Sáng ngày 11/11/2021, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi và các nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ đã tham dự Hội nghị.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với điểm cầu chính tại UBND huyện Lục Ngạn, cùng các điểm cầu tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra còn có các điểm cầu tại các huyện, thành phố trong tỉnh; các điểm cầu khác tại Sở Công Thương các tỉnh trên cả nước, siêu thị, chợ đầu mối, kênh phân phối, thương nhân, doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ nông sản các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bắc Giang có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết, Hội nghị sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước tìm kiếm đối tác, cơ hội ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm của tỉnh. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong tỉnh và giữa tỉnh Bắc Giang với các cơ quan ở Trung ương, các tỉnh, thành phố; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông tiêu thụ cam, bưởi và các nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh.
Phó Chủ tịch Phan Thế Tuấn cho biết, Bắc Giang có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp với tập đoàn cây ăn quả phong phú, đa dạng, nhiều sản vật nông nghiệp đặc trưng, nổi tiếng, đặc biệt là vải thiều. Tổng đàn vật nuôi lớn, luôn nằm trong top 5 tỉnh dẫn đầu cả nước về chăn nuôi lợn, gà.
Hiện nay, cam, bưởi và một số nông sản của tỉnh bắt đầu cho thu hoạch. Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thương nhân thu hoạch, chế biến, lưu thông và tiêu thụ cam, bưởi, na, thịt lợn, thịt gà.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Bắc Giang có nhiều loại nông sản, với sản lượng cao, đủ cung cấp ra thị trường, phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Cụ thể, sản lượng cam ước tính đạt 48.000 tấn, sản lượng bưởi các loại đạt gần 37.000 tấn, sản lượng na đạt 4.000 tấn.
Bên cạnh đó, tỉnh có vùng trồng rau chế biến, rau an toàn trên 11.000 ha, sản lượng trên 230.000 tấn đủ năng lực cung cấp cho các nhà máy chế biến nông sản, các siêu thị trong và ngoài tinh và đã xuất khẩu đi các nước Trung Đông, Đông Âu, Nga, Nhật Bản…
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang kỳ vọng, thông qua Hội nghị này, sẽ có nhiều hợp đồng liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh và mong muốn sẽ được đón nhiều hơn du khách đến trải nghiệm cây ăn quả tại địa phương.
Nhân dịp này, tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục đàm phán với cơ quan chức năng của Trung Quốc và một số quốc gia có thị trường tiềm năng trong khu vực và trên thế giới thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
Thị trường nội địa là đầu ra quan trọng của các mặt hàng nông sản
Phát biểu tại điểm cầu Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, với vai trò là cơ quan điều hành lưu thông hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường nông sản trong và ngoài nước hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, thời gian qua, Bộ Công Thương luôn coi công tác hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu.
Thứ trưởng khẳng định, Bộ Công Thương đã tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức quốc tế, hiệp hội ngành nghề triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về công tác kết nối tiêu thụ trong nước, hỗ trợ xuất khẩu, phát triển thị trường; trong đó, đặc biệt chú trọng hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, chủ động đưa nông sản Việt Nam vào đa dạng hệ thống phân phối nội địa và quốc tế.
Đối với tỉnh Bắc Giang, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá cao hai Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải mà tỉnh đã tổ chức vừa qua (tiêu thụ vải sớm tại Tân Yên ngày 26/5 và tại thành phố Bắc Giang ngày 9/6). Thứ trưởng nhận định, năm 2021 tỉnh Bắc Giang tiếp tục tiếp tục có một vụ mùa vải thiều và nhiều nông sản khác như quả cam, bưởi, na, thịt lợn, thịt gà với chất lượng cao nhờ chủ động áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong điều chỉnh thời vụ, nâng cao năng suất, phục vụ tốt hơn cho việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu dạng tươi đến các thị trường quốc tế.
Thứ trưởng nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước và trên thế giới còn phức tạp, do đó, Bộ Công Thương cũng như các doanh nghiệp, địa phương phải xác định thị trường nội địa là đầu ra quan trọng của các mặt hàng nông sản. Bên cạnh các kênh xúc tiến thương mại truyền thống, Bộ Công Thương đã và đang chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các đơn vị liên quan, tăng cường phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh phân phối hiện đại.
“Tại Hội nghị này, chúng ta sẽ được chứng kiến Lễ khởi động Chương trình phân phối các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang trên các sàn thương mại điện tử lớn như Sendo, Voso, Postmart, Shopee, Tiki, Lazada… cũng như nhiều kênh trực tuyến khác”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.
Với vai trò là đại diện kênh phân phối, ông Phan Trọng Lê - Trưởng Ban Nghiên cứu phát triển & Thương hiệu - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, Bưu điện Việt Nam, sàn thương mại điện tử Postmart.vn đã hỗ trợ nông dân tiêu thụ hàng nghìn tấn nông sản của bà con nông dân Sóc Trăng, Quảng Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Tháp, Hà Giang, Hòa Bình… và nhiều địa phương khác. Đặc biệt năm nay, mùa vải thiều Bắc Giang đã vô cùng thành công khi có hàng nghìn tấn vải được đưa tới tay khách hàng trên toàn quốc qua thương mại điện tử trong đó có Postmart.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp kết nối giao thương, phát triển sản phẩm, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu nhằm đảm bảo việc lưu thông, xuất khẩu nông sản được thông suốt.
Đối với các địa phương, Thứ trưởng đề nghị, cần phối hợp, liên kết để tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản khi các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, cần triển khai Chương trình bình ổn thị trường, giá cả, tăng cường tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác tiêu thụ nông sản tỉnh Bắc Giang giữa Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang với các Sàn thương mại điện tử Sendo, Voso, Postmart, Shopee (Farm) tại đầu cầu Hà Nội và Bắc Giang nhằm khởi động Chương trình tổ chức phân phối các nông sản tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang trên các Sàn thương mại điện tử lớn cũng như các kênh trực tuyến khác. Theo đó, có 57 văn bản được ký kết, ghi nhớ về tiêu thụ nông sản của tỉnh.
Cùng ngày, UBND huyện Lục Ngạn tổ chức họp báo thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng của huyện năm 2021.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với điểm cầu chính tại UBND huyện Lục Ngạn, cùng các điểm cầu tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra còn có các điểm cầu tại các huyện, thành phố trong tỉnh; các điểm cầu khác tại Sở Công Thương các tỉnh trên cả nước, siêu thị, chợ đầu mối, kênh phân phối, thương nhân, doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ nông sản các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bắc Giang có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết, Hội nghị sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước tìm kiếm đối tác, cơ hội ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm của tỉnh. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong tỉnh và giữa tỉnh Bắc Giang với các cơ quan ở Trung ương, các tỉnh, thành phố; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông tiêu thụ cam, bưởi và các nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh.
Phó Chủ tịch Phan Thế Tuấn cho biết, Bắc Giang có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp với tập đoàn cây ăn quả phong phú, đa dạng, nhiều sản vật nông nghiệp đặc trưng, nổi tiếng, đặc biệt là vải thiều. Tổng đàn vật nuôi lớn, luôn nằm trong top 5 tỉnh dẫn đầu cả nước về chăn nuôi lợn, gà.
Hiện nay, cam, bưởi và một số nông sản của tỉnh bắt đầu cho thu hoạch. Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thương nhân thu hoạch, chế biến, lưu thông và tiêu thụ cam, bưởi, na, thịt lợn, thịt gà.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Bắc Giang có nhiều loại nông sản, với sản lượng cao, đủ cung cấp ra thị trường, phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Cụ thể, sản lượng cam ước tính đạt 48.000 tấn, sản lượng bưởi các loại đạt gần 37.000 tấn, sản lượng na đạt 4.000 tấn.
Bên cạnh đó, tỉnh có vùng trồng rau chế biến, rau an toàn trên 11.000 ha, sản lượng trên 230.000 tấn đủ năng lực cung cấp cho các nhà máy chế biến nông sản, các siêu thị trong và ngoài tinh và đã xuất khẩu đi các nước Trung Đông, Đông Âu, Nga, Nhật Bản…
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang kỳ vọng, thông qua Hội nghị này, sẽ có nhiều hợp đồng liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh và mong muốn sẽ được đón nhiều hơn du khách đến trải nghiệm cây ăn quả tại địa phương.
Nhân dịp này, tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục đàm phán với cơ quan chức năng của Trung Quốc và một số quốc gia có thị trường tiềm năng trong khu vực và trên thế giới thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
Thị trường nội địa là đầu ra quan trọng của các mặt hàng nông sản
Phát biểu tại điểm cầu Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, với vai trò là cơ quan điều hành lưu thông hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường nông sản trong và ngoài nước hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, thời gian qua, Bộ Công Thương luôn coi công tác hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu.
Thứ trưởng khẳng định, Bộ Công Thương đã tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức quốc tế, hiệp hội ngành nghề triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về công tác kết nối tiêu thụ trong nước, hỗ trợ xuất khẩu, phát triển thị trường; trong đó, đặc biệt chú trọng hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, chủ động đưa nông sản Việt Nam vào đa dạng hệ thống phân phối nội địa và quốc tế.
Đối với tỉnh Bắc Giang, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá cao hai Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải mà tỉnh đã tổ chức vừa qua (tiêu thụ vải sớm tại Tân Yên ngày 26/5 và tại thành phố Bắc Giang ngày 9/6). Thứ trưởng nhận định, năm 2021 tỉnh Bắc Giang tiếp tục tiếp tục có một vụ mùa vải thiều và nhiều nông sản khác như quả cam, bưởi, na, thịt lợn, thịt gà với chất lượng cao nhờ chủ động áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong điều chỉnh thời vụ, nâng cao năng suất, phục vụ tốt hơn cho việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu dạng tươi đến các thị trường quốc tế.
Thứ trưởng nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước và trên thế giới còn phức tạp, do đó, Bộ Công Thương cũng như các doanh nghiệp, địa phương phải xác định thị trường nội địa là đầu ra quan trọng của các mặt hàng nông sản. Bên cạnh các kênh xúc tiến thương mại truyền thống, Bộ Công Thương đã và đang chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các đơn vị liên quan, tăng cường phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh phân phối hiện đại.
“Tại Hội nghị này, chúng ta sẽ được chứng kiến Lễ khởi động Chương trình phân phối các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang trên các sàn thương mại điện tử lớn như Sendo, Voso, Postmart, Shopee, Tiki, Lazada… cũng như nhiều kênh trực tuyến khác”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.
Với vai trò là đại diện kênh phân phối, ông Phan Trọng Lê - Trưởng Ban Nghiên cứu phát triển & Thương hiệu - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, Bưu điện Việt Nam, sàn thương mại điện tử Postmart.vn đã hỗ trợ nông dân tiêu thụ hàng nghìn tấn nông sản của bà con nông dân Sóc Trăng, Quảng Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Tháp, Hà Giang, Hòa Bình… và nhiều địa phương khác. Đặc biệt năm nay, mùa vải thiều Bắc Giang đã vô cùng thành công khi có hàng nghìn tấn vải được đưa tới tay khách hàng trên toàn quốc qua thương mại điện tử trong đó có Postmart.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp kết nối giao thương, phát triển sản phẩm, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu nhằm đảm bảo việc lưu thông, xuất khẩu nông sản được thông suốt.
Đối với các địa phương, Thứ trưởng đề nghị, cần phối hợp, liên kết để tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản khi các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, cần triển khai Chương trình bình ổn thị trường, giá cả, tăng cường tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác tiêu thụ nông sản tỉnh Bắc Giang giữa Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang với các Sàn thương mại điện tử Sendo, Voso, Postmart, Shopee (Farm) tại đầu cầu Hà Nội và Bắc Giang nhằm khởi động Chương trình tổ chức phân phối các nông sản tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang trên các Sàn thương mại điện tử lớn cũng như các kênh trực tuyến khác. Theo đó, có 57 văn bản được ký kết, ghi nhớ về tiêu thụ nông sản của tỉnh.
Cùng ngày, UBND huyện Lục Ngạn tổ chức họp báo thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng của huyện năm 2021.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương