Trong quý I năm 2021, xuất khẩu hàng hóa của Pháp tiếp tục kéo dài đà tăng trưởng dương, tuy có thấp hơn mức tăng trưởng trong quý 4 năm 2020 (+ 1,8% so với + 7,4% ). Trong khi đó nhập khẩu tiếp tục đà tăng với tốc độ cao hơn hẳn so với quý trước (+ 3,7% so với + 0,7% quý IV năm 2020). Theo đó, cán cân thương mại của quý I năm 2021 tiếp tục thâm hụt thêm 2,7 tỷ euro so với quý 4 năm 2020 và đạt mức thâm hụt cho quý I năm 2021 là -15,4 tỷ euro. Mặc dù trao đổi hàng hóa liên tục đạt tăng trưởng dương trong 3 quý vừa qua, nhưng cho tới nay thương mại hai chiều của Pháp vẫn chưa lấy lại mức trước khủng hoảng, với xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tương đương 93% và 94% so với giá trị trung bình của năm 2019.
Cán cân thương mại theo nhóm mặt hàng chinh
Mức thâm hụt trong quý I chủ yếu do giá năng lượng tăng và kéo theo giá trị nhập khẩu năng lượng tăng lên +32,5%, trong khi xuất khẩu năng lượng chỉ tăng 17,8% so với quý trước đó. Sự gia tăng này chủ yếu do tăng trưởng nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh chế (+ 37,9%) và hydrocacbon tự nhiên (+ 30,2%).
Trong khi đó, cán cân thương mại với các sản phẩm chế tạo cũng thâm hụt thêm 1.6 tỷ euro (sau 2 quý tăng liên tiếp). Đối với các sản phẩm chế tạo, mức tăng trưởng xuất khẩu tàu biển và thuyền đã không thể bù đắp mức giảm mạnh từ xuất khẩu thiết bị hàng không và ô tô (-0,8 tỷ euro). Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu thiết bị điện tử tiêu dùng, sản phẩm máy tính và thiết bị viễn thông tăng cao đã kéo theo thâm hụt cán cân với các sản phẩm cơ khí, điện tử (-0,7 tỷ euro).
Cuối cùng, cán cân thương mại với các sản phẩm nông nghiệp trong quý cũng giảm 0,1 tỷ euro so với quý trước, tuy nhiên vẫn giữ ở mức thặng dư 0,1 tỷ euro.
Cán cân thương mại theo khu vực
Thâm hụt thương mại trong quý I năm 2021 với châu Á, các nước Cận Đông và Trung Đông đều tăng 0,9 tỷ, đặc biệt thâm hụt thương mại với Kuwait tăng 0,4 tỷ euro, với Nhật Bản tăng 0,4 tỷ euro và với Singapore tăng 0,3 tỷ euro so với quý trước. Đối với khu vực châu Á, nguyên nhân chủ yếu là do nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu, trong khi đó đối với khu vực Cận Đông và Trung Đông, tăng trưởng nhập khẩu đi đôi với giảm xuất khẩu là nguyên nhân kép khiến cho tình hình tiếp tục xấu đi.
Trao đổi thương mại của Pháp với các nước thuộc Liên minh châu Âu cũng tiếp tục thâm hụt thêm hơn 0,8 tỷ euro so với quý trước, đặc biệt là với Bỉ (- 0,4 tỷ euro) và Đức (- 0,4 tỷ euro). Thương mại với các nước Châu Âu không thuộc EU cũng giảm - 0,7 tỷ euro, chủ yếu do thặng dư với Vương quốc Anh bị giảm tới gần 1 tỷ euro do các đơn hàng thiết bị hàng không và đồ uống các loại từ Anh giảm đáng kể. Trong khi đó, thâm hụt với Nga tiếp tục gia tăng thêm 0,4 tỷ euro trong khi trao đổi thương mại với Thụy sĩ tiếp tục xu hướng thặng dư và tăng thêm 1,0 tỷ euro so với quý 4 năm 2020 nhờ vào các đơn hàng bán tàu và thuyền.
Với khu vực châu Mỹ, nhờ có thặng dư thương mại với Mexico (+ 0,2 tỷ euro) đã giúp cho cán cân thương mại với khu vực này được cải thiện so với quý trước đó (+ 0,3 tỷ euro).
Cán cân thương mại theo nhóm mặt hàng chinh
Mức thâm hụt trong quý I chủ yếu do giá năng lượng tăng và kéo theo giá trị nhập khẩu năng lượng tăng lên +32,5%, trong khi xuất khẩu năng lượng chỉ tăng 17,8% so với quý trước đó. Sự gia tăng này chủ yếu do tăng trưởng nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh chế (+ 37,9%) và hydrocacbon tự nhiên (+ 30,2%).
Trong khi đó, cán cân thương mại với các sản phẩm chế tạo cũng thâm hụt thêm 1.6 tỷ euro (sau 2 quý tăng liên tiếp). Đối với các sản phẩm chế tạo, mức tăng trưởng xuất khẩu tàu biển và thuyền đã không thể bù đắp mức giảm mạnh từ xuất khẩu thiết bị hàng không và ô tô (-0,8 tỷ euro). Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu thiết bị điện tử tiêu dùng, sản phẩm máy tính và thiết bị viễn thông tăng cao đã kéo theo thâm hụt cán cân với các sản phẩm cơ khí, điện tử (-0,7 tỷ euro).
Cuối cùng, cán cân thương mại với các sản phẩm nông nghiệp trong quý cũng giảm 0,1 tỷ euro so với quý trước, tuy nhiên vẫn giữ ở mức thặng dư 0,1 tỷ euro.
Cán cân thương mại theo khu vực
Thâm hụt thương mại trong quý I năm 2021 với châu Á, các nước Cận Đông và Trung Đông đều tăng 0,9 tỷ, đặc biệt thâm hụt thương mại với Kuwait tăng 0,4 tỷ euro, với Nhật Bản tăng 0,4 tỷ euro và với Singapore tăng 0,3 tỷ euro so với quý trước. Đối với khu vực châu Á, nguyên nhân chủ yếu là do nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu, trong khi đó đối với khu vực Cận Đông và Trung Đông, tăng trưởng nhập khẩu đi đôi với giảm xuất khẩu là nguyên nhân kép khiến cho tình hình tiếp tục xấu đi.
Trao đổi thương mại của Pháp với các nước thuộc Liên minh châu Âu cũng tiếp tục thâm hụt thêm hơn 0,8 tỷ euro so với quý trước, đặc biệt là với Bỉ (- 0,4 tỷ euro) và Đức (- 0,4 tỷ euro). Thương mại với các nước Châu Âu không thuộc EU cũng giảm - 0,7 tỷ euro, chủ yếu do thặng dư với Vương quốc Anh bị giảm tới gần 1 tỷ euro do các đơn hàng thiết bị hàng không và đồ uống các loại từ Anh giảm đáng kể. Trong khi đó, thâm hụt với Nga tiếp tục gia tăng thêm 0,4 tỷ euro trong khi trao đổi thương mại với Thụy sĩ tiếp tục xu hướng thặng dư và tăng thêm 1,0 tỷ euro so với quý 4 năm 2020 nhờ vào các đơn hàng bán tàu và thuyền.
Với khu vực châu Mỹ, nhờ có thặng dư thương mại với Mexico (+ 0,2 tỷ euro) đã giúp cho cán cân thương mại với khu vực này được cải thiện so với quý trước đó (+ 0,3 tỷ euro).
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Pháp