Vận tải
Chỉ số giá vận tải của Đức đã tăng mạnh trong tháng 02/2021, đạt 107,8 điểm, tăng nhẹ so với tháng 01/2021.
Hình 3: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI của Đức (năm gốc 2015=100)
Nguồn: Cơ quan Thống kê quốc gia Liên bang Đức
Vận tải đường sắt
Dirk Flege, giám đốc điều hành của Allianz pro-Schiene, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ ngành đường sắt để giảm phát thải trong vận tải nói chung, cho biết mạng lưới đường sắt của Đức ngày càng thu hẹp. Từ năm 2015 đến khi dịch COVID-19 xuất hiện, mạng lưới đường sắt của Đức đã bị thu hẹp 15%. Trong khi đó lưu lượng hành khách và hàng hóa tăng lần lượt 42% và 83%.
Tình hình đang trở nên căng thẳng ở Đức, cũng là quốc gia vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt mạnh nhất của châu Âu. Nhu cầu về các biện pháp khuyến khích đường sắt phát triển và đạt được các mục tiêu trong tương lai là cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu không mở rộng nhanh chóng mạng lưới đường sắt, nguy cơ tắc nghẽn đường ray tại Đức sẽ xuất hiện khi nền kinh tế khởi sắc trở lại sau đại dịch.
Vào đầu năm 2021, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã khẳng định: “Chỉ với đường sắt, chúng ta mới đạt được các mục tiêu về khí hậu. Chính phủ muốn nhiều hàng hóa hơn được vận chuyển bằng đường sắt”. Gần một tháng sau, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đức Andreas Scheuer nhận xét rằng “tuyến đường sắt càng ngắn và dễ dàng thì càng có nhiều khả năng các công ty sử dụng nó để vận chuyển hàng hóa. Đây là lý do tại sao chúng tôi hỗ trợ tư nhân đầu tư, thúc đẩy xây dựng các trạm trung chuyển và đẩy nhanh quy hoạch”.
Thật vậy, nhà nước Đức đã phê duyệt một chương trình tài trợ 200 triệu euro cho đường sắt. Cơ sở hạ tầng hiện đại, hiệu suất cao với đủ năng lực là yêu cầu cơ bản để thúc đẩy vận tải đường sắt thân thiện với khí hậu hơn nữa. Chính phủ liên bang đã tăng ngân sách đường sắt trong những năm gần đây. Nhưng kinh phí chủ yếu được sử dụng để cải tạo và duy trì mạng lưới hiện có.
Hình 4: Vận tải đường sắt tại Đức
Với quy hoạch hiện tại, nhà nước Đức có thể ngăn chặn việc thu hẹp mạng lưới, nhưng hầu như không thể đưa về trạng thái trước đây. Do đó, hiện tại, quốc gia này cũng cần bắt đầu tập trung vào xây dựng mới chứ không chỉ duy trì cơ sở hạ tầng hiện có.
Chính phủ liên bang chỉ có thể đạt được mục tiêu tăng gấp đôi số lượng hành khách và mở rộng thị phần đường sắt vận chuyển hàng hóa lên hơn 25% bằng cách xây dựng và mở rộng các tuyến đường sắt. Tạo ra các năng lực cần thiết là rất quan trọng để thu hút nhiều khách hàng hơn đến với vận tải đường sắt và đạt được mục tiêu về cơ cấu các phương thức vận tải. Đặc biệt là ở Đức, điều này cấp bách hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Trong năm 2020, thị phần vận tải hàng hóa ở Đức giảm từ 19% xuống còn 17,5%. Mức giảm không lớn nhưng đồng thời, lưu lượng vận chuyển đường bộ cũng tăng nhẹ. Sự phát triển này được chia sẻ bởi Mattias Castel, một chính trị gia và thành viên Quốc hội Đức và khá đáng báo động vì nó chứng tỏ rằng ngành đường sắt đang chống đỡ các mục tiêu dài hạn của mình.
Do đó, việc đầu tư vào đường sắt là rất quan trọng và phải diễn ra theo cách sáng tạo và hiệu quả. Nếu đường sắt trở thành phương thức vận tải trong tương lai, nó cần có sự quan tâm, tiến bộ và không gian đáng kể để phát triển và đạt được tiềm năng.
Hoạt động logistics khác
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường bất động sản CBRE, đại dịch COVID-19 không làm suy giảm nhu cầu trên thị trường nhà kho của Đức, tình hình hiện tại khác hẳn với cuộc khủng hoảng lần trước vào năm 2008 và 2009 khi nhu cầu giảm đáng kể. Theo dự báo của EBRE, trong trung hạn, nhu cầu về nhà kho tại Đức sẽ tăng cao. Sự phát triển này sẽ được thúc đẩy bởi sự tái tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu trong tương lai thậm chí mạnh mẽ hơn, các chiến lược tái cấu trúc khác nhau, sự ra đời của bộ nhớ đệm và sự gia tăng của thương mại điện tử.
Mặt bằng giá cho thuê ổn định do nhu cầu không sụt giảm, tỷ lệ trống giảm, nguồn cung không còn nhiều.
Giá tăng quá nhanh vì nhu cầu vẫn mạnh và ít nơi có sẵn hơn. Môi trường kinh tế yếu hơn một chút, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, đã không được phản ánh trong thị trường logistics, cụ thể hơn là thị trường logistics trái ngược. Ví dụ, trong năm 2019, giá thuê tăng 5% tại các khu vực hậu cần chính (đạt 6,2 EUR / m2). Mức tăng lớn nhất có thể thấy ở Berlin, nơi giá thuê tại các vị trí trung tâm hiện ở mức 7,2 EUR / m2 (+ 11%). Các thành phố khác có mức tăng giá đáng chú ý bao gồm Hamburg (7,2 EUR / m2, + 9%), Cologne (5,4 EUR / m2, + 6%) và Frankurt (6,6 EUR / m2, + 5%).
Chi tiết xem tại Báo cáo thị trường logistics châu Âu số tháng 03/2021
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
Dịch vụ
Cùng chuyên mục
Thương mại đường sắt Trung Quốc-Châu Âu mất cân đối nghiêm trọng giữa hai chiều vì Covid-19
Dịch bệnh COVID-19 có thể đã thúc đẩy các chuyến vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc đến châu Âu bằng đường sắt lên mức cao kỷ lục, nhưng rất ít chuyến tàu trở lại Trung Quốc mang theo các sản phẩm từ châu Âu.
Tình hình chung thị trường logistics châu Âu tháng 9/2020
Cuộc khủng hoảng do dịch bệnh COVID-19 có thể dẫn đến quy mô thị trường vận tải hàng hóa đường bộ châu Âu giảm 17% vào năm 2020. Ngay cả trong kịch bản khả quan nhất thì thị trường này cũng giảm 4,8%.
Covid-19, chiến tranh thương mại và những tác động đến chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ
Theo dữ liệu từ PIERS, thuộc IHS Markit, tổng xuất khẩu hàng hóa bằng container của Hoa Kỳ đã tăng 6,7% so với năm 2019, ngay cả khi khối lượng giao dịch với Trung Quốc giảm 4,5% do cuộc chiến thuế quan qua lại giữa hai quốc gia.
Hoạt động giao nhận, kho bãi của Việt Nam tháng 9/2020
Mặc dù có nhiều khó khăn chung nhưng hoạt động giao nhận tại Việt Nam nhìn chung đã tận dụng được các cơ hội từ thương mại điện tử trong 9 tháng đầu năm 2020, khi người dân chuyển dần từ thói quen mua sắm truyền thống sang mua hàng trên các nền tảng trực tuyến.
Thông tin về nghiên cứu thị trường thực phẩm bán lẻ của Đức
Theo dữ liệu mới nhất do Destatis cung cấp, chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình trên mỗi người ở Đức cao hơn 30% so với mức trung bình của các Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu vào năm 2018.
Hoạt động xuất khẩu sắt thép trong tháng 9 và 9 tháng năm 2020
Trong 9 tháng đầu năm 2020, thép được xuất khẩu chủ yếu bằng đường biển, bằng phương thức giao hàng FOB và qua Cảng Sơn Dương dẫn đầu về lượng...
Mới cập nhập
TIN TỔNG HỢP
Sản phẩm nội bật
-
Thông tin ngành Logistics Việt Nam hàng tháng (P.CSDL)
-
Thông tin xuất khẩu Gạo hàng tháng (P.Xuất nhập khẩu)
-
Bản tin Dược phẩm và Trang thiết bị y tế hàng tuần (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường thép hàng tháng (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường sắt thép và nguyên liệu thế giới hàng tháng (P.Kinh tế quốc tế)