Theo thương vụ Việt Nam tại Italy, nước này hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Mặt khác, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong khối ASEAN với kim ngạch thương mại song phương liên tục tăng qua các năm.
Tận dụng hiệu quả EVFTA
Cụ thể, Thương vụ Việt Nam tại Italy cho biết, trong Liên minh châu Âu (EU), Italy là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, chỉ đứng sau Hà Lan, Đức và Pháp. Nếu trừ phần nhập khẩu vào Đức, Pháp và Hà Lan để trung chuyển đi nước khác thì vị trí của Italy sẽ còn cao hơn.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại song phương đạt 2,29 tỷ USD, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó xuất khẩu Việt Nam sang Italy 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước, và nhập khẩu từ Italy 759 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 11 tháng từ khi Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực (từ tháng 8 năm 2020 đến hết tháng 6 năm 2021), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Italy đạt 7,8 tỷ USD, tăng 22,8% so với giai đoạn cùng kỳ trước khi có EVFTA (từ tháng 8/2019 đến hết tháng 6/2020). Trong đó, mặt hàng thủy sản đạt 244 triệu USD, tăng 57% so với giai đoạn cùng kỳ trước khi có EVFTA.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Italy bao gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại và linh kiên, máy móc, dụng tùng, hàng thủy sản, cà phê, dệt may, giày dép... Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Italy các mặt hàng: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, dược phẩm, hóa chất, sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm từ sắt thép, gỗ và sản phẩm gỗ...
Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia đứng thứ nhất trong số những nước Italy nhập khẩu hạt điều bóc vỏ (mã HS: 080132), chiếm khoảng 60-70% tổng kim ngạch nhập khẩu hạt điều của Italy.
Để góp phần gia tăng cơ hội hợp tác giao thương cho doanh nghiệp hai nước, Thương vụ Việt Nam tại Italy đã có nhiều hoạt động hiệu quả. Cụ thể, thông qua các Diễn đàn, nhiều doanh nghiệp Italy và Việt Nam đã tìm thấy đối tác thương mại, kết nối các nhà đầu tư và dịch vụ tư vấn đầu tư. Thương vụ cũng xuất bản Newsletter điện tử hàng tháng, phối hợp với Phòng Thương mại Ý-Việt dịch bản tiếng Ý. Bản tin đã đề cập đến những hoạt động thương mại, đầu tư, cung cấp những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về các quy định trong EVFTA, thông tin về các ngành hàng cụ thể... Bên cạnh đó, Thương vụ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, hội thảo tại các tỉnh thành trung tâm kinh tế của Italy nhằm giới thiệu quảng bá về thị trường Việt Nam, giúp kết nối các doanh nghiệp hai bên. Đồng thời, thường xuyên hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vụ việc tranh chấp như: thanh toán tiền hàng mà đối tác không giao hàng hoặc chưa thanh toán tiền hàng, xác minh hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sở tại.
Căn cứ vào nhu cầu thị trường của nước sở tại, Thương vụ Việt Nam Italy cho biết, bên cạnh các lĩnh vực có lợi thế khác, doanh nghiệp Việt Nam có thể thúc đẩy phát triển tại thị trường này các mặt hàng nông sản, thủy sản, gạo...Đó cũng là những mặt hàng được hưởng lợi nhiều từ Hiệp định EVFTA.
Trong đó, đối với hàng thủy sản, có tới 51,8% các dòng thuế thuộc Chương 3 trong biểu mã HS hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu tại EU ngay khi EVFTA có hiệu lực, có 25,4% dòng thuế được giảm dần trong vòng 4 năm, 18,3% số dòng thuế giảm dần trong vòng 6 năm và 4,5% số dòng thuế giảm dần trong vòng 8 năm.
Đối với hàng nông sản như chè, cà phê, 100% số dòng thuế được xóa bỏ về 0%; quế, hoa hồi, hạt tiêu, hạt điều, hoa quả (Chương 8 có tới 86,3% số dòng thuế sẽ về 0%).
Đặc biệt, đối với mặt hàng gạo, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan TRQ 80.000 tấn gạo/ năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, không áp dụng hạn ngạch.
Thương vụ cho biết thêm, Italy là quốc gia xuất nhập khẩu gạo khá lớn ở EU. Năm 2019, Italy xuất khẩu khoảng 675 nghìn tấn gạo (tương đương 624 triệu USD) sang các nước trên thế giới và nhập khẩu khoảng 221 nghìn tấn gạo (tương đương 174 triệu USD) từ các nước trên thế giới. Trong khi đó, Italy nhập khẩu từ Việt Nam chỉ khoảng 7 nghìn tấn (tương đương 5 triệu USD) năm 2019, tức là Việt Nam chỉ chiếm 3,1% thị phần nhập khẩu gạo của Italy. Trong khi nước này nhập khẩu gạo từ Pakistan 70 nghìn tấn (tương đương 64 triệu USD), từ Thái Lan 19 nghìn tấn gạo (21 triệu USD), từ Ấn Độ 16 nghìn tấn gạo (18 triệu USD) và từ Campuchia 6,7 triệu USD.
Theo đó, trong thời gian tới, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động hội nghị, hội thảo sẽ được tiến hành song song cả hai hình thức (trực tiếp và trực tuyến). Thương vụ Việt Nam tại Italy tiếp tục vai trò tham gia thúc đẩy việc thông qua Hiệp định IPA, thúc đẩy các hoạt động triển khai EVFTA, phối hợp với Nhà chuẩn bị Phiên họp thứ VII, Ủy ban Hỗn hợp Kinh tế Việt Nam - Italy năm 2021 họp tại Roma, Italy; Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đòi tiền hàng, đòi giao hàng và các vụ việc gian lận khác...
Cần am hiểu thị trường, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng
Tuy nhiên, Thương vụ cũng khuyến cáo, Italy là nước thuộc EU, các khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường EU cũng tương tự như những vướng mắc khi làm việc với doanh nghiệp Italy như: Các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về chứng nhận, bao bì...
Bên cạnh đó, khi làm ăn thương mại với các doanh nghiệp Italy, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp một số khó khăn khác như: môi trường pháp lý rất phức tạp và đôi khi thiếu sự minh bạch, rõ ràng và hiệu quả; các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, an toàn hoặc về môi trường được đưa ra các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, đôi khi còn cao hơn cả những yêu cầu cơ bản của EU. Ngoài ra, ngôn ngữ cũng là một trở ngại với các doanh nghiệp Việt Nam vì theo truyền thống thương mại, người Italia thường sử dụng tiếng Ý vốn đã quen với các đối tác ở châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi là nơi có nhiều người châu Âu, người gốc Italia kinh doanh.
Các doanh nghiệp Việt Nam lớn, doanh nghiệp FDI đang có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp đa quốc gia và của Italy đã có thị trường tương đối ổn định. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với quy mô sản xuất còn nhỏ, giá cả và mẫu mã vẫn khó cạnh tranh được với hàng hóa một số nước khác.
Vì vậy, để phát triển kinh doanh tại thị trường này, doanh nghiệp cần am hiểu về thị trường sản phẩm dự định xuất khẩu, tìm hiểu thị phần đối thủ cạnh tranh của sản phẩm đó: Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu và đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, ngay từ khẩu vị, bao bì, an toàn thực phẩm, và hàng hóa muốn xuất sang Italy cần tuân thủ các tiêu chuẩn rất cao về lao động, môi trường...
Thương vụ Việt Nam tại Italy cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam cần rất thận trọng khi giao dịch xuất nhập khẩu với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Italy vì đã có một số công ty gặp trường hợp bị lừa đảo. Hiện Thương vụ đang phải hỗ trợ một số doanh nghiệp Việt Nam bị lừa như: Công ty Italy nhận tiền đặt cọc và không giao hàng, hoặc chỉ đặt cọc một phần cho công ty Việt Nam giao hàng sang Italy và doanh nghiệp Italy tìm cách lấy hàng mà không thanh toán nốt phần còn lại...
Tận dụng hiệu quả EVFTA
Cụ thể, Thương vụ Việt Nam tại Italy cho biết, trong Liên minh châu Âu (EU), Italy là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, chỉ đứng sau Hà Lan, Đức và Pháp. Nếu trừ phần nhập khẩu vào Đức, Pháp và Hà Lan để trung chuyển đi nước khác thì vị trí của Italy sẽ còn cao hơn.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại song phương đạt 2,29 tỷ USD, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó xuất khẩu Việt Nam sang Italy 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước, và nhập khẩu từ Italy 759 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 11 tháng từ khi Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực (từ tháng 8 năm 2020 đến hết tháng 6 năm 2021), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Italy đạt 7,8 tỷ USD, tăng 22,8% so với giai đoạn cùng kỳ trước khi có EVFTA (từ tháng 8/2019 đến hết tháng 6/2020). Trong đó, mặt hàng thủy sản đạt 244 triệu USD, tăng 57% so với giai đoạn cùng kỳ trước khi có EVFTA.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Italy bao gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại và linh kiên, máy móc, dụng tùng, hàng thủy sản, cà phê, dệt may, giày dép... Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Italy các mặt hàng: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, dược phẩm, hóa chất, sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm từ sắt thép, gỗ và sản phẩm gỗ...
Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia đứng thứ nhất trong số những nước Italy nhập khẩu hạt điều bóc vỏ (mã HS: 080132), chiếm khoảng 60-70% tổng kim ngạch nhập khẩu hạt điều của Italy.
Để góp phần gia tăng cơ hội hợp tác giao thương cho doanh nghiệp hai nước, Thương vụ Việt Nam tại Italy đã có nhiều hoạt động hiệu quả. Cụ thể, thông qua các Diễn đàn, nhiều doanh nghiệp Italy và Việt Nam đã tìm thấy đối tác thương mại, kết nối các nhà đầu tư và dịch vụ tư vấn đầu tư. Thương vụ cũng xuất bản Newsletter điện tử hàng tháng, phối hợp với Phòng Thương mại Ý-Việt dịch bản tiếng Ý. Bản tin đã đề cập đến những hoạt động thương mại, đầu tư, cung cấp những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về các quy định trong EVFTA, thông tin về các ngành hàng cụ thể... Bên cạnh đó, Thương vụ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, hội thảo tại các tỉnh thành trung tâm kinh tế của Italy nhằm giới thiệu quảng bá về thị trường Việt Nam, giúp kết nối các doanh nghiệp hai bên. Đồng thời, thường xuyên hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vụ việc tranh chấp như: thanh toán tiền hàng mà đối tác không giao hàng hoặc chưa thanh toán tiền hàng, xác minh hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sở tại.
Căn cứ vào nhu cầu thị trường của nước sở tại, Thương vụ Việt Nam Italy cho biết, bên cạnh các lĩnh vực có lợi thế khác, doanh nghiệp Việt Nam có thể thúc đẩy phát triển tại thị trường này các mặt hàng nông sản, thủy sản, gạo...Đó cũng là những mặt hàng được hưởng lợi nhiều từ Hiệp định EVFTA.
Trong đó, đối với hàng thủy sản, có tới 51,8% các dòng thuế thuộc Chương 3 trong biểu mã HS hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu tại EU ngay khi EVFTA có hiệu lực, có 25,4% dòng thuế được giảm dần trong vòng 4 năm, 18,3% số dòng thuế giảm dần trong vòng 6 năm và 4,5% số dòng thuế giảm dần trong vòng 8 năm.
Đối với hàng nông sản như chè, cà phê, 100% số dòng thuế được xóa bỏ về 0%; quế, hoa hồi, hạt tiêu, hạt điều, hoa quả (Chương 8 có tới 86,3% số dòng thuế sẽ về 0%).
Đặc biệt, đối với mặt hàng gạo, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan TRQ 80.000 tấn gạo/ năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, không áp dụng hạn ngạch.
Thương vụ cho biết thêm, Italy là quốc gia xuất nhập khẩu gạo khá lớn ở EU. Năm 2019, Italy xuất khẩu khoảng 675 nghìn tấn gạo (tương đương 624 triệu USD) sang các nước trên thế giới và nhập khẩu khoảng 221 nghìn tấn gạo (tương đương 174 triệu USD) từ các nước trên thế giới. Trong khi đó, Italy nhập khẩu từ Việt Nam chỉ khoảng 7 nghìn tấn (tương đương 5 triệu USD) năm 2019, tức là Việt Nam chỉ chiếm 3,1% thị phần nhập khẩu gạo của Italy. Trong khi nước này nhập khẩu gạo từ Pakistan 70 nghìn tấn (tương đương 64 triệu USD), từ Thái Lan 19 nghìn tấn gạo (21 triệu USD), từ Ấn Độ 16 nghìn tấn gạo (18 triệu USD) và từ Campuchia 6,7 triệu USD.
Theo đó, trong thời gian tới, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động hội nghị, hội thảo sẽ được tiến hành song song cả hai hình thức (trực tiếp và trực tuyến). Thương vụ Việt Nam tại Italy tiếp tục vai trò tham gia thúc đẩy việc thông qua Hiệp định IPA, thúc đẩy các hoạt động triển khai EVFTA, phối hợp với Nhà chuẩn bị Phiên họp thứ VII, Ủy ban Hỗn hợp Kinh tế Việt Nam - Italy năm 2021 họp tại Roma, Italy; Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đòi tiền hàng, đòi giao hàng và các vụ việc gian lận khác...
Cần am hiểu thị trường, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng
Tuy nhiên, Thương vụ cũng khuyến cáo, Italy là nước thuộc EU, các khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường EU cũng tương tự như những vướng mắc khi làm việc với doanh nghiệp Italy như: Các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về chứng nhận, bao bì...
Bên cạnh đó, khi làm ăn thương mại với các doanh nghiệp Italy, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp một số khó khăn khác như: môi trường pháp lý rất phức tạp và đôi khi thiếu sự minh bạch, rõ ràng và hiệu quả; các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, an toàn hoặc về môi trường được đưa ra các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, đôi khi còn cao hơn cả những yêu cầu cơ bản của EU. Ngoài ra, ngôn ngữ cũng là một trở ngại với các doanh nghiệp Việt Nam vì theo truyền thống thương mại, người Italia thường sử dụng tiếng Ý vốn đã quen với các đối tác ở châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi là nơi có nhiều người châu Âu, người gốc Italia kinh doanh.
Các doanh nghiệp Việt Nam lớn, doanh nghiệp FDI đang có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp đa quốc gia và của Italy đã có thị trường tương đối ổn định. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với quy mô sản xuất còn nhỏ, giá cả và mẫu mã vẫn khó cạnh tranh được với hàng hóa một số nước khác.
Vì vậy, để phát triển kinh doanh tại thị trường này, doanh nghiệp cần am hiểu về thị trường sản phẩm dự định xuất khẩu, tìm hiểu thị phần đối thủ cạnh tranh của sản phẩm đó: Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu và đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, ngay từ khẩu vị, bao bì, an toàn thực phẩm, và hàng hóa muốn xuất sang Italy cần tuân thủ các tiêu chuẩn rất cao về lao động, môi trường...
Thương vụ Việt Nam tại Italy cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam cần rất thận trọng khi giao dịch xuất nhập khẩu với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Italy vì đã có một số công ty gặp trường hợp bị lừa đảo. Hiện Thương vụ đang phải hỗ trợ một số doanh nghiệp Việt Nam bị lừa như: Công ty Italy nhận tiền đặt cọc và không giao hàng, hoặc chỉ đặt cọc một phần cho công ty Việt Nam giao hàng sang Italy và doanh nghiệp Italy tìm cách lấy hàng mà không thanh toán nốt phần còn lại...
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Italy