Quả thanh long là loại quả quen thuộc với người dân Nhật Bản, năm 2009 Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu thanh long tươi ruột trắng, đến tháng 01/2017 bắt đầu xuất khẩu thanh long ruột đỏ. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2.000 tấn thanh long của Việt Nam trong đó nguồn nhập khẩu lớn nhất là từ Việt Nam chiếm khoảng hơn 80% thị phần thanh long bán tại thị trường. Điều này cho thấy quả thanh long của Việt Nam đang chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Nhật Bản.
Quả thanh long của Nhật Bản cũng được trồng một số ít tại các tỉnh như Okinawa, Kagoshima, nhưng sản lượng không nhiều, đồng thời quả nhỏ, chua và giá đắt. Giá thành một quả thanh long ruột đỏ tại Nhật Bản khoảng 400 - 500 Yên/quả (tương đương 80.000 - 100.000 VND). Gần đây giá bán thanh long có phần giảm hơn một chút do số lượng được nhập khẩu nhiều qua đường biển và nhiều nơi có sự cạnh tranh về giá bán.
Khi quả thanh long lần đầu được đưa vào Nhật Bản năm 2009, công ty Yasaka (công ty đầu tiên đưa công nghệ xử lý nhiệt bằng hơi nước nóng vào Việt Nam) chọn đưa quả thanh long vào phân khúc là loại quả cao cấp chỉ bán tại các cửa hàng bách hóa; quả thanh long từ lúc hái xử lý và đưa lên kệ hàng chỉ trong vòng 3 ngày để giữ độ tươi ngon và được vận chuyển bằng đường hàng không. Những năm gần đây, quả thanh long được nhập khẩu với số lượng nhiều hơn và đi bằng đường biển, giá cả cũng rẻ hơn và được bán khắp các siêu thị trên toàn Nhật Bản.
Tiêu chuẩn, quy cách nhập khẩu (tham khảo):
- Quy cách đóng thùng: trái có trọng lượng từ 350-500gr; thùng đóng 10-12 trái; thùng carton 7 lớp; túi nilon bao mỗi trái.
- Chỉ tiêu chất lượng: phải được xử lý thô, làm sạch; xử lý hơi nước nóng tối thiểu nhiệt độ 47,5 độ C trong 40 phút, phải đảm bảo được độ brix, chất lượng dinh dưỡng, kiểm dịch thực vật theo tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu thị trường Nhật Bản.
- Hình dạng quả: trái sạch, hình dạng đẹp, vỏ có màu đỏ trên 70% diện tích vỏ quả; khoang mũi không sâu quá 1cm và trái không có mũi nào nhô lên; tai quả thẳng, dầy, cứng, có màu xanh và dài trên 1,5cm; cấu trúc quả phải rắn chắc, thịt quả màu trắng hoặc đỏ, hạt màu đen; quả không có vết tổn thương cơ học hay chỗ bị thâm và không có đốm xanh hay vết cháy do nắn, không bị vết của nấm hay côn trùng gây hại.
- Lưu ý: Một số nước như Mỹ, Úc hay Nhật Bản đều là những thị trường nổi tiếng khó tính, là những nước có quy định kiểm dịch khắt khe, theo tiêu chuẩn cao đối với các sản phẩm hoa quả tươi nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có quả thanh long, Ngoài những quy định chung về điều kiện trồng trọt, xử lý, bao bì, dán nhãn, chứng nhận kiểm dịch thực vật…quả thanh long tươi muốn xuất khẩu sang thị trường này còn phải đảm bảo một số quy định kỹ thuật như xử lý dịch hại, lấy mẫu kiểm tra trước xử lý, kiểm dịch thực vật và giấy chứng nhận… tuy nhiên so với Mỹ hay Úc, quá trình đưa các loại quả tươi vào Nhật kéo dài hơn với nhiều khó khăn. Đối với Mỹ và Úc, quả thanh long xuất khẩu đi hai thị trường này phải được xử lý chiếu xạ tại các cơ sở chiếu xạ đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) công nhận dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật của Việt Nam, trong khi đó yêu cầu của Nhật Bản đưa ra có phần khắt khe hơn, đó là các lô thanh long xuất khẩu phải được xử lý hơi nước nóng (như đã nói ở trên), đồng thời việc xử lý hơi nước nóng phải được sự giám sát của cán bộ kiểm dịch của cả Việt Nam và Nhật Bản (tuy nhiên năm nay do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên Cục BVTV của Việt Nam đã đàm phán để phía Nhật Bản ủy quyền cho phía Việt Nam được chủ động giám sát).
Nhu cầu thị hiếu, cơ hội:
Ở Nhật Bản thanh long được coi là loại quả nhiều chất dinh dưỡng, giàu chất xơ, đặc biệt là phụ nữ thích ăn thanh long vì cho rằng thanh long sẽ giúp làn da đẹp, mịn màng. Người Nhật ăn thanh long theo kiểu làm sa lát, trộn với các loại hạt ngũ cốc…, ngoài ra cũng ăn trực tiếp như các loại hoa quả khác.
Gần đây nhiều công ty của Việt Nam bắt đầu giới thiệu, chào hàng sản phẩm thanh long qua chế biến như nước quả thanh long đóng chai, thanh long sấy dẻo…, tuy nhiên về mẫu mã và giá cả chưa phù hợp với người tiêu dùng Nhật Bản. Các sản phẩm này nếu được đầu tư tốt, nghiên cứu kỹ nhằm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng thì sẽ có thể có chỗ đứng tốt tại thị trường Nhật Bản.
Lưu ý khi xuất khẩu thanh long sang Nhật Bản
Để xuất khẩu hoa quả tươi nói chung và thanh long sang Nhật Bản một cách ổn định, bền vững doanh nghiệp cần lưu ý: Hoa quả tươi Việt Nam kể cả khi thâm nhập thành công thị trường nhưng để giữ được thị trường lâu dài, bền vững là việc không hề đơn giản. Thị trường Nhật Bản là thị trường hết sức khó tính, khi chúng ta để lượng lượng quả tươi xuất sang Nhật vì bất kỳ lý do gì không được tốt, dù từ phía người nông dân hay doanh nghiệp xuất khẩu chỉ cần một lô quả không đảm bảo tươi ngon, không đảm bảo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, để tồn dư chất bảo vệ thực vật thì bao công sức của bà con nông dân trồng ra được quả ngon sẽ không còn ý nghĩa. Chúng ta cần phải thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để đảm bảo quả tươi ngon, giữ được chất lượng, giữ được thương hiệu và giữ được thị trường.
Một vấn đề nữa cần lưu ý đó là người tiêu dùng Nhật Bản luôn có sự nhạy cảm cao với sự thay đổi liên tục giá bán sản phẩm nào đó, do vậy các nhà nhập khẩu luôn mong muốn sự ổn định của giá cả và lượng cung từ phía đối tác Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên chú trọng đầu tư công nghệ, kỹ thuật sau thu hoạch để nghiên cứu nâng cao chất lượng, đa dạng chủng loại, hình thức sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu riêng biệt của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Quả thanh long của Nhật Bản cũng được trồng một số ít tại các tỉnh như Okinawa, Kagoshima, nhưng sản lượng không nhiều, đồng thời quả nhỏ, chua và giá đắt. Giá thành một quả thanh long ruột đỏ tại Nhật Bản khoảng 400 - 500 Yên/quả (tương đương 80.000 - 100.000 VND). Gần đây giá bán thanh long có phần giảm hơn một chút do số lượng được nhập khẩu nhiều qua đường biển và nhiều nơi có sự cạnh tranh về giá bán.
Khi quả thanh long lần đầu được đưa vào Nhật Bản năm 2009, công ty Yasaka (công ty đầu tiên đưa công nghệ xử lý nhiệt bằng hơi nước nóng vào Việt Nam) chọn đưa quả thanh long vào phân khúc là loại quả cao cấp chỉ bán tại các cửa hàng bách hóa; quả thanh long từ lúc hái xử lý và đưa lên kệ hàng chỉ trong vòng 3 ngày để giữ độ tươi ngon và được vận chuyển bằng đường hàng không. Những năm gần đây, quả thanh long được nhập khẩu với số lượng nhiều hơn và đi bằng đường biển, giá cả cũng rẻ hơn và được bán khắp các siêu thị trên toàn Nhật Bản.
Tiêu chuẩn, quy cách nhập khẩu (tham khảo):
- Quy cách đóng thùng: trái có trọng lượng từ 350-500gr; thùng đóng 10-12 trái; thùng carton 7 lớp; túi nilon bao mỗi trái.
- Chỉ tiêu chất lượng: phải được xử lý thô, làm sạch; xử lý hơi nước nóng tối thiểu nhiệt độ 47,5 độ C trong 40 phút, phải đảm bảo được độ brix, chất lượng dinh dưỡng, kiểm dịch thực vật theo tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu thị trường Nhật Bản.
- Hình dạng quả: trái sạch, hình dạng đẹp, vỏ có màu đỏ trên 70% diện tích vỏ quả; khoang mũi không sâu quá 1cm và trái không có mũi nào nhô lên; tai quả thẳng, dầy, cứng, có màu xanh và dài trên 1,5cm; cấu trúc quả phải rắn chắc, thịt quả màu trắng hoặc đỏ, hạt màu đen; quả không có vết tổn thương cơ học hay chỗ bị thâm và không có đốm xanh hay vết cháy do nắn, không bị vết của nấm hay côn trùng gây hại.
- Lưu ý: Một số nước như Mỹ, Úc hay Nhật Bản đều là những thị trường nổi tiếng khó tính, là những nước có quy định kiểm dịch khắt khe, theo tiêu chuẩn cao đối với các sản phẩm hoa quả tươi nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có quả thanh long, Ngoài những quy định chung về điều kiện trồng trọt, xử lý, bao bì, dán nhãn, chứng nhận kiểm dịch thực vật…quả thanh long tươi muốn xuất khẩu sang thị trường này còn phải đảm bảo một số quy định kỹ thuật như xử lý dịch hại, lấy mẫu kiểm tra trước xử lý, kiểm dịch thực vật và giấy chứng nhận… tuy nhiên so với Mỹ hay Úc, quá trình đưa các loại quả tươi vào Nhật kéo dài hơn với nhiều khó khăn. Đối với Mỹ và Úc, quả thanh long xuất khẩu đi hai thị trường này phải được xử lý chiếu xạ tại các cơ sở chiếu xạ đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) công nhận dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật của Việt Nam, trong khi đó yêu cầu của Nhật Bản đưa ra có phần khắt khe hơn, đó là các lô thanh long xuất khẩu phải được xử lý hơi nước nóng (như đã nói ở trên), đồng thời việc xử lý hơi nước nóng phải được sự giám sát của cán bộ kiểm dịch của cả Việt Nam và Nhật Bản (tuy nhiên năm nay do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên Cục BVTV của Việt Nam đã đàm phán để phía Nhật Bản ủy quyền cho phía Việt Nam được chủ động giám sát).
Nhu cầu thị hiếu, cơ hội:
Ở Nhật Bản thanh long được coi là loại quả nhiều chất dinh dưỡng, giàu chất xơ, đặc biệt là phụ nữ thích ăn thanh long vì cho rằng thanh long sẽ giúp làn da đẹp, mịn màng. Người Nhật ăn thanh long theo kiểu làm sa lát, trộn với các loại hạt ngũ cốc…, ngoài ra cũng ăn trực tiếp như các loại hoa quả khác.
Gần đây nhiều công ty của Việt Nam bắt đầu giới thiệu, chào hàng sản phẩm thanh long qua chế biến như nước quả thanh long đóng chai, thanh long sấy dẻo…, tuy nhiên về mẫu mã và giá cả chưa phù hợp với người tiêu dùng Nhật Bản. Các sản phẩm này nếu được đầu tư tốt, nghiên cứu kỹ nhằm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng thì sẽ có thể có chỗ đứng tốt tại thị trường Nhật Bản.
Lưu ý khi xuất khẩu thanh long sang Nhật Bản
Để xuất khẩu hoa quả tươi nói chung và thanh long sang Nhật Bản một cách ổn định, bền vững doanh nghiệp cần lưu ý: Hoa quả tươi Việt Nam kể cả khi thâm nhập thành công thị trường nhưng để giữ được thị trường lâu dài, bền vững là việc không hề đơn giản. Thị trường Nhật Bản là thị trường hết sức khó tính, khi chúng ta để lượng lượng quả tươi xuất sang Nhật vì bất kỳ lý do gì không được tốt, dù từ phía người nông dân hay doanh nghiệp xuất khẩu chỉ cần một lô quả không đảm bảo tươi ngon, không đảm bảo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, để tồn dư chất bảo vệ thực vật thì bao công sức của bà con nông dân trồng ra được quả ngon sẽ không còn ý nghĩa. Chúng ta cần phải thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để đảm bảo quả tươi ngon, giữ được chất lượng, giữ được thương hiệu và giữ được thị trường.
Một vấn đề nữa cần lưu ý đó là người tiêu dùng Nhật Bản luôn có sự nhạy cảm cao với sự thay đổi liên tục giá bán sản phẩm nào đó, do vậy các nhà nhập khẩu luôn mong muốn sự ổn định của giá cả và lượng cung từ phía đối tác Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên chú trọng đầu tư công nghệ, kỹ thuật sau thu hoạch để nghiên cứu nâng cao chất lượng, đa dạng chủng loại, hình thức sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu riêng biệt của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản