Đài Loan mới đây đã gửi Thông báo số G/TBT/N/TPKM/469 lên WTO về bản sửa đổi Dự thảo sửa đổi Quy định về công bố dinh dưỡng đối với thực phẩm đóng gói sẵn (Revised Draft of Regulations on Nutrition Claim for Prepackaged Food Products) để lấy ý kiến.
Theo đó, Quy định về công bố dinh dưỡng đối với thực phẩm đóng gói sẵn được Đài Loan ban hành và có hiệu lực từ ngày 03/03/2015 và bản sửa đổi bổ sung lần 1 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Theo Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược (TFDA) trực thuộc Cơ quan quản lý Y tế và Phúc lợi Đài Loan (MOHW) sau 05 năm triển khai Quy định này cần được sửa đổi bổ sung chi tiết hơn để yêu cầu các nhà sản xuất ghi rõ hơn các tem nhãn mác về dinh dưỡng. Dự thảo Quy định mới do TFDA ban hành được căn cứ vào Khoản 3 Điều 22 Luật Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm. Một số nội dung sửa đổi chính gồm:
- Phạm vi điều chỉnh (sửa đổi điểm 2).
- Định nghĩa các thuật ngữ (sửa đổi điểm 3).
- Thêm mới các quy định về phương pháp công bố hàm lượng dinh dưỡng có thể được bổ sung, sửa đổi công bố chất dinh dưỡng có thể bổ sung, thêm tiêu chuẩn hàm lượng dinh dưỡng, xóa các yêu cầu công bố về muối iốt vv... (sửa đổi điểm 4 và Bảng thứ tư).
- Tiêu chuẩn công bố dinh dưỡng đối với thực phẩm cần được hoàn nguyên, bù nước hoặc pha loãng (sửa đổi điểm 5).
- Nếu thực phẩm lỏng mới được bổ sung có hai hoặc nhiều công bố dinh dưỡng cùng một lúc thì phải thêm mô tả bằng văn bản. (sửa đổi điểm 6).
Quy định tại khoản 4 của điểm 4 và điểm 6, dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2023. Các điều khoản khác dự kiến sẽ có hiệu lực sau khi công bố. Các bên liên quan sẽ có 60 ngày để đóng góp ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi này.
Chi tiết của Dự thảo như phụ lục đính kèm./.
Tải file đính kèm
1 file
Theo đó, Quy định về công bố dinh dưỡng đối với thực phẩm đóng gói sẵn được Đài Loan ban hành và có hiệu lực từ ngày 03/03/2015 và bản sửa đổi bổ sung lần 1 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Theo Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược (TFDA) trực thuộc Cơ quan quản lý Y tế và Phúc lợi Đài Loan (MOHW) sau 05 năm triển khai Quy định này cần được sửa đổi bổ sung chi tiết hơn để yêu cầu các nhà sản xuất ghi rõ hơn các tem nhãn mác về dinh dưỡng. Dự thảo Quy định mới do TFDA ban hành được căn cứ vào Khoản 3 Điều 22 Luật Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm. Một số nội dung sửa đổi chính gồm:
- Phạm vi điều chỉnh (sửa đổi điểm 2).
- Định nghĩa các thuật ngữ (sửa đổi điểm 3).
- Thêm mới các quy định về phương pháp công bố hàm lượng dinh dưỡng có thể được bổ sung, sửa đổi công bố chất dinh dưỡng có thể bổ sung, thêm tiêu chuẩn hàm lượng dinh dưỡng, xóa các yêu cầu công bố về muối iốt vv... (sửa đổi điểm 4 và Bảng thứ tư).
- Tiêu chuẩn công bố dinh dưỡng đối với thực phẩm cần được hoàn nguyên, bù nước hoặc pha loãng (sửa đổi điểm 5).
- Nếu thực phẩm lỏng mới được bổ sung có hai hoặc nhiều công bố dinh dưỡng cùng một lúc thì phải thêm mô tả bằng văn bản. (sửa đổi điểm 6).
Quy định tại khoản 4 của điểm 4 và điểm 6, dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2023. Các điều khoản khác dự kiến sẽ có hiệu lực sau khi công bố. Các bên liên quan sẽ có 60 ngày để đóng góp ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi này.
Chi tiết của Dự thảo như phụ lục đính kèm./.
Tải file đính kèm
1 file
Nguồn:Văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc