Trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Italy liên tục tăng trưởng với tốc độ cao tới ba con số. Tính riêng trong tháng 6, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tăng 283% so với cùng kỳ năm 2020, đạt gần 2,1 triệu USD. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Italy đạt gần 22,5 triệu USD, tăng 130% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo chuyên gia thị trường cá ngừ của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu sang thị trường này, đáng chú ý là sự tăng trưởng đột biến trong xuất khẩu các sản phẩm loin cá ngừ hấp đông lạnh. Nếu như nửa đầu năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam không xuất được lô hàng loin cá ngừ hấp đông lạnh nào sang Italy, năm nay số lô hàng xuất khẩu sang thị trường này đạt tới hơn 11,4 triệu USD, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Italy. Xuất khẩu cá ngừ tươi, đông lạnh mã HS03 cũng tăng 19%. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 63%.
Phân tích nguyên nhân xuất khẩu cá ngừ tăng, VASEP cho rằng đây là hiệu ứng từ Hiệp định EVFTA. Hiện có khoảng 7 doanh nghiệp cá ngừ tham gia xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Italy. Trong đó top 3 công ty xuất khẩu sang thị trường này gồm: Công ty TNHH Cá ngừ Việt Nam (Tuna Vietnam) là doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường này, công ty TNHH thủy sản Hải Long Nha Trang (Dragon Waves) và Công ty CP Vịnh Nha trang (Nha Trang Bay) lần lượt xếp thứ hai và ba.
Ngoài hiệu ứng từ EVFTA, theo các doanh nghiệp, việc dịch bệnh bùng phát mạnh tại các nước như Indonesia hay Ecuador từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021 đã làm ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cá ngừ của các nước này. Nhờ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để mở rộng thị phần.
Dù vậy, hiện tại các doanh nghiệp đang lo ngại việc xuất khẩu trong các tháng tới có thể chậm lại bởi dịch bệnh tại các nước Nam Mỹ như Ecuador đang dần dần được kiểm soát, trong khi đó tại Việt Nam đang bùng phát mạnh làm cản trở hoạt động của các doanh nghiệp. Điều lo ngại hơn, phần lớn các công nhân tại các nhà máy chế biến lại chưa được tiêm vaccine khiến cho nhiều doanh nghiệp đang phải tạm dừng hoạt động, hoặc giảm bớt công suất do giãn cách xã hội. Cùng khó khăn trên, chi phí sản xuất tăng, giá thuê container tăng, giá cước vận chuyển từ châu Á sang châu Âu tăng mạnh… cũng là khó khăn lớn khiến cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam khó cạnh tranh hơn tại các thị trường như Italy.
Theo chuyên gia thị trường cá ngừ của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu sang thị trường này, đáng chú ý là sự tăng trưởng đột biến trong xuất khẩu các sản phẩm loin cá ngừ hấp đông lạnh. Nếu như nửa đầu năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam không xuất được lô hàng loin cá ngừ hấp đông lạnh nào sang Italy, năm nay số lô hàng xuất khẩu sang thị trường này đạt tới hơn 11,4 triệu USD, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Italy. Xuất khẩu cá ngừ tươi, đông lạnh mã HS03 cũng tăng 19%. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 63%.
Phân tích nguyên nhân xuất khẩu cá ngừ tăng, VASEP cho rằng đây là hiệu ứng từ Hiệp định EVFTA. Hiện có khoảng 7 doanh nghiệp cá ngừ tham gia xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Italy. Trong đó top 3 công ty xuất khẩu sang thị trường này gồm: Công ty TNHH Cá ngừ Việt Nam (Tuna Vietnam) là doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường này, công ty TNHH thủy sản Hải Long Nha Trang (Dragon Waves) và Công ty CP Vịnh Nha trang (Nha Trang Bay) lần lượt xếp thứ hai và ba.
Ngoài hiệu ứng từ EVFTA, theo các doanh nghiệp, việc dịch bệnh bùng phát mạnh tại các nước như Indonesia hay Ecuador từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021 đã làm ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cá ngừ của các nước này. Nhờ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để mở rộng thị phần.
Dù vậy, hiện tại các doanh nghiệp đang lo ngại việc xuất khẩu trong các tháng tới có thể chậm lại bởi dịch bệnh tại các nước Nam Mỹ như Ecuador đang dần dần được kiểm soát, trong khi đó tại Việt Nam đang bùng phát mạnh làm cản trở hoạt động của các doanh nghiệp. Điều lo ngại hơn, phần lớn các công nhân tại các nhà máy chế biến lại chưa được tiêm vaccine khiến cho nhiều doanh nghiệp đang phải tạm dừng hoạt động, hoặc giảm bớt công suất do giãn cách xã hội. Cùng khó khăn trên, chi phí sản xuất tăng, giá thuê container tăng, giá cước vận chuyển từ châu Á sang châu Âu tăng mạnh… cũng là khó khăn lớn khiến cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam khó cạnh tranh hơn tại các thị trường như Italy.
Nguồn: Vietnam Export - Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số