Theo Quyết định số 76/PMK.05/2021 của Bộ Tài chính Indonesia ban hành ngày 25/06/2021, thuế xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Indonesia kể từ ngày 02/07/2021 tới đây sẽ được thực hiện theo các mức và cách tính thuế mới. Theo đó, nước này nâng giá xuất khẩu khởi điểm chịu thuế lũy tiến từ 650 USD/tấn lên 750 USD/tấn. Nếu giá xuất khẩu từ 750 USD/ tấn trở xuống, mức thuế xuất khẩu ấn định chung là 55 USD/tấn đối với các sản phẩm dầu cọ thô-CPO, mức thuế chung ấn định cho các sản phẩm dầu cọ phái sinh khác sẽ dao động từ 25-45 USD/tấn tùy theo từng loại sản phẩm. Tính từ mức giá 750 USD/tấn trở lên đến 1.000 USD/tấn, cứ khi giá xuất khẩu tăng thêm 50/USD thì mức thuế sẽ tăng thêm 20 USD đối với các sản phẩm dầu cọ thô (CPO) và 16 USD/tấn đối với các sản phẩm phái sinh từ dầu cọ. Ấn định một mức thuế chung khi giá xuất khẩu vượt 1.000 USD/tấn là 175 USD/tấn đối dầu cọ thô CPO; và từ 3 USD-141 USD/tấn đối với các sản phẩm phái sinh khác từ dầu cọ, tùy theo từng loại sản phẩm.
Theo Chính phủ Indonesia, việc điều chỉnh mức và cách tính thuế dầu cọ lần này nhằm gia tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm dầu cọ của Indonesia trên thị trường quốc tế cũng như nâng cao phúc lợi của người nông dân trồng cọ, phát triển bền vững ngành dầu cọ của đất nước.
Hiệp hội dầu cọ của Indonesia (GAPKI) cho biết, xuất khẩu dầu cọ thô (CPO) của nước này trong năm 2020 đạt 34 triệu tấn, mang về doanh thu 22,97 tỷ USD./.
Theo Chính phủ Indonesia, việc điều chỉnh mức và cách tính thuế dầu cọ lần này nhằm gia tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm dầu cọ của Indonesia trên thị trường quốc tế cũng như nâng cao phúc lợi của người nông dân trồng cọ, phát triển bền vững ngành dầu cọ của đất nước.
Hiệp hội dầu cọ của Indonesia (GAPKI) cho biết, xuất khẩu dầu cọ thô (CPO) của nước này trong năm 2020 đạt 34 triệu tấn, mang về doanh thu 22,97 tỷ USD./.
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Indonesia