+ Chỉ số giá nhóm rau củ rễ ăn được tháng 3/2021 đạt 111,57% so với kỳ gốc 2015, đổi chiều giảm 3,01% so với tháng trước nhưng tăng 11,63% so với tháng 3/2020. Tính chung 3 tháng năm 2021 chỉ số giá rau, củ, dễ ăn được tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2020.
+ Chỉ số giá nhóm quả các loại tháng 3/2021 đạt 87,03% so với kỳ gốc 2015, đổi chiều tăng 0,81% so với tháng trước nhưng giảm 6,47% so với tháng 3/2020. Tính chung 3 tháng năm 2021 chỉ số giá quả các loại tăng 0,07% so với cùng kỳ năm 2020.
Kim ngạch nhóm hàng rau quả xuất khẩu 3 tháng năm 2021 ước đạt 944 triệu USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước tương ứng 113 triệu USD. Trong đó, do lượng tăng làm kim ngạch tăng 17,5% tương ứng kim ngạch 141 triệu USD nhưng do giá giảm 3,33% tương ứng với kim ngạch 28 triệu USD. Như vậy kim ngạch rau quả xuất khẩu 3 tháng năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm 2020 do yếu tố lượng tăng trong khi giá giảm.
Chỉ số giá nhóm rau củ rễ ăn được xuất khẩu
So với tháng 02/2021, chỉ số giá giảm ở 13 nhóm hàng HS 4 chữ số. Trong đó, nhóm HS 07.09 (rau khác, tươi hoặc ướp lạnh) giảm nhiều nhất với 8,35% và nhóm HS 07.12 (rau khô, ở dạng nguyên, cắt hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm) giảm ít nhất với 0,41%. Ngược lại, chỉ số giá nhóm HS 07.08 (rau đậu đã hoặc chưa bóc vỏ, tươi hoặc ướp lạnh) tăng nhiều nhất với 6,77% và nhóm HS 07.14 (củ dong, củ lan tươi hoặc ướp lạnh) tăng ít nhất với 0,65%.
So với tháng 3/2020, chỉ số giá tăng ở 11 nhóm hàng HS 4 chữ số. Trong đó, HS 07.09 (rau khác, tươi hoặc ướp lạnh) tăng nhiều nhất với 31,09% và HS 07.03 (hành, hành tăm, tỏi, tỏi tây và các loại rau họ hành tươi hoặc ướp lạnh) tăng ít nhất với 0,43%. Ngược lại, chỉ số giá nhóm HS 07.12 (rau khô, ở dạng nguyên, cắt hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm) giảm nhiều nhất với 11,18% và nhóm HS 20.02 (cà chua đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic) giảm ít nhất với 2,8%.
So với 3 tháng năm 2020, chỉ số giá tăng ở 12 nhóm hàng HS 4 chữ số. Trong đó, HS 07.09 (rau khác, tươi hoặc ướp lạnh) tăng nhiều nhất với 26,74% và HS 07.11 (rau các loại đã bảo quản tạm thời, nhưng không ăn ngay được) tăng ít nhất với 0,53%. Ngược lại, chỉ số giá nhóm HS 07.12 (rau khô, ở dạng nguyên, cắt hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm) giảm nhiều nhất với 15,05% và nhóm HS 20.01 (rau, quả, quả hạch và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng giấp hoặc axit axetic) giảm ít nhất với 1,2%.
Biểu đồ 9: Chỉ số giá nhóm hàng rau, củ, rễ ăn được từng tháng so kỳ gốc năm 2015
Đvt: %
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)
Giá một số loại rau củ rễ ăn được xuất khẩu trong tháng 3/2021 như sau:Đvt: %
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)
+ Rau bắp cải tươi giá trung bình ở mức 287 USD/tấn giảm 46 USD/tấn so với tháng 2/2021 và giảm 96 USD/tấn so với tháng 3/2020.
+ Rau súp lơ tươi giá trung bình ở mức 653 USD/tấn tăng 43 USD/tấn so với tháng 2/2021 nhưng giảm 96 USD/tấn so với tháng 3/2020.
Chỉ số giá nhóm rau củ rễ ăn được theo thị trường
So với tháng 2/2021, chỉ số giá sang Hàn Quốc giảm nhiều nhất với 9,72% và sang Hoa Kỳ giảm ít nhất với 0,2%. Ngược lại, chỉ số giá tăng sang 2 thị trường là Nga tăng 3,07% và sang Nhật Bản tăng 5,06%.
So với tháng 3/2020, chỉ số giá sang Xin-ga-po tăng nhiều nhất với 44,49% và tăng ít nhất sang Nhật Bản với 0,71%. Ngược lại, chỉ số giá sang Thái Lan giảm nhiều nhất với 14,12% và sang Hàn Quốc giảm ít nhất với 3,46%.
So với cùng kỳ năm 2020, chỉ số giá sang Xin-ga-po tăng nhiều nhất với 37,99% và tăng ít nhất sang Hàn Quốc với 2,21%. Ngược lại, chỉ số giá sang Nga giảm nhiều nhất với 11,5212% và sang Nhật Bản giảm ít nhất với 0,89%.
Nguồn Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại