Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan xin cập nhập thông tin thị trường Thái Lan.
Thái Lan hỗ trợ nông dân sản xuất gạo
Trước lo ngại về việc nông dân Thái Lan đang phải đối mặt với vấn đề không đủ lúa giống, Cục Lúa gạo Thái Lan đã mời Hiệp hội Nông dân và Nông dân Thái Lan, Trung tâm lúa gạo cộng đồng, Hiệp hội thu gom và phân phối hạt giống, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Hiệp hội nhà máy gạo Thái Lan thảo luận về phương pháp sản xuất lúa giống để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường gạo.
Đối với kế hoạch sản xuất lúa giống có sự hợp tác của tất cả các ngành theo quy trình bắt đầu từ việc Cục Lúa gạo Thái Lan phối hợp với bộ phận Nghiên cứu và Phát triển Lúa gạo là đơn vị sản xuất chính các hạt giống và hạt giống đã chọn lọc. Phòng Giống lúa tiếp nhận các giống lúa chính từ Phòng Nghiên cứu và Phát triển lúa để sản xuất giống mở rộng. Sau đó là các Hiệp hội, trung tâm lúa gạo cộng đồng và hợp tác xã là những đơn vị tiếp nhận việc mở rộng thêm hạt giống. Nếu phát hiện lúa giống bán cho nông dân bị hư hỏng, có thể truy xuất nguồn gốc từ mã vạch của giống lúa.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) bổ sung các biện pháp tái cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp SME bao gồm cả những doanh nghiệp ngừng kinh doanh do tác động của làn sóng thứ 3 dịch Covid-19. Các khoản nợ được kéo dài đến tháng 12/2021.
BOT nới lỏng phân loại nợ xấu (NPL) để tái cơ cấu nợ cho SME đến ngày 31/12/2021. Động thái này nhằm mục đích kiềm chế nợ xấu trong hệ thống ngân hàng khi nợ xấu đang tăng lên với hoàn cảnh kinh tế hiện nay, trong khi các doanh nghiệp SME ngày càng gặp khó khăn.
Các ưu đãi dành cho các tổ chức tài chính cung cấp hỗ trợ tài chính bổ sung cho khách hàng SME ngoài việc tạm hoãn nợ còn áp dung các biện pháp khác bao gồm giảm các khoản thanh toán gốc và lãi, cắt giảm lãi suất và thay đổi khoản nợ của khách hàng từ các khoản vay ngắn hạn sang dài hạn. Tuy nhiên, những ưu đãi này cần dựa trên khả năng trả nợ và dòng tiền của người vay.
Phản ứng của Thái Lan về quyết định của Việt Nam áp thuế AD đối với đường
Ngày 16/6/2021, Bộ Công Thương Việt Nam thông báo chính thức áp thuế chống bán phá giá 47,64% đối với một số sản phẩm đường từ Thái Lan với thời hạn 5 năm.
Ngày 17/6/2021, tờ Bangkok Post dẫn lời Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan “Sau 1 năm Việt Nam áp thuế chống bán phá giá 47,64% đối với một số sản phẩm đường của Thái Lan, Thái Lan sẽ yêu cầu Việt Nam xem xét lại quyết định trên”. “Chúng tôi cho rằng vẫn còn một số điều không chắc chắn, như thiệt hại gây ra bởi các sản phẩm đường của Thái Lan tại Việt Nam. Các nhà quản lý Thái Lan cần một lời giải thích rõ ràng và chính xác.”
Văn phòng Ủy ban Mía đường (OCSB) và Tập đoàn Mía đường Thái Lan (TSMC) cho biết thuế chống bán phá giá trên sẽ không ảnh hưởng đến các nhà sản xuất đường và nông dân Thái Lan. Nhận định trên xuất phát từ thực tế dù thị trường Việt Nam chiếm xấp xỉ 26% thị phần xuất khẩu đường của Thái Lan trong ASEAN và 18,5% toàn cầu, nhưng vẫn không đủ để gây áp lực lên giá đường trong nước và xuất khẩu của Thái Lan. Giá đường toàn cầu trên thị trường hàng hóa mới là tác nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến nông dân và các nhà sản xuất đường nước này. Trong khi đó, theo TSMC, các doanh nghiệp kinh doanh và môi giới đường sẽ bị ảnh hưởng bởi mức thuế này do nhóm thương mại vốn nhạy bén với sự tăng/ giảm về giá và tình hình cung/cầu trên thị trường. Tuy nhiên, dù mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều, các cơ quan chức năng của Thái Lan như Văn phòng Mía đường (OCSB), Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Ủy ban Đầu tư… vẫn sẽ hợp tác chặt chẽ nhằm làm rõ quyết định của Việt Nam.
Thái Lan đặt mục tiêu mở cửa đất nước từ tháng 10/2021
Ngày 16/6/2021, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha công bố mục tiêu mở cửa đất nước trong 120 ngày tới. Theo đó, toàn bộ lĩnh vực kinh doanh sẽ hoạt động bình thường trở lại, du khách được du lịch tự do trên toàn lãnh thổ Thái Lan. Với những địa điểm du lịch đã sẵn sàng, việc mở cửa có thể được thực hiện sớm hơn”.
Để đạt được mục tiêu này, Thái Lan đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng để đến tháng 10, khoảng 50 triệu người dân – tương đường 70% dân số - được tiêm chủng ít nhất 1 liều và tỷ lệ lây nhiễm không quá 20-30 trường hợp mỗi ngày.
Trước mắt, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) cho biết sẵn sàng mở cửa trở lại cho khách du lịch nước ngoài đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 mà không bị hạn chế cách ly, áp dụng đầu tiên tại tỉnh Phuket với mô hình “Phuket Sandbox” từ ngày 01/7, Surat Thani - Samui Plus từ ngày 15/7, tiếp theo là các điểm đến khác, bao gồm Krabi, Phang Nga, Pattaya, Chiang Mai và Buri Ram trong những tháng tiếp theo.
Kế hoạch trên đã được Trung tâm xử Tình huống COVID-19 (CCSA) thông qua trong cuộc họp ngày 18/6, sẽ sớm được đệ trình để Nội các phê duyệt lần cuối.
Chỉ số công nghiệp giảm mức thấp nhất 11 tháng qua
Chỉ số công nghiệp giảm mức thấp nhất trong 11 tháng qua đạt mức 82,3 điểm trong tháng 05/2021 so với mức 84,3 điểm trong tháng 04/2021. Đây là tháng thứ 02 giảm liên tiếp do làn sóng Covid thứ ba và việc phân phối vắc-xin chậm. Trong đợt bùng phát dịch mới nhất, nhóm người lao động làm việc tại các nhà máy là một trong những nhóm đối tượng lây nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực sản xuất.
Chính phủ Thái Lan lạc quan về triển vọng chỉ số công nghiệp sẽ được cải thiện trong vòng 03 tháng tới nhờ gói kích thích kinh tế của Chính phủ và xuất khẩu tăng – một trong những nguyên tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh việc phân phối vắc-xin để hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ đặc biệt trong khu vực du lịch phục hồi.
Trong một diễn biến liên quan, Chính phủ Thái Lan sẽ ưu tiên cho công nhân ở 05 khu vực nhà máy công nghiệp bao gồm khu công nghiệp WHA, Map Ta Phut, Padaeng, RIL, Asia và cảng sâu tại Map Ta Phut, Rayong được tiêm vắc-xin Sinopharm. Thời điểm triển khai từ 09/07 với mục tiêu đạt 1.000 mũi tiêm/ ngày.
Nội các Thái Lan thông qua gói hỗ trợ việc làm trị giá 2,25 tỉ Bạt
Nội các Thái Lan vừa thông qua gói hỗ trợ việc làm trị giá 2,25 tỉ Bạt trích từ quỹ ngân sách dự phòng trung ương nhằm tạo công ăn việc làm cho 10.000 sinh viên mới tốt nghiệp. Đây là nỗ lực hỗ trợ mọi người bị ảnh hưởng bởi dịch cúm Covid-19.
Cụ thể, 2,10 tỉ Bạt sẽ được sử dụng để chi trả lương hàng tháng và 150 triệu Bạt để đóng góp vào Quỹ An sinh Xã hội. Căn cứ theo chương trình, sinh viên mới tốt nghiệp sẽ làm việc tại 28 cơ quan của Chính phủ Thái Lan với mức lương khởi điểm 18,000 Bạt/ tháng.
Kinh phí hỗ trợ sẽ được trích từ ngân sách 300 tỉ Bạt của Chính phủ dành để giúp đỡ doanh nghiệp và các hộ kinh doanh hoặc 170 tỉ Bạt của Chính phủ dành để kích thích đầu tư và tiêu dùng nội địa, duy trì lao động.
Thái Lan đặt mục tiêu đón 03 triệu khách du lịch quốc tế trong năm nay
Chính phủ Thái Lan vừa đặt mục tiêu đón 03 triệu khách du lịch quốc tế trong năm 2021, thấp hơn mức dự báo 04 triệu khách du lịch quốc tế trong tháng 04/2021. Doanh thu dự kiến 240-300 tỉ Bạt. Sau khi chính thức công bố kế hoạch tiêm chủng mở rộng ngày 07/6/2021, Thái Lan mở cửa đón khách du lịch nước ngoài nhập cảnh Phuket trong tháng 07/2021 và các tỉnh thành khác trong thời gian tới.
Trong Quý III/2021, Thái Lan dự kiến đón 129.000 khách du lịch quốc tế. Trong 04 tháng đầu năm 2021, Thái Lan đón 28.701 du khách. Trong năm 2022, Thái Lan dự kiến đón 20 triệu khách du lịch với mức doanh thu dự kiến đạt 1,3 nghìn tỉ Bạt. Trong năm 2019, Thái Lan đón 40 triệu khách quốc tế với doanh thu đạt 1,91 nghìn tỉ Bạt.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng giảm mạnh trong tháng 05/2021
Trong tháng 05/2021, chỉ số niềm tin tiêu dùng giảm mạnh, đạt 44,7 điểm từ 46 điểm trong tháng 04/2021. Nguyên nhân do dịch cúm Covid-19 đợt III bùng phát, chính trị bất ổn và sự chậm trễ của Chính phủ trong việc phân phối vắc-xin. Các biện pháp giãn cách của Chính phủ cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc giảm chi tiêu tiêu dùng và sự chậm trễ hồi phục ngành du lịch.
Dịch cúm Covid-19 đợt III bùng phát có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn II đợt trước đó do chi tiêu tiêu dùng giảm mạnh và nợ hộ gia đình tăng. Việc tính thanh khoản của khu vực kinh doanh giảm cũng khiến nền kinh tế không đạt kết quả khả quan trong Quý I/2021. Theo Trường Đại học của Phòng Thương mại Thái Lan (UTCC), tổng thiệt hại 02 đợt dịch trước đó ước tính đạt 800 tỉ Bạt. Qua khảo sát, khối doanh nghiệp thể hiện sự quan ngại về mức độ ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19 đợt III đến nền kinh tế hiện tại và tương lai.
Trong một diễn biến khác, Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) bày tỏ lo lắng về việc đóng cửa tạm thời của hàng loạt nhà máy nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19. Kết quả xét nghiệm tại 132 nhà máy tại các cụm công nghiệp ở Chon Buri, Samut Prakan, Pathum Thani, Ayutthaya, Saraburi và Songkhla cho thấy khoảng 7100 công nhân nhận kết quả xét nghiệm dương tính.
Thái Lan hỗ trợ nông dân sản xuất gạo
Trước lo ngại về việc nông dân Thái Lan đang phải đối mặt với vấn đề không đủ lúa giống, Cục Lúa gạo Thái Lan đã mời Hiệp hội Nông dân và Nông dân Thái Lan, Trung tâm lúa gạo cộng đồng, Hiệp hội thu gom và phân phối hạt giống, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Hiệp hội nhà máy gạo Thái Lan thảo luận về phương pháp sản xuất lúa giống để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường gạo.
Đối với kế hoạch sản xuất lúa giống có sự hợp tác của tất cả các ngành theo quy trình bắt đầu từ việc Cục Lúa gạo Thái Lan phối hợp với bộ phận Nghiên cứu và Phát triển Lúa gạo là đơn vị sản xuất chính các hạt giống và hạt giống đã chọn lọc. Phòng Giống lúa tiếp nhận các giống lúa chính từ Phòng Nghiên cứu và Phát triển lúa để sản xuất giống mở rộng. Sau đó là các Hiệp hội, trung tâm lúa gạo cộng đồng và hợp tác xã là những đơn vị tiếp nhận việc mở rộng thêm hạt giống. Nếu phát hiện lúa giống bán cho nông dân bị hư hỏng, có thể truy xuất nguồn gốc từ mã vạch của giống lúa.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) bổ sung các biện pháp tái cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp SME bao gồm cả những doanh nghiệp ngừng kinh doanh do tác động của làn sóng thứ 3 dịch Covid-19. Các khoản nợ được kéo dài đến tháng 12/2021.
BOT nới lỏng phân loại nợ xấu (NPL) để tái cơ cấu nợ cho SME đến ngày 31/12/2021. Động thái này nhằm mục đích kiềm chế nợ xấu trong hệ thống ngân hàng khi nợ xấu đang tăng lên với hoàn cảnh kinh tế hiện nay, trong khi các doanh nghiệp SME ngày càng gặp khó khăn.
Các ưu đãi dành cho các tổ chức tài chính cung cấp hỗ trợ tài chính bổ sung cho khách hàng SME ngoài việc tạm hoãn nợ còn áp dung các biện pháp khác bao gồm giảm các khoản thanh toán gốc và lãi, cắt giảm lãi suất và thay đổi khoản nợ của khách hàng từ các khoản vay ngắn hạn sang dài hạn. Tuy nhiên, những ưu đãi này cần dựa trên khả năng trả nợ và dòng tiền của người vay.
Phản ứng của Thái Lan về quyết định của Việt Nam áp thuế AD đối với đường
Ngày 16/6/2021, Bộ Công Thương Việt Nam thông báo chính thức áp thuế chống bán phá giá 47,64% đối với một số sản phẩm đường từ Thái Lan với thời hạn 5 năm.
Ngày 17/6/2021, tờ Bangkok Post dẫn lời Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan “Sau 1 năm Việt Nam áp thuế chống bán phá giá 47,64% đối với một số sản phẩm đường của Thái Lan, Thái Lan sẽ yêu cầu Việt Nam xem xét lại quyết định trên”. “Chúng tôi cho rằng vẫn còn một số điều không chắc chắn, như thiệt hại gây ra bởi các sản phẩm đường của Thái Lan tại Việt Nam. Các nhà quản lý Thái Lan cần một lời giải thích rõ ràng và chính xác.”
Văn phòng Ủy ban Mía đường (OCSB) và Tập đoàn Mía đường Thái Lan (TSMC) cho biết thuế chống bán phá giá trên sẽ không ảnh hưởng đến các nhà sản xuất đường và nông dân Thái Lan. Nhận định trên xuất phát từ thực tế dù thị trường Việt Nam chiếm xấp xỉ 26% thị phần xuất khẩu đường của Thái Lan trong ASEAN và 18,5% toàn cầu, nhưng vẫn không đủ để gây áp lực lên giá đường trong nước và xuất khẩu của Thái Lan. Giá đường toàn cầu trên thị trường hàng hóa mới là tác nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến nông dân và các nhà sản xuất đường nước này. Trong khi đó, theo TSMC, các doanh nghiệp kinh doanh và môi giới đường sẽ bị ảnh hưởng bởi mức thuế này do nhóm thương mại vốn nhạy bén với sự tăng/ giảm về giá và tình hình cung/cầu trên thị trường. Tuy nhiên, dù mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều, các cơ quan chức năng của Thái Lan như Văn phòng Mía đường (OCSB), Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Ủy ban Đầu tư… vẫn sẽ hợp tác chặt chẽ nhằm làm rõ quyết định của Việt Nam.
Thái Lan đặt mục tiêu mở cửa đất nước từ tháng 10/2021
Ngày 16/6/2021, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha công bố mục tiêu mở cửa đất nước trong 120 ngày tới. Theo đó, toàn bộ lĩnh vực kinh doanh sẽ hoạt động bình thường trở lại, du khách được du lịch tự do trên toàn lãnh thổ Thái Lan. Với những địa điểm du lịch đã sẵn sàng, việc mở cửa có thể được thực hiện sớm hơn”.
Để đạt được mục tiêu này, Thái Lan đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng để đến tháng 10, khoảng 50 triệu người dân – tương đường 70% dân số - được tiêm chủng ít nhất 1 liều và tỷ lệ lây nhiễm không quá 20-30 trường hợp mỗi ngày.
Trước mắt, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) cho biết sẵn sàng mở cửa trở lại cho khách du lịch nước ngoài đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 mà không bị hạn chế cách ly, áp dụng đầu tiên tại tỉnh Phuket với mô hình “Phuket Sandbox” từ ngày 01/7, Surat Thani - Samui Plus từ ngày 15/7, tiếp theo là các điểm đến khác, bao gồm Krabi, Phang Nga, Pattaya, Chiang Mai và Buri Ram trong những tháng tiếp theo.
Kế hoạch trên đã được Trung tâm xử Tình huống COVID-19 (CCSA) thông qua trong cuộc họp ngày 18/6, sẽ sớm được đệ trình để Nội các phê duyệt lần cuối.
Chỉ số công nghiệp giảm mức thấp nhất 11 tháng qua
Chỉ số công nghiệp giảm mức thấp nhất trong 11 tháng qua đạt mức 82,3 điểm trong tháng 05/2021 so với mức 84,3 điểm trong tháng 04/2021. Đây là tháng thứ 02 giảm liên tiếp do làn sóng Covid thứ ba và việc phân phối vắc-xin chậm. Trong đợt bùng phát dịch mới nhất, nhóm người lao động làm việc tại các nhà máy là một trong những nhóm đối tượng lây nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực sản xuất.
Chính phủ Thái Lan lạc quan về triển vọng chỉ số công nghiệp sẽ được cải thiện trong vòng 03 tháng tới nhờ gói kích thích kinh tế của Chính phủ và xuất khẩu tăng – một trong những nguyên tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh việc phân phối vắc-xin để hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ đặc biệt trong khu vực du lịch phục hồi.
Trong một diễn biến liên quan, Chính phủ Thái Lan sẽ ưu tiên cho công nhân ở 05 khu vực nhà máy công nghiệp bao gồm khu công nghiệp WHA, Map Ta Phut, Padaeng, RIL, Asia và cảng sâu tại Map Ta Phut, Rayong được tiêm vắc-xin Sinopharm. Thời điểm triển khai từ 09/07 với mục tiêu đạt 1.000 mũi tiêm/ ngày.
Nội các Thái Lan thông qua gói hỗ trợ việc làm trị giá 2,25 tỉ Bạt
Nội các Thái Lan vừa thông qua gói hỗ trợ việc làm trị giá 2,25 tỉ Bạt trích từ quỹ ngân sách dự phòng trung ương nhằm tạo công ăn việc làm cho 10.000 sinh viên mới tốt nghiệp. Đây là nỗ lực hỗ trợ mọi người bị ảnh hưởng bởi dịch cúm Covid-19.
Cụ thể, 2,10 tỉ Bạt sẽ được sử dụng để chi trả lương hàng tháng và 150 triệu Bạt để đóng góp vào Quỹ An sinh Xã hội. Căn cứ theo chương trình, sinh viên mới tốt nghiệp sẽ làm việc tại 28 cơ quan của Chính phủ Thái Lan với mức lương khởi điểm 18,000 Bạt/ tháng.
Kinh phí hỗ trợ sẽ được trích từ ngân sách 300 tỉ Bạt của Chính phủ dành để giúp đỡ doanh nghiệp và các hộ kinh doanh hoặc 170 tỉ Bạt của Chính phủ dành để kích thích đầu tư và tiêu dùng nội địa, duy trì lao động.
Thái Lan đặt mục tiêu đón 03 triệu khách du lịch quốc tế trong năm nay
Chính phủ Thái Lan vừa đặt mục tiêu đón 03 triệu khách du lịch quốc tế trong năm 2021, thấp hơn mức dự báo 04 triệu khách du lịch quốc tế trong tháng 04/2021. Doanh thu dự kiến 240-300 tỉ Bạt. Sau khi chính thức công bố kế hoạch tiêm chủng mở rộng ngày 07/6/2021, Thái Lan mở cửa đón khách du lịch nước ngoài nhập cảnh Phuket trong tháng 07/2021 và các tỉnh thành khác trong thời gian tới.
Trong Quý III/2021, Thái Lan dự kiến đón 129.000 khách du lịch quốc tế. Trong 04 tháng đầu năm 2021, Thái Lan đón 28.701 du khách. Trong năm 2022, Thái Lan dự kiến đón 20 triệu khách du lịch với mức doanh thu dự kiến đạt 1,3 nghìn tỉ Bạt. Trong năm 2019, Thái Lan đón 40 triệu khách quốc tế với doanh thu đạt 1,91 nghìn tỉ Bạt.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng giảm mạnh trong tháng 05/2021
Trong tháng 05/2021, chỉ số niềm tin tiêu dùng giảm mạnh, đạt 44,7 điểm từ 46 điểm trong tháng 04/2021. Nguyên nhân do dịch cúm Covid-19 đợt III bùng phát, chính trị bất ổn và sự chậm trễ của Chính phủ trong việc phân phối vắc-xin. Các biện pháp giãn cách của Chính phủ cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc giảm chi tiêu tiêu dùng và sự chậm trễ hồi phục ngành du lịch.
Dịch cúm Covid-19 đợt III bùng phát có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn II đợt trước đó do chi tiêu tiêu dùng giảm mạnh và nợ hộ gia đình tăng. Việc tính thanh khoản của khu vực kinh doanh giảm cũng khiến nền kinh tế không đạt kết quả khả quan trong Quý I/2021. Theo Trường Đại học của Phòng Thương mại Thái Lan (UTCC), tổng thiệt hại 02 đợt dịch trước đó ước tính đạt 800 tỉ Bạt. Qua khảo sát, khối doanh nghiệp thể hiện sự quan ngại về mức độ ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19 đợt III đến nền kinh tế hiện tại và tương lai.
Trong một diễn biến khác, Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) bày tỏ lo lắng về việc đóng cửa tạm thời của hàng loạt nhà máy nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19. Kết quả xét nghiệm tại 132 nhà máy tại các cụm công nghiệp ở Chon Buri, Samut Prakan, Pathum Thani, Ayutthaya, Saraburi và Songkhla cho thấy khoảng 7100 công nhân nhận kết quả xét nghiệm dương tính.
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan