Các tổ chức kinh doanh lớn nhất của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực từ thực phẩm đến thời trang đã yêu cầu Đại diện Thương mại của quốc gia này từ chối sử dụng thuế quan như một phương cách trong tranh chấp thương mại với Việt Nam.
"Nếu chính quyền có lo ngại về các yếu tố trong mối quan hệ thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam, thì cần phải có sự tham gia - chứ không phải thêm thuế quan", 76 nhóm bao gồm Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Liên đoàn Bán lẻ quốc gia và Hiệp hội Internet - có các thành viên bao gồm Amazon .com Inc. và Google của Alphabet Inc. - cho biết ngày 14/7 trong một bức thư gửi cho Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Katherine Tai.
Theo Bloomberg, USTR đã và đang điều tra việc nhập khẩu gỗ từ Việt Nam mà họ nghi ngờ là khai thác hoặc buôn bán bất hợp pháp, trong khi Hoa Kỳ cũng đang xem xét liệu có nên tiếp tục áp đặt thuế quan đối với các hành động tiền tệ hay không. Vào tháng 1/2021, cơ quan này cho rằng các hành động tiền tệ của Việt Nam là không hợp lý, mở đường cho các mức thuế trừng phạt theo mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974. Hoa Kỳ có thời hạn cho đến tháng 10 để quyết định xem có áp đặt thuế hay không.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với giá trị các lô hàng tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Trong khi đó, Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 13 của Hoa Kỳ.
Các hiệp hội thương mại cho rằng không có đủ bằng chứng cho thấy Việt Nam đã tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp trên các lĩnh vực này và cho rằng quyết định này sẽ làm hủy hoại mối quan hệ với một đối tác có giá trị (valued partner).
Việt Nam đã nổi lên như một “sự thay thế đáng tin cậy cho Trung Quốc” trong những năm gần đây, với việc nhập khẩu cả nguyên liệu thô và sản phẩm công nghiệp là đầu vào chính của các nhà sản xuất Hoa Kỳ. “Thuế quan đối với những sản phẩm này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Hoa Kỳ”- bức thư viết.
"Nếu chính quyền có lo ngại về các yếu tố trong mối quan hệ thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam, thì cần phải có sự tham gia - chứ không phải thêm thuế quan", 76 nhóm bao gồm Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Liên đoàn Bán lẻ quốc gia và Hiệp hội Internet - có các thành viên bao gồm Amazon .com Inc. và Google của Alphabet Inc. - cho biết ngày 14/7 trong một bức thư gửi cho Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Katherine Tai.
Theo Bloomberg, USTR đã và đang điều tra việc nhập khẩu gỗ từ Việt Nam mà họ nghi ngờ là khai thác hoặc buôn bán bất hợp pháp, trong khi Hoa Kỳ cũng đang xem xét liệu có nên tiếp tục áp đặt thuế quan đối với các hành động tiền tệ hay không. Vào tháng 1/2021, cơ quan này cho rằng các hành động tiền tệ của Việt Nam là không hợp lý, mở đường cho các mức thuế trừng phạt theo mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974. Hoa Kỳ có thời hạn cho đến tháng 10 để quyết định xem có áp đặt thuế hay không.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với giá trị các lô hàng tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Trong khi đó, Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 13 của Hoa Kỳ.
Các hiệp hội thương mại cho rằng không có đủ bằng chứng cho thấy Việt Nam đã tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp trên các lĩnh vực này và cho rằng quyết định này sẽ làm hủy hoại mối quan hệ với một đối tác có giá trị (valued partner).
Việt Nam đã nổi lên như một “sự thay thế đáng tin cậy cho Trung Quốc” trong những năm gần đây, với việc nhập khẩu cả nguyên liệu thô và sản phẩm công nghiệp là đầu vào chính của các nhà sản xuất Hoa Kỳ. “Thuế quan đối với những sản phẩm này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Hoa Kỳ”- bức thư viết.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương