Ngày 15 tháng 5 năm 2021, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
1. Thông tin ban đầu
- Nguyên đơn: Hiệp hội các nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời Ấn Độ, đại diện cho các công ty (i) Mundra Solar PV Limited (ii) Jupiter Solar Power Limited (iii) Jupiter International Limited.
Nguyên đơn cáo buộc pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam có hành vi bán phá giá, là nguyên nhân chính gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.
- Hàng hóa bị điều tra: Sản phẩm pin năng lượng mặt trời thuộc các mã HS: 8541.40. 11; 8541.10.12.
- Thời kỳ điều tra: Từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. Thời kỳ điều tra thiệt hại từ tháng 01 năm 2016 đên tháng 12 năm 2020.
- Biên độ bán phá giá cáo buộc: Hiện tại Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ chưa cung cấp chi tiết biên độ bán phá giá cáo buộc đối với từng sản phẩm pin năng lượng mặt trời thuộc các mã HS 8541.40.11; 8541.10.12. Tuy nhiên, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho rằng sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam có biên độ bán phá giá cao, vượt ngưỡng tối thiểu (tức trên 2%).
2. Các thủ tục tiếp theo
- Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ sẽ gửi Bản câu hỏi cho các doanh nghiệp sản xuất/ xuất khẩu được biết tới (Known producers/exporters).
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá, các doanh nghiệp khác cần chủ động liên lạc với Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ để đăng ký tham gia và nhận Bản câu hỏi.
- Các bên quan tâm (Chính phủ các nước, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu,…) có thể nộp Bản đệ trình lập luận liên quan với Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá.
- Thời hạn nộp Bản trả lời là 30 ngày kể từ ngày Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá.
- Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể yêu cầu Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ gia hạn thời hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra.
- Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, do diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch COVID-19, mọi thông tin liên quan đến vụ việc cần phải được gửi tới các địa chỉ Email sau: [email protected]; [email protected]; [email protected]; dd17-
[email protected].
3. Khuyến nghị
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất/ xuất khẩu liên quan một số vấn đề sau:
- Đăng ký tham gia làm bên liên quan để nhận Bản câu hỏi và cập nhật các thông tin liên quan;
- Cân nhắc sử dụng luật sư/ đơn vị tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực chống bán phá giá tại thị trường Ấn Độ để đạt kết quả kháng kiện tốt nhất;
- Đọc kỹ hướng dẫn, trả lời đầy đủ và nộp Bản câu hỏi theo đúng thời hạn và thể thức quy định;
- Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu của Ấn Độ nhằm yêu cầu Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ xem xét toàn diện và nghiêm túc lợi ích kinh tế cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Ấn Độ;
- Liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được thông tin và sự hỗ trợ kịp thời.
4. Lưu ý
Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác, hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ sử dụng các chứng cứ bất lợi sẵn có, làm căn cứ và cơ sở cho việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá do Nguyên đơn đề xuất. Việc bị áp thuế chống bán phá giá cao sẽ làm suy giảm lợi thế cạnh tranh, mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu Ấn Độ vào tay các đối thủ cạnh tranh Ấn Độ và/ hoặc các quốc gia khác.
Thông tin chi tiết xin liên hệ: Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài – Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương – Số 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.7303.7898 (máy lẻ 108). Email: [email protected]; [email protected]./.
Tải Thông báo khởi xướng tại đây
1. Thông tin ban đầu
- Nguyên đơn: Hiệp hội các nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời Ấn Độ, đại diện cho các công ty (i) Mundra Solar PV Limited (ii) Jupiter Solar Power Limited (iii) Jupiter International Limited.
Nguyên đơn cáo buộc pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam có hành vi bán phá giá, là nguyên nhân chính gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.
- Hàng hóa bị điều tra: Sản phẩm pin năng lượng mặt trời thuộc các mã HS: 8541.40. 11; 8541.10.12.
- Thời kỳ điều tra: Từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. Thời kỳ điều tra thiệt hại từ tháng 01 năm 2016 đên tháng 12 năm 2020.
- Biên độ bán phá giá cáo buộc: Hiện tại Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ chưa cung cấp chi tiết biên độ bán phá giá cáo buộc đối với từng sản phẩm pin năng lượng mặt trời thuộc các mã HS 8541.40.11; 8541.10.12. Tuy nhiên, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho rằng sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam có biên độ bán phá giá cao, vượt ngưỡng tối thiểu (tức trên 2%).
2. Các thủ tục tiếp theo
- Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ sẽ gửi Bản câu hỏi cho các doanh nghiệp sản xuất/ xuất khẩu được biết tới (Known producers/exporters).
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá, các doanh nghiệp khác cần chủ động liên lạc với Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ để đăng ký tham gia và nhận Bản câu hỏi.
- Các bên quan tâm (Chính phủ các nước, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu,…) có thể nộp Bản đệ trình lập luận liên quan với Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá.
- Thời hạn nộp Bản trả lời là 30 ngày kể từ ngày Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá.
- Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể yêu cầu Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ gia hạn thời hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra.
- Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, do diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch COVID-19, mọi thông tin liên quan đến vụ việc cần phải được gửi tới các địa chỉ Email sau: [email protected]; [email protected]; [email protected]; dd17-
[email protected].
3. Khuyến nghị
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất/ xuất khẩu liên quan một số vấn đề sau:
- Đăng ký tham gia làm bên liên quan để nhận Bản câu hỏi và cập nhật các thông tin liên quan;
- Cân nhắc sử dụng luật sư/ đơn vị tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực chống bán phá giá tại thị trường Ấn Độ để đạt kết quả kháng kiện tốt nhất;
- Đọc kỹ hướng dẫn, trả lời đầy đủ và nộp Bản câu hỏi theo đúng thời hạn và thể thức quy định;
- Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu của Ấn Độ nhằm yêu cầu Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ xem xét toàn diện và nghiêm túc lợi ích kinh tế cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Ấn Độ;
- Liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được thông tin và sự hỗ trợ kịp thời.
4. Lưu ý
Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác, hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ sử dụng các chứng cứ bất lợi sẵn có, làm căn cứ và cơ sở cho việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá do Nguyên đơn đề xuất. Việc bị áp thuế chống bán phá giá cao sẽ làm suy giảm lợi thế cạnh tranh, mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu Ấn Độ vào tay các đối thủ cạnh tranh Ấn Độ và/ hoặc các quốc gia khác.
Thông tin chi tiết xin liên hệ: Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài – Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương – Số 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.7303.7898 (máy lẻ 108). Email: [email protected]; [email protected]./.
Tải Thông báo khởi xướng tại đây
Nguồn: Cục Phòng vệ thương mại