Chiều ngày 26/10/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Tọa đàm “Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Liên minh Châu Âu” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Tọa đàm được tổ chức nhằm cung cấp thông tin, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành xuất khẩu vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi kinh tế trong trạng thái bình thường mới. Các doanh nghiệp được cung cấp thông tin tổng quan về các chính sách và quy định của EU về nhập khẩu rau quả; trao đổi, kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường EU; đồng thời được hỗ trợ hiệu quả trong tìm hiểu thông tin và cơ hội xuất khẩu sang thị trường này.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đánh giá cao ý nghĩa thiết thực của tọa đàm khi được tổ chức ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP, khởi đầu cho giai đoạn thích ứng với dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi hoạt động sản xuất và kinh doanh. Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, việc xuất khẩu nông sản sang EU đã bắt đầu được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA và quy mô lớn của thị trường EU, tuy nhiên vẫn còn nhiều dư địa để tăng cường hợp tác, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu. Thứ trưởng đề nghị các Đại sứ và Cơ quan đại diện Việt Nam tại EU tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành, địa phương và đồng hành cùng doanh nghiệp để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này.
Tại tọa đàm, các Đại sứ, Tham tán thương mại Việt Nam tại Bỉ, Đức, Séc, Áo, Hà Lan, Italia và một số nước EU đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về quy định, thị hiếu của các nước EU, các cơ hội và thách thức đối với các mặt hàng rau quả Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này. Các Đại sứ cho biết khu vực EU ngày càng chú trọng nhập khẩu các sản phẩm rau quả hữu cơ, áp dụng tiêu chuẩn chặt chẽ về an toàn thực phẩm, đề cao trách nhiệm xã hội và môi trường cũng như đạo đức kinh doanh. Theo các Đại sứ, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU còn nhỏ, chủ yếu do nguồn hàng chưa ổn định do hoạt động sản xuất còn manh mún, thiếu đầu tư công nghệ, chi phí vận chuyển cao, điều kiện bảo quản chưa tốt, hàng Việt Nam chưa tham gia được vào các chuỗi phân phối lớn của sở tại…
Tọa đàm ghi nhận đề xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, trong đó nhiều doanh nghiệp đề nghị các bộ, ngành liên quan thường xuyên cập nhật thông tin về quy định, nhu cầu, chi phí cũng như thị hiếu của người tiêu dùng tại các nước EU, xây dựng chiến lược quảng bá quốc gia cho một số mặt hàng thế mạnh và xem xét khả năng thành lập các hiệp hội doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường EU. Các Đại sứ Việt Nam tại EU, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhất trí tăng cường phối hợp để nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm rau quả chế biến.
Cũng tại tọa đàm, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhận định, thị trường EU còn nhiều tiềm năng, đồng thời nhấn mạnh đã đến lúc các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần phối hợp xây dựng một chiến lược tổng thể và kế hoạch hành động để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường này.
Theo Bộ trưởng, ba trở ngại lớn nhất đối với nông sản Việt Nam khi vươn ra thế giới là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển trong xu thế tiêu dùng, trong đó thế giới đang mạnh mẽ chuyển sang sản xuất và tiêu dùng xanh. Do vậy, chiến lược thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU cần được xây dựng tổng thể và toàn diện, tiến tới định vị thương hiệu mới của nông nghiệp Việt Nam là minh bạch, trách nhiệm và bền vững. Bộ trưởng khẳng định, phải thay đổi tư duy theo hướng “muốn đi nhanh đi một mình, đi xa phải đi cùng nhau”, các doanh nghiệp cần tăng cường phối hợp, hình thành các liên minh, hiệp hội để cùng quảng bá cho thương hiệu rau quả và nông sản của quốc gia.
Tọa đàm đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các địa phương, các Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Tham tán Thương mại và Tham tán Nông nghiệp của các Cơ quan đại diện Việt Nam tại 27 nước thành viên EU; và hơn 100 đại biểu từ các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu rau quả và dịch vụ hậu cần của Việt Nam. Các đại biểu đã cung cấp thông tin đa chiều, khách quan và thiết thực từ địa bàn EU, cũng như từ các doanh nghiệp xuất khẩu và Bộ, ngành, địa phương.
Tọa đàm được tổ chức nhằm cung cấp thông tin, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành xuất khẩu vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi kinh tế trong trạng thái bình thường mới. Các doanh nghiệp được cung cấp thông tin tổng quan về các chính sách và quy định của EU về nhập khẩu rau quả; trao đổi, kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường EU; đồng thời được hỗ trợ hiệu quả trong tìm hiểu thông tin và cơ hội xuất khẩu sang thị trường này.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đánh giá cao ý nghĩa thiết thực của tọa đàm khi được tổ chức ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP, khởi đầu cho giai đoạn thích ứng với dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi hoạt động sản xuất và kinh doanh. Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, việc xuất khẩu nông sản sang EU đã bắt đầu được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA và quy mô lớn của thị trường EU, tuy nhiên vẫn còn nhiều dư địa để tăng cường hợp tác, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu. Thứ trưởng đề nghị các Đại sứ và Cơ quan đại diện Việt Nam tại EU tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành, địa phương và đồng hành cùng doanh nghiệp để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này.
Tại tọa đàm, các Đại sứ, Tham tán thương mại Việt Nam tại Bỉ, Đức, Séc, Áo, Hà Lan, Italia và một số nước EU đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về quy định, thị hiếu của các nước EU, các cơ hội và thách thức đối với các mặt hàng rau quả Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này. Các Đại sứ cho biết khu vực EU ngày càng chú trọng nhập khẩu các sản phẩm rau quả hữu cơ, áp dụng tiêu chuẩn chặt chẽ về an toàn thực phẩm, đề cao trách nhiệm xã hội và môi trường cũng như đạo đức kinh doanh. Theo các Đại sứ, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU còn nhỏ, chủ yếu do nguồn hàng chưa ổn định do hoạt động sản xuất còn manh mún, thiếu đầu tư công nghệ, chi phí vận chuyển cao, điều kiện bảo quản chưa tốt, hàng Việt Nam chưa tham gia được vào các chuỗi phân phối lớn của sở tại…
Tọa đàm ghi nhận đề xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, trong đó nhiều doanh nghiệp đề nghị các bộ, ngành liên quan thường xuyên cập nhật thông tin về quy định, nhu cầu, chi phí cũng như thị hiếu của người tiêu dùng tại các nước EU, xây dựng chiến lược quảng bá quốc gia cho một số mặt hàng thế mạnh và xem xét khả năng thành lập các hiệp hội doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường EU. Các Đại sứ Việt Nam tại EU, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhất trí tăng cường phối hợp để nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm rau quả chế biến.
Cũng tại tọa đàm, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhận định, thị trường EU còn nhiều tiềm năng, đồng thời nhấn mạnh đã đến lúc các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần phối hợp xây dựng một chiến lược tổng thể và kế hoạch hành động để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường này.
Theo Bộ trưởng, ba trở ngại lớn nhất đối với nông sản Việt Nam khi vươn ra thế giới là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển trong xu thế tiêu dùng, trong đó thế giới đang mạnh mẽ chuyển sang sản xuất và tiêu dùng xanh. Do vậy, chiến lược thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU cần được xây dựng tổng thể và toàn diện, tiến tới định vị thương hiệu mới của nông nghiệp Việt Nam là minh bạch, trách nhiệm và bền vững. Bộ trưởng khẳng định, phải thay đổi tư duy theo hướng “muốn đi nhanh đi một mình, đi xa phải đi cùng nhau”, các doanh nghiệp cần tăng cường phối hợp, hình thành các liên minh, hiệp hội để cùng quảng bá cho thương hiệu rau quả và nông sản của quốc gia.
Tọa đàm đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các địa phương, các Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Tham tán Thương mại và Tham tán Nông nghiệp của các Cơ quan đại diện Việt Nam tại 27 nước thành viên EU; và hơn 100 đại biểu từ các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu rau quả và dịch vụ hậu cần của Việt Nam. Các đại biểu đã cung cấp thông tin đa chiều, khách quan và thiết thực từ địa bàn EU, cũng như từ các doanh nghiệp xuất khẩu và Bộ, ngành, địa phương.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương