Cà phê là đồ uống ưa chuộng nhất của người Algeria. Từ nhiều năm qua, cà phê luôn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Algeria.
Thị phần cà phê của Việt Nam thường duy trì ở mức cao nhất, chiếm trên 50%. Algeria là thị trường vẫn còn dư địa cho cà phê Việt Nam và trong tương lai, cà phê vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta vào thị trường này. Ngoài cà phê nhân xô, doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến, cà phê hòa tan có giá trị gia tăng cao hơn.
Bên cạnh cà phê, Algeria cũng có nhu cầu lớn đối với mặt hàng gạo do nước này không sản xuất lúa gạo nên mặt hàng này gần như được nhập khẩu 100%. Số lượng gạo nhập khẩu của Algeria khoảng 100.000 tấn/năm, chiếm trên 1% trong cơ cấu tiêu dùng lương thực của nước này. Về chủng loại, gạo nhập khẩu chủ yếu là loại gạo trắng, hạt dài, 5% tấm và gạo đồ.
Thị trường Algeria vẫn còn triển vọng cho gạo Việt Nam do người dân đã quen với việc sử dụng gạo Việt. Mặt khác, lượng người lao động Châu Á tại Algeria ngày càng đông, đặc biệt là người Trung Quốc. Riêng số lao động của Việt Nam làm việc cho các nhà thầu Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và Algeria đã lên tới hơn 4.000 người. Điều này sẽ góp phần làm tăng cầu về gạo tại thị trường Algeria.
Đây là những thông tin được chia sẻ tại Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Algeria và Senegal chiều ngày 11/8/2021 do Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Algeria (kiêm nhiệm Senegal, Tunisia, Mali, Gambia và Niger) đồng tổ chức. Sự kiện này là hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thực phẩm khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên năm 2021 do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện.
Theo ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal,cùng với gạo và cà phê, thủy hải sản cũng nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria, với kim ngạch từ 9-10 triệu USD/năm. Cá tra của Việt Nam được bán với giá khoảng 5 USD/kg, tương đương với loại cá biển đánh bắt rẻ nhất của Algeria là cá chích (Sardine), do vậy hàng Việt Nam có tính cạnh tranh cao.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Algeria cũng đưa ra những mặt hàng mà Algeria có nhu cầu cao và có triển vọng tăng kim ngạch trong thời gian tới như hạt tiêu, quê, hạt điều.
Đối với thị trường Senegal, ông Hoàng Đức Nhuận nhận định, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng: gạo, hạt tiêu, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, tinh bột sắn, thủy sản, rau quả…
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại cho biết, thời gian qua, khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm mở rộng danh mục và kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khu vực Châu Phi. Do đó, Phiên tư vấn này là dịp thiết thực để doanh nghiệp có thể trao đổi, chia sẻ trực tuyến các vấn đề doanh nghiệp quan tâm để tính các bài toán phát triển thị trường Algeria và Senegal, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp.
Tại phiên tư vấn, các doanh nghiệp trong đa dạng lĩnh vực ngành hàng như nông sản (rau, củ, quả tươi, đông lạnh và sấy dẻo, hạt mắc ca), gia vị, thực phẩm (mì ăn liền, bột rau, rong biển, khô gà, muối vừng, bánh phồng tôm), đồ uống (chè, cà phê), thủy sản, hàng tiêu dùng (bột giặt, bát đĩa dùng một lần), quạt điện, tóc, mỹ phẩm, đồ trang sức, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, hàng dệt may, sản phẩm thép…đã nêu nhiều vấn đề quan tâm về triển vọng thị trường, quy định và chứng từ nhập khẩu, thủ tục và phương thức thanh toán, hình thức giao nhận, vận tải hàng hóa từ Việt Nam, cách xác thực doanh nghiệp và sử dụng đại lý, môi giới kinh doanh tại Algeria và Senegal…Các vấn đề này đều đã được Tham tán Hoàng Đức Nhuận chia sẻ, giải đáp thấu đáo tại phiên tư vấn.
Mặc dù có nhiều tiềm năng xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng theo ông Hoàng Đức Nhuận, thuế nhập khẩu ở một số nước Châu Phi cũng tương đối cao. Trong đó, tại Algeria, thuế nhập khẩu vào nước này bình quân trên 30%. Ngoài ra, Algeria còn áp dụng thuế phòng vệ bổ sung, nhất là với những mặt hàng trong nước sản xuất được.
Ông Nhuận cũng lưu ý khi xuất khẩu sang Châu Phi nói chung, Algeria và Senegal cần tìm kiếm đối tác qua các kênh như tham gia các chương trình xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm quốc tế, các diễn đàn doanh nghiệp, các cuộc giao thương trực tiếp, qua giới thiệu từ các cơ quan xúc tiến thương mại, các Thương vụ Việt Nam tại Châu Phi và bạn hàng quen thuộc.
Khi làm việc, doanh nghiệp cần đề nghị đối tác cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ xuất nhập khẩu, bản sao hộ chiếu, thẻ căn cước của người đại diện để các cơ quan chức năng như các Thương vụ Việt Nam tại Châu Phi có thể hỗ trợ tư vấn, xác minh trước khi tiến hành giao dịch.
Đối với xuất khẩu sang Châu Phi, nên áp dụng phương thức thanh toán tín dụng thư (L/C) không hủy ngang có xác nhận của ngân hàng uy tín Châu Âu hoặc Châu Mỹ hoặc phương thức nhờ thu đề nghị khách hàng trả trước (đặt cọc) từ 25% trở lên giá trị tiền hàng, không chấp nhận phương thức trả chậm và D/A, không Hoàng Đức Nhuận khuyến cáo.
Ngoài những lưu ý trên, để khai thác thành công khu vực thị trường Châu Phi nói chung và thị trường Algeria và Senegal nói riêng, ông Nhuận cho rằng, nhiều nước Châu Phi chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Ả-rập, do đó doanh nghiệp Việt Nam cần ghi những thông tin trên nhãn mác bằng 2 thứ tiếng là tiếng Ả-rập và tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tìm hiểu thị hiếu, văn hoá người tiêu dùng Châu Phi, quan tâm đến giấy chứng nhận Halal (giấy chứng nhận xác nhận sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Luật Hồi giáo và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất) vì các nước Châu Phi chủ yếu theo đạo Hồi.
Algeria là một trong những nền kinh tế lớn nhất Châu Phi. Năm 2020, GDP của nước này đạt 147 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ 43 tỷ USD. Mặc dù Algeria chủ trương đa dạng hóa nền kinh tế song nước này phải nhập khẩu hầu hết các mặt hàng trong đó có 50% lương thực, thực phẩm. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria năm 2020 đạt 150 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính là cà phê (đạt 94 triệu USD), thủy sản, hạt tiêu, gạo, hạt điều...
Senegal là quốc gia Tây Phi, có nền kinh tế mở, là nơi đặt trụ sở Ngân hàng Trung ương các quốc gia Tây Phi, có cảng biển quốc tế Dakar là nơi trung chuyển hàng hóa trong tiểu vùng. Năm 2020, dân số của Senegal là 16,7 triệu người, GDP cả nước đạt 23,6 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 1446 USD. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt 4,2 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 8,1 tỷ USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Senegal đạt 52,56 triệu USD (trong đó riêng gạo chiếm 32 triệu USD). Bên cạnh mặt hàng gạo, Việt Nam còn xuất khẩu các sản phẩm chính như hạt tiêu 6,4 triệu USD, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 2,9 triệu USD, tinh bột sắn, thủy sản, rau quả...
Mỗi năm, Senegal vẫn phải nhập khẩu từ 700.000 - 800.000 tấn gạo, trong đó hơn 90% là gạo tấm. Người dân Senegal chuộng gạo tấm vì ngoài yếu tố giá rẻ, thì đây còn là thói quen có từ thời thuộc Pháp.
Một số loại thuế tại Senegal gồm đối với thóc, thóc giống thuế nhập khẩu là 7,7%, thuế VAT là 18%; đối với gạo trắng, gạo lức thuế nhập khẩu là 12,7%, thuế VAT là 18%; đối với gạo tấm thuế nhập khẩu là 12,7%, thuế VAT là 18%; các loại gạo khác thuế nhập khẩu là 12,7%, thuế VAT là 18%.
Thị phần cà phê của Việt Nam thường duy trì ở mức cao nhất, chiếm trên 50%. Algeria là thị trường vẫn còn dư địa cho cà phê Việt Nam và trong tương lai, cà phê vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta vào thị trường này. Ngoài cà phê nhân xô, doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến, cà phê hòa tan có giá trị gia tăng cao hơn.
Bên cạnh cà phê, Algeria cũng có nhu cầu lớn đối với mặt hàng gạo do nước này không sản xuất lúa gạo nên mặt hàng này gần như được nhập khẩu 100%. Số lượng gạo nhập khẩu của Algeria khoảng 100.000 tấn/năm, chiếm trên 1% trong cơ cấu tiêu dùng lương thực của nước này. Về chủng loại, gạo nhập khẩu chủ yếu là loại gạo trắng, hạt dài, 5% tấm và gạo đồ.
Thị trường Algeria vẫn còn triển vọng cho gạo Việt Nam do người dân đã quen với việc sử dụng gạo Việt. Mặt khác, lượng người lao động Châu Á tại Algeria ngày càng đông, đặc biệt là người Trung Quốc. Riêng số lao động của Việt Nam làm việc cho các nhà thầu Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và Algeria đã lên tới hơn 4.000 người. Điều này sẽ góp phần làm tăng cầu về gạo tại thị trường Algeria.
Đây là những thông tin được chia sẻ tại Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Algeria và Senegal chiều ngày 11/8/2021 do Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Algeria (kiêm nhiệm Senegal, Tunisia, Mali, Gambia và Niger) đồng tổ chức. Sự kiện này là hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thực phẩm khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên năm 2021 do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện.
Theo ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal,cùng với gạo và cà phê, thủy hải sản cũng nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria, với kim ngạch từ 9-10 triệu USD/năm. Cá tra của Việt Nam được bán với giá khoảng 5 USD/kg, tương đương với loại cá biển đánh bắt rẻ nhất của Algeria là cá chích (Sardine), do vậy hàng Việt Nam có tính cạnh tranh cao.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Algeria cũng đưa ra những mặt hàng mà Algeria có nhu cầu cao và có triển vọng tăng kim ngạch trong thời gian tới như hạt tiêu, quê, hạt điều.
Đối với thị trường Senegal, ông Hoàng Đức Nhuận nhận định, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng: gạo, hạt tiêu, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, tinh bột sắn, thủy sản, rau quả…
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại cho biết, thời gian qua, khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm mở rộng danh mục và kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khu vực Châu Phi. Do đó, Phiên tư vấn này là dịp thiết thực để doanh nghiệp có thể trao đổi, chia sẻ trực tuyến các vấn đề doanh nghiệp quan tâm để tính các bài toán phát triển thị trường Algeria và Senegal, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp.
Tại phiên tư vấn, các doanh nghiệp trong đa dạng lĩnh vực ngành hàng như nông sản (rau, củ, quả tươi, đông lạnh và sấy dẻo, hạt mắc ca), gia vị, thực phẩm (mì ăn liền, bột rau, rong biển, khô gà, muối vừng, bánh phồng tôm), đồ uống (chè, cà phê), thủy sản, hàng tiêu dùng (bột giặt, bát đĩa dùng một lần), quạt điện, tóc, mỹ phẩm, đồ trang sức, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, hàng dệt may, sản phẩm thép…đã nêu nhiều vấn đề quan tâm về triển vọng thị trường, quy định và chứng từ nhập khẩu, thủ tục và phương thức thanh toán, hình thức giao nhận, vận tải hàng hóa từ Việt Nam, cách xác thực doanh nghiệp và sử dụng đại lý, môi giới kinh doanh tại Algeria và Senegal…Các vấn đề này đều đã được Tham tán Hoàng Đức Nhuận chia sẻ, giải đáp thấu đáo tại phiên tư vấn.
Mặc dù có nhiều tiềm năng xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng theo ông Hoàng Đức Nhuận, thuế nhập khẩu ở một số nước Châu Phi cũng tương đối cao. Trong đó, tại Algeria, thuế nhập khẩu vào nước này bình quân trên 30%. Ngoài ra, Algeria còn áp dụng thuế phòng vệ bổ sung, nhất là với những mặt hàng trong nước sản xuất được.
Ông Nhuận cũng lưu ý khi xuất khẩu sang Châu Phi nói chung, Algeria và Senegal cần tìm kiếm đối tác qua các kênh như tham gia các chương trình xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm quốc tế, các diễn đàn doanh nghiệp, các cuộc giao thương trực tiếp, qua giới thiệu từ các cơ quan xúc tiến thương mại, các Thương vụ Việt Nam tại Châu Phi và bạn hàng quen thuộc.
Khi làm việc, doanh nghiệp cần đề nghị đối tác cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ xuất nhập khẩu, bản sao hộ chiếu, thẻ căn cước của người đại diện để các cơ quan chức năng như các Thương vụ Việt Nam tại Châu Phi có thể hỗ trợ tư vấn, xác minh trước khi tiến hành giao dịch.
Đối với xuất khẩu sang Châu Phi, nên áp dụng phương thức thanh toán tín dụng thư (L/C) không hủy ngang có xác nhận của ngân hàng uy tín Châu Âu hoặc Châu Mỹ hoặc phương thức nhờ thu đề nghị khách hàng trả trước (đặt cọc) từ 25% trở lên giá trị tiền hàng, không chấp nhận phương thức trả chậm và D/A, không Hoàng Đức Nhuận khuyến cáo.
Ngoài những lưu ý trên, để khai thác thành công khu vực thị trường Châu Phi nói chung và thị trường Algeria và Senegal nói riêng, ông Nhuận cho rằng, nhiều nước Châu Phi chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Ả-rập, do đó doanh nghiệp Việt Nam cần ghi những thông tin trên nhãn mác bằng 2 thứ tiếng là tiếng Ả-rập và tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tìm hiểu thị hiếu, văn hoá người tiêu dùng Châu Phi, quan tâm đến giấy chứng nhận Halal (giấy chứng nhận xác nhận sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Luật Hồi giáo và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất) vì các nước Châu Phi chủ yếu theo đạo Hồi.
Algeria là một trong những nền kinh tế lớn nhất Châu Phi. Năm 2020, GDP của nước này đạt 147 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ 43 tỷ USD. Mặc dù Algeria chủ trương đa dạng hóa nền kinh tế song nước này phải nhập khẩu hầu hết các mặt hàng trong đó có 50% lương thực, thực phẩm. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria năm 2020 đạt 150 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính là cà phê (đạt 94 triệu USD), thủy sản, hạt tiêu, gạo, hạt điều...
Senegal là quốc gia Tây Phi, có nền kinh tế mở, là nơi đặt trụ sở Ngân hàng Trung ương các quốc gia Tây Phi, có cảng biển quốc tế Dakar là nơi trung chuyển hàng hóa trong tiểu vùng. Năm 2020, dân số của Senegal là 16,7 triệu người, GDP cả nước đạt 23,6 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 1446 USD. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt 4,2 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 8,1 tỷ USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Senegal đạt 52,56 triệu USD (trong đó riêng gạo chiếm 32 triệu USD). Bên cạnh mặt hàng gạo, Việt Nam còn xuất khẩu các sản phẩm chính như hạt tiêu 6,4 triệu USD, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 2,9 triệu USD, tinh bột sắn, thủy sản, rau quả...
Mỗi năm, Senegal vẫn phải nhập khẩu từ 700.000 - 800.000 tấn gạo, trong đó hơn 90% là gạo tấm. Người dân Senegal chuộng gạo tấm vì ngoài yếu tố giá rẻ, thì đây còn là thói quen có từ thời thuộc Pháp.
Một số loại thuế tại Senegal gồm đối với thóc, thóc giống thuế nhập khẩu là 7,7%, thuế VAT là 18%; đối với gạo trắng, gạo lức thuế nhập khẩu là 12,7%, thuế VAT là 18%; đối với gạo tấm thuế nhập khẩu là 12,7%, thuế VAT là 18%; các loại gạo khác thuế nhập khẩu là 12,7%, thuế VAT là 18%.
Nguồn:Cục Xúc tiến thương mại