Trong nhiều năm, các công ty điện tử xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ đã phải đối mặt với áp lực từ thuế quan để chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc. Trước năm 2020, các công ty đã tìm kiếm giải pháp bằng cách di chuyển các phần nhỏ trong chuỗi cung ứng của họ sang các thị trường khác. Đầu năm 2020, khi dây chuyền sản xuất bị đình trệ nhiều nhà phân tích thị trường cho rằng dịch bệnh Covid-91 sẽ càng thúc đẩy các công ty xem xét lại sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc (hoặc bất kỳ yếu tố thất bại nào trong chuỗi cung ứng của họ).
Đối với các công ty điện tử tiêu dùng, mùa thu là thời điểm bắt đầu chu kỳ sản phẩm mới cho năm 2021 và là cơ hội để lựa chọn các đối tác sản xuất ở các khu vực khác nhau. Nhưng mùa thu năm 2020 nhiều công ty vẫn đang chọn làm việc với các đối tác lâu năm của họ và không thực hiện các động thái lớn để dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.
Đầu năm 2020 nhiều ý kiến cho rằng sự kết hợp của thuế quan và Covid-19 sẽ đẩy các hoạt động sản xuất hàng điện tử ra khỏi Trung Quốc. Một cuộc khảo sát của Gartner với 260 nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng toàn cầu vào tháng 2 và tháng 3 năm 2020 cho thấy 33% đã chuyển hoạt động tìm nguồn cung ứng và sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc có kế hoạch làm như vậy hai đến ba năm tới.” Sarah Brown, thuộc Trường Quản lý MIT Sloan, đã viết vào tháng 7/2020 rằng: “Loại coronavirus mới đã làm nổi bật sự phụ thuộc của thế giới vào sản xuất của Trung Quốc và thúc đẩy các dự báo về việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng có thể bắt đầu bằng việc rút khỏi Trung Quốc”.
Tuy nhiên, khi năm 2020 kết thúc, sự dịch chuyển hoàn toàn khỏi thị trường Trung Quốc đã không xảy ra.
Instrumental cung cấp phần mềm hỗ trợ dây chuyền sản xuất cho các công ty điện tử hàng đầu. Công ty này đã thực hiện một phân tích hồi tố về dữ liệu triển khai trong nhiều năm để xem liệu có bất kỳ dấu hiệu nào về sự thay đổi hay không. Các xu hướng chính vẫn giữ nguyên:
• Các thương hiệu điện tử quy mô lớn với các sản phẩm phức tạp vẫn thiết lập hoạt động sản xuất các dòng sản phẩm cao cấp của mình ở Trung Quốc vào năm 2020 và có kế hoạch tiếp tục vào năm 2021.
• Các thương hiệu điện tử ở cấp độ trung bình chia đôi hoạt động xây dựng mới giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan (TQ), với xu hướng nghiêng nhẹ về Đài Loan trong kế hoạch năm 2021
• Các công ty điện tử quy mô nhỏ, khởi nghiệp lựa chọn hoạt động xây dựng và phát triển các sản phẩm đầu tiên hoặc các dự án với sản lượng thấp ở Hoa Kỳ và cũng có kế hoạch làm như vậy vào năm 2021.
Như vậy, động lực cho sự thay đổi chuỗi cung ứng hiện đang ở đâu? Câu trả lời nằm ở chỗ các nhà sản xuất thường có cái nhìn rất thực tế và ưu tiên lựa chọn của họ giảm thiểu rủi ro. Nói chung, trừ khi có lý do kinh doanh thuyết phục, các nhà sản xuất sẽ mặc định chọn các phương án có rủi ro thấp nhất.
Để chuẩn bị cho kế hoạch năm 2021, các nhóm nghiên cứu thị trường và các doanh nghiệp sản xuất đã đánh giá rủi ro ở các góc độ như: rủi ro dịch bệnh, rủi ro về đối tác và rủi ro chính trị xã hội.
+ Về nguy cơ dịch bệnh, Trung Quốc và nhiều khu vực ở châu Á nhìn chung vẫn kiểm soát được dịch bệnh, vì vậy việc đóng cửa hàng loạt các nhà máy công xường như đã thấy vào đầu năm 2020 nhiều khả năng sẽ không xảy ra trong năm 2020.
+ Về rủi ro chuyển đối tác: Việc chuyển đổi đối tác sản xuất, ngay cả trong cùng một công ty (ví dụ: từ một nhóm làm việc tại Thâm Quyến sang một nhóm làm việc tại Việt Nam) sẽ được coi là một rủi ro đối tác lớn. Thông thường, việc này sẽ chỉ xuất hiện trong các chuyến tham quan thực tế nhà máy và các buổi làm việc trực tiếp. Tuy nhiên, với việc hạn chế đi lại, việc loại bỏ rủi ro từ các đối tác mới là vô cùng khó khăn - vì vậy hầu hết đã chọn làm việc với các nhóm đối tác lâu năm, do đó ít nhất trong năm 2021, việc chuyển hoàn toàn từ đối tác Trung Quốc sang các đối tác khác sẽ chưa trở nên phổ biến.
+ Đối với rủi ro chính trị xã hội, thì hiện nay ngoài căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ như Australia, về cơ bản những rủi ro chính trị, xã hội chưa đủ lớn để tạo ra sự dịch chuyển chuỗi cung ứng điện tử ra khỏi Trung Quốc cho năm 2021.
Thay vào đó, các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng đang tập trung vào rủi ro thực thi: làm thế nào họ có thể thực hiện các chương trình mới của năm 2021 thành công bất chấp những thách thức liên tục từ Covid-19, chẳng hạn như việc đi lại hạn chế và các nhóm phân tán đều cố gắng cộng tác từ xa trong thời gian thực.
Nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực lấp các khoảng trống này bằng số hóa, mở rộng các bộ công cụ của mìnhbao gồm công nghệ tận dụng nền tảng đám mây và phân tích dữ liệu để tăng tính linh hoạt và giảm thiểu rủi ro thực thi chung. Một nhà lãnh đạo của một công ty điện tử trong Fortune 100 đã tóm tắt sự thay đổi đối với năm 2021: Vào đầu năm, chúng tôi thường chỉ cần kích hoạt các kế hoạch và làm cho nó hoạt động, nhưng hiện nay sẽ luôn phải điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
Chi tiết nhấn vào xem tại Báo cáo thị trường logistics Trung Quốc tháng 12/2020
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
Dịch vụ
Các chuỗi cung ứng hàng điện tử vẫn không dịch chuyển hoàn toàn từ Trung Quốc
- Thời gian: 03/01/2021
- 3.098 lượt xem
Cùng chuyên mục
Thông tin về nghiên cứu thị trường thực phẩm bán lẻ của Đức
Theo dữ liệu mới nhất do Destatis cung cấp, chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình trên mỗi người ở Đức cao hơn 30% so với mức trung bình của các Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu vào năm 2018.
Tình hình chung thị trường logistics châu Âu tháng 9/2020
Cuộc khủng hoảng do dịch bệnh COVID-19 có thể dẫn đến quy mô thị trường vận tải hàng hóa đường bộ châu Âu giảm 17% vào năm 2020. Ngay cả trong kịch bản khả quan nhất thì thị trường này cũng giảm 4,8%.
Hoạt động xuất khẩu sắt thép trong tháng 9 và 9 tháng năm 2020
Trong 9 tháng đầu năm 2020, thép được xuất khẩu chủ yếu bằng đường biển, bằng phương thức giao hàng FOB và qua Cảng Sơn Dương dẫn đầu về lượng...
Thương mại đường sắt Trung Quốc-Châu Âu mất cân đối nghiêm trọng giữa hai chiều vì Covid-19
Dịch bệnh COVID-19 có thể đã thúc đẩy các chuyến vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc đến châu Âu bằng đường sắt lên mức cao kỷ lục, nhưng rất ít chuyến tàu trở lại Trung Quốc mang theo các sản phẩm từ châu Âu.
Covid-19, chiến tranh thương mại và những tác động đến chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ
Theo dữ liệu từ PIERS, thuộc IHS Markit, tổng xuất khẩu hàng hóa bằng container của Hoa Kỳ đã tăng 6,7% so với năm 2019, ngay cả khi khối lượng giao dịch với Trung Quốc giảm 4,5% do cuộc chiến thuế quan qua lại giữa hai quốc gia.
Hoạt động giao nhận, kho bãi của Việt Nam tháng 9/2020
Mặc dù có nhiều khó khăn chung nhưng hoạt động giao nhận tại Việt Nam nhìn chung đã tận dụng được các cơ hội từ thương mại điện tử trong 9 tháng đầu năm 2020, khi người dân chuyển dần từ thói quen mua sắm truyền thống sang mua hàng trên các nền tảng trực tuyến.
Mới cập nhập
TIN TỔNG HỢP
Sản phẩm nội bật
-
Thông tin ngành Logistics Việt Nam hàng tháng (P.CSDL)
-
Thông tin xuất khẩu Gạo hàng tháng (P.Xuất nhập khẩu)
-
Bản tin Dược phẩm và Trang thiết bị y tế hàng tuần (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường thép hàng tháng (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường sắt thép và nguyên liệu thế giới hàng tháng (P.Kinh tế quốc tế)