng, khí đốt ở một số nước châu Âu cùng với tình hình thiếu thiếu điện tại Trung Quốc cũng thúc đẩy giá dầu tăng cao. Một số nhà máy sản xuất điện (chạy bằng khí gas) trên thế giới có thể chuyển sang sử dụng dầu thô. Tất cả những yếu tố góp phần làm tăng giá dầu trong thời gian gần đây đều đang mang lại lợi nhuận lớn cho các nước GCC.
Về cơ bản, các quốc gia GCC vẫn sẽ phụ thuộc nhiều vào sản lượng, xuất khẩu và doanh thu từ dầu mỏ bất chấp các nỗ lực đa dạng hóa, các nền kinh tế GCC sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi trên toàn cầu về nhu cầu dầu và giá dầu. GDP của khối GCC ước đạt 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2023.
Triển vọng kinh tế các quốc gia GCC
Bahrain: Bahrain sẽ tiếp tục dựa vào các biện pháp hỗ trợ tài khóa vào năm 2021 để vượt qua sự suy giảm kinh tế của năm 2020. Tăng trưởng GDP dự kiến đạt 3,3% vào năm 2021 và giữ nguyên tốc độ trong trung hạn. GDP dự kiến đạt 42 tỷ USD năm 2023.
Kuwait: Xuất khẩu dầu sẽ tiếp tục thúc đẩy động lực tăng trưởng của Kuwait. Tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ phục hồi ở mức vừa phải 2,4% vào năm 2021, trước khi tăng lên mức trung bình 3,2% vào năm 2022-23. Ước tinh GDP sẽ đạt 164 tỷ USD năm 2023.
Oman: Nền kinh tế của Oman được dự báo sẽ phục hồi vào năm 2021, mặc dù với tốc độ tăng trưởng vừa phải 2,5% do chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng khá lớn đạt được động lực. Tăng trưởng trung hạn dự kiến đạt trung bình 5,3% trong giai đoạn dự báo. Năm 2023, dự kiến GDP đạt 80 tỷ USD.
Qatar: Qatar được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trở lại với nhu cầu LNG ở Nam và Đông Á là cơ sở cho triển vọng trung hạn. Nền kinh tế Qatar dự kiến sẽ tăng trưởng 3% vào năm 2021 trước khi tăng tốc lên 4,1% vào năm 2022 và 4,5% vào năm 2023. Ước tính GDP của Qatar đạt 197 tỷ USD năm 2023.
Ả-rập Xê-út: Nhu cầu dầu toàn cầu tăng lên sẽ hỗ trợ sự phục hồi kinh tế của Ả-rập Xê-út vào năm 2021 với tăng trưởng GDP dự kiến đạt 2,4% vào năm 2021. Tăng trưởng trung hạn được dự báo là trung bình 3% trong giai đoạn dự báo. GDP ước tính sẽ đạt 796 tỷ USD vào năm 2023.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - UAE: UAE dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại vào năm 2021, ước tính khoảng 1,2%, trước khi tăng tốc lên 2,5% vào năm 2022 và 2023 do chi tiêu của chính phủ và việc tổ chức Expo 2020 vào tháng 10/2021. GDP của UAE ước đạt 442 tỷ USD năm 2023.
OPEC dự báo nhu cầu dầu tăng trưởng đến năm 2035
Dự báo mức tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu sẽ phục hồi hoàn toàn sau đại dịch vào năm 2023. OPEC nhận thấy nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến giữa thập kỷ tới, ngay cả khi các nhà lãnh đạo thế giới chuẩn bị cho một nỗ lực khác nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo dài hạn mới nhất của OPEC, nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu sẽ phục hồi hoàn toàn sau đại dịch vào năm 2023 và sẽ tiếp tục tăng cho đến khi đạt mức bình ổn ngay sau năm 2035. Nhóm này nhận định “Vẫn còn những nghi ngờ đáng kể về việc liệu tất cả các cam kết giảm thiểu khí hậu đầy tham vọng tại hội nghị COP26 có được đáp ứng trong khung thời gian đề xuất hay không”.
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã phải chịu một đợt sụt giảm chưa từng có vào năm ngoái do hoạt động du lịch và kinh tế bị hạn chế bởi những nỗ lực chống lại dịch Covid. OPEC dự báo mức tiêu thụ sẽ tăng trở lại trên 100 triệu thùng/ngày vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 107,9 triệu thùng/ngày vào năm 2035. Các dự báo ít thay đổi so với báo cáo năm ngoái.
Trong Báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới của OPEC lặp lại bình luận của lãnh đạo nhóm Ả-rập Xê-út vào đầu năm nay rằng hy vọng đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050 bằng cách cắt giảm các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch là một điều ảo tưởng. Mặc dù OPEC thừa nhận rằng năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất, nhưng dự đoán sẽ chỉ chiếm 10% nhu cầu của thế giới vào năm 2045.
Ngành công nghiệp dầu mỏ đang ở một thời kỳ quan trọng. Một số công ty năng lượng và thương nhân cho biết việc thiếu chi tiêu cho các dự án nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ gây ra cú sốc về nguồn cung, có khả năng khiến giá dầu tăng cao hơn nữa. Mặt khác, các chính phủ, xã hội và các nhà đầu tư đang thúc đẩy các công ty sản xuất nhiên liệu sạch hơn. Những người chơi khác trong thị trường dầu mỏ, như Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Total Energies SE, kỳ vọng nhu cầu sẽ đạt giới hạn sớm hơn, vào khoảng cuối thập kỷ này.
Theo báo cáo của OPEC, nhu cầu đối với nguồn cung dầu thô và khí ngưng tụ (condensate) của OPEC sẽ tăng từ 30,7 triệu thùng/ngày của năm ngoái lên 42,7 triệu vào năm 2045. Thị phần của OPEC trên thị trường dầu thế giới sẽ tăng từ 33% hiện tại lên 39% vào năm đó. Tuy nhiên, tổ chức này không đưa ra dự báo riêng về sản lượng dầu thô - thành phần mà nhóm sử dụng để cân bằng cung và cầu thế giới.
OEPC dự kiến ban đầu sẽ phải đối mặt với một số cạnh tranh từ đối thủ chính là ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ. Sản lượng dầu thắt chặt của Mỹ sẽ tăng từ mức trung bình 11,5 triệu thùng/ngày của năm ngoái lên 14,8 triệu vào năm 2026. Nhưng OPEC dự kiến rằng tăng trưởng trong đá phiến sẽ giảm dần vào cuối thập kỷ tới, mở đường cho tổ chức này.
Đại dịch Covid-19 cùng với sự sụt giảm nhu cầu và giá dầu toàn cầu đã gây ra cuộc khủng hoảng y tế cho các nước GCC và một cú sốc thị trường hàng hóa khiến GDP giảm 4,8% vào năm 2020. Mặt khác, thâm hụt tài khóa được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong suốt thời gian dự báo. Ba quốc gia có thâm hụt lớn nhất vào năm 2020 - Kuwait, Bahrain và Oman - được dự báo sẽ tiếp tục thâm hụt trong suốt giai đoạn 2021-2023, nhưng với tỷ lệ trên GDP vào năm 2023 hẹp hơn so với thời kỳ suy thoái kinh tế của năm 2020.
Theo Báo cáo của World Bank, việc cắt giảm nguồn cung dầu và giá dầu trung bình thấp nhất trong 4 năm là 41,30 USD/thùng đã khiến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của khối GCC giảm 8,1% tính theo giá trị thực và khiến tài khoản vãng lai thặng dư 6,8% GDP vào năm 2019, thâm hụt 2,9% GDP vào năm 2020.
GDP phi dầu mỏ ở tất cả các nước GCC hiện nay lớn hơn nhiều so với 10 hoặc 20 năm trước, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Nhiều quốc gia vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu và khí đốt, chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ở Kuwait, Qatar, Ả-rập Xê-út và Oman, và doanh thu từ dầu mỏ, vượt quá 70% tổng thu nhập của chính phủ ở Kuwait, Qatar, Oman, và Bahrain.
Trong khi GCC đã làm rất nhiều trong năm qua để ngăn chặn những tác động của đại dịch đối với nền kinh tế, bao gồm cả việc mua sắm vắc xin ngay từ sớm, các nước này vẫn phải tiếp tục cải cách tài chính khu vực công của mình. Đồng thời, khu vực cần tăng cường các chính sách cạnh tranh của họ để khai thác các lợi ích của viễn thông và số hóa hoạt động kinh tế.
Các nước GCC sẽ cần tập trung hơn nữa vào các vấn đề về doanh thu tài khóa và cải cách cơ cấu bao gồm đầu tư chiến lược vào số hóa và viễn thông, có thể giúp đa dạng hóa nền kinh tế nhanh chóng hơn. Thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân vẫn là cốt lõi của các nỗ lực đa dạng hóa kinh tế quốc gia và khu vực. GCC chỉ hoàn thành hai giao dịch tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước và chỉ hai thỏa thuận đối tác công tư (PPP) vào năm 2020, nhưng đó là một năm khó khăn cho thương mại và đầu tư ở bất kỳ đâu.
Ngoài ra, thúc đẩy phát triển viễn thông là một lĩnh vực đầu tư chiến lược để đa dạng hóa và khôi phục sau Covid-19, sẽ phục vụ tốt hơn cho GCC. Các khoản đầu tư trước đây vào lĩnh vực này đã mang lại cho GCC những lợi ích đáng kể trong thời kỳ đại dịch như cách ly, phong tỏa và các hạn chế buộc phải giám sát sức khỏe cộng đồng, thương mại bán buôn và bán lẻ, giáo dục công và tư, dịch vụ ngân hàng và tài chính, và văn phòng tư nhân và chính phủ làm việc trên các kênh kỹ thuật số. Đầu tư chiến lược vào các công nghệ viễn thông tiên tiến, bao gồm cả 5G, đang được tiến hành trong GCC. Nhưng ngoài chi tiêu vốn cho cơ sở hạ tầng, lĩnh vực viễn thông sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ những cải tiến trong khuôn khổ pháp lý, quy định và sức cạnh tranh mà các nhà cung cấp dịch vụ hoạt động.
Trên thực tế, đà tăng của giá dầu đang diễn ra trong bối cảnh nhu cầu dầu tăng nhanh chóng, đã có lúc đạt mốc 81 USD/thùng trong tháng 10/2021. Các nền kinh tế bắt đầu hoạt động mạnh trở lại sau giai đoạn bị kìm hãm vì dịch bệnh. Tình trạng thiếu hụt năng lượng, khí đốt ở một số nước châu Âu cùng với tình hình thiếu thiếu điện tại Trung Quốc cũng thúc đẩy giá dầu tăng cao. Một số nhà máy sản xuất điện (chạy bằng khí gas) trên thế giới có thể chuyển sang sử dụng dầu thô. Tất cả những yếu tố góp phần làm tăng giá dầu trong thời gian gần đây đều đang mang lại lợi nhuận lớn cho các nước GCC.
Về cơ bản, các quốc gia GCC vẫn sẽ phụ thuộc nhiều vào sản lượng, xuất khẩu và doanh thu từ dầu mỏ bất chấp các nỗ lực đa dạng hóa, các nền kinh tế GCC sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi trên toàn cầu về nhu cầu dầu và giá dầu. GDP của khối GCC ước đạt 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2023.
Triển vọng kinh tế các quốc gia GCC
Bahrain: Bahrain sẽ tiếp tục dựa vào các biện pháp hỗ trợ tài khóa vào năm 2021 để vượt qua sự suy giảm kinh tế của năm 2020. Tăng trưởng GDP dự kiến đạt 3,3% vào năm 2021 và giữ nguyên tốc độ trong trung hạn. GDP dự kiến đạt 42 tỷ USD năm 2023.
Kuwait: Xuất khẩu dầu sẽ tiếp tục thúc đẩy động lực tăng trưởng của Kuwait. Tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ phục hồi ở mức vừa phải 2,4% vào năm 2021, trước khi tăng lên mức trung bình 3,2% vào năm 2022-23. Ước tinh GDP sẽ đạt 164 tỷ USD năm 2023.
Oman: Nền kinh tế của Oman được dự báo sẽ phục hồi vào năm 2021, mặc dù với tốc độ tăng trưởng vừa phải 2,5% do chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng khá lớn đạt được động lực. Tăng trưởng trung hạn dự kiến đạt trung bình 5,3% trong giai đoạn dự báo. Năm 2023, dự kiến GDP đạt 80 tỷ USD.
Qatar: Qatar được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trở lại với nhu cầu LNG ở Nam và Đông Á là cơ sở cho triển vọng trung hạn. Nền kinh tế Qatar dự kiến sẽ tăng trưởng 3% vào năm 2021 trước khi tăng tốc lên 4,1% vào năm 2022 và 4,5% vào năm 2023. Ước tính GDP của Qatar đạt 197 tỷ USD năm 2023.
Ả-rập Xê-út: Nhu cầu dầu toàn cầu tăng lên sẽ hỗ trợ sự phục hồi kinh tế của Ả-rập Xê-út vào năm 2021 với tăng trưởng GDP dự kiến đạt 2,4% vào năm 2021. Tăng trưởng trung hạn được dự báo là trung bình 3% trong giai đoạn dự báo. GDP ước tính sẽ đạt 796 tỷ USD vào năm 2023.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - UAE: UAE dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại vào năm 2021, ước tính khoảng 1,2%, trước khi tăng tốc lên 2,5% vào năm 2022 và 2023 do chi tiêu của chính phủ và việc tổ chức Expo 2020 vào tháng 10/2021. GDP của UAE ước đạt 442 tỷ USD năm 2023.
OPEC dự báo nhu cầu dầu tăng trưởng đến năm 2035
Dự báo mức tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu sẽ phục hồi hoàn toàn sau đại dịch vào năm 2023. OPEC nhận thấy nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến giữa thập kỷ tới, ngay cả khi các nhà lãnh đạo thế giới chuẩn bị cho một nỗ lực khác nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo dài hạn mới nhất của OPEC, nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu sẽ phục hồi hoàn toàn sau đại dịch vào năm 2023 và sẽ tiếp tục tăng cho đến khi đạt mức bình ổn ngay sau năm 2035. Nhóm này nhận định “Vẫn còn những nghi ngờ đáng kể về việc liệu tất cả các cam kết giảm thiểu khí hậu đầy tham vọng tại hội nghị COP26 có được đáp ứng trong khung thời gian đề xuất hay không”.
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã phải chịu một đợt sụt giảm chưa từng có vào năm ngoái do hoạt động du lịch và kinh tế bị hạn chế bởi những nỗ lực chống lại dịch Covid. OPEC dự báo mức tiêu thụ sẽ tăng trở lại trên 100 triệu thùng/ngày vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 107,9 triệu thùng/ngày vào năm 2035. Các dự báo ít thay đổi so với báo cáo năm ngoái.
Trong Báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới của OPEC lặp lại bình luận của lãnh đạo nhóm Ả-rập Xê-út vào đầu năm nay rằng hy vọng đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050 bằng cách cắt giảm các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch là một điều ảo tưởng. Mặc dù OPEC thừa nhận rằng năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất, nhưng dự đoán sẽ chỉ chiếm 10% nhu cầu của thế giới vào năm 2045.
Ngành công nghiệp dầu mỏ đang ở một thời kỳ quan trọng. Một số công ty năng lượng và thương nhân cho biết việc thiếu chi tiêu cho các dự án nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ gây ra cú sốc về nguồn cung, có khả năng khiến giá dầu tăng cao hơn nữa. Mặt khác, các chính phủ, xã hội và các nhà đầu tư đang thúc đẩy các công ty sản xuất nhiên liệu sạch hơn. Những người chơi khác trong thị trường dầu mỏ, như Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Total Energies SE, kỳ vọng nhu cầu sẽ đạt giới hạn sớm hơn, vào khoảng cuối thập kỷ này.
Theo báo cáo của OPEC, nhu cầu đối với nguồn cung dầu thô và khí ngưng tụ (condensate) của OPEC sẽ tăng từ 30,7 triệu thùng/ngày của năm ngoái lên 42,7 triệu vào năm 2045. Thị phần của OPEC trên thị trường dầu thế giới sẽ tăng từ 33% hiện tại lên 39% vào năm đó. Tuy nhiên, tổ chức này không đưa ra dự báo riêng về sản lượng dầu thô - thành phần mà nhóm sử dụng để cân bằng cung và cầu thế giới.
OEPC dự kiến ban đầu sẽ phải đối mặt với một số cạnh tranh từ đối thủ chính là ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ. Sản lượng dầu thắt chặt của Mỹ sẽ tăng từ mức trung bình 11,5 triệu thùng/ngày của năm ngoái lên 14,8 triệu vào năm 2026. Nhưng OPEC dự kiến rằng tăng trưởng trong đá phiến sẽ giảm dần vào cuối thập kỷ tới, mở đường cho tổ chức này.
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Kuwait