Văn phòng Kinh tế Công nghiệp Thái Lan (OIE) điều chỉnh chỉ số sản xuất công nghiệp từ 2-4% lên mức tăng 4-5%. Đây là điểm sáng về kinh tế của Thái Lan nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi, chương trình tiêm chủng vắc-xin mở rộng và việc mở cửa của nhiều quốc gia khiến nhu cầu đối với các sản phẩm của Thái Lan tăng trưởng mạnh mẽ.
Thái Lan và EU nối lại đàm phán Hiệp định FTA
Thái Lan và Liên minh Châu Âu (EU) đã đồng ý nối lại đàm phán Hiệp định FTA vốn bị gián đoạn sau 07 năm kể từ 2014 do đảo chính. Sau khi hoàn tất đàm phán, Thái Lan sẽ trở thành quốc gia thứ 03 trong ASEAN sau Xing-ga-po và Việt Nam ký kết Hiệp định FTA với EU. Lợi ích 02 chiều mà Hiệp định mang lại góp phần tăng cường sự hiện diện hàng hóa, đầu tư EU vào Thái Lan và đồng thời giúp hàng hóa Thái Lan hưởng ưu đãi thuế quan vào EU.
Nhiều doanh nghiệp EU lựa chọn Thái Lan là trung tâm sản xuất tại khu vực Đông Nam Á nhờ vị trí chiến lược và sức ảnh hưởng của nền kinh tế lớn thứ 02 trong khu vực. Vì vậy, Hiệp định FTA với EU sẽ là cú hích hiệu quả, giảm thiểu rào cản thương mại và đầu tư, đưa Thái Lan trở thành lựa chọn hấp dẫn với các doanh nghiệp EU.
Thái Lan điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế và sản xuất
Căn cứ vào tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và triển vọng xuất khẩu từ nay đến cuối năm, Chính phủ Thái Lan vừa điều chỉnh một số dự báo tăng trưởng kinh tế và sản xuất. Ngân hàng Trung ương Thái Lan cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP 2021 và 2022 còn 0,7% và 3,7%. Trong khi đó, Văn phòng Kinh tế Công nghiệp Thái Lan (OIE) điều chỉnh chỉ số sản xuất công nghiệp từ 2-4% lên mức tăng 4-5%. Đây là điểm sáng về kinh tế của Thái Lan nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi, chương trình tiêm chủng vắc-xin mở rộng và việc mở cửa của nhiều quốc gia khiến nhu cầu đối với các sản phẩm của Thái Lan tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong diễn biến liên quan, trong Quý I/2021, Thái Lan ghi nhận tỉ lệ thất nghiệp ở mức 1,96% - mức thấp nhất trong vòng 05 năm qua. Nhóm ngành thiết bị điện tử/ điện lạnh, bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ tài chính ghi nhận mức tăng trưởng cao về nhu cầu tuyển dụng trong 06 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu trái cây của Thái Lan tăng trưởng mạnh mẽ
Trong 06 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Thái Lan tăng trưởng 42,2% đạt giá trị 2,8 tỉ USD nhờ nhu cầu cao của đối tác nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu trái cây góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp thêm 20% trong 06 tháng đầu năm 2021. Nhóm trái cây quan trọng bao gồm sầu riêng (+58,24%), nhãn (+51,43%), xoài (+50,09%), chuối (+18,59%), dứa (+98,85%), cam (+374,75%) và vải (+32,35%).
Đây là kết quả của chính sách do Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit khởi xướng về việc khuyến khích tham tán thương mại của Thái Lan tại các quốc gia trên thế giới đóng vai trò người bán hàng, đồng thời tăng cường tổ chức các buổi giao thương trực và ngoại tuyến giữa các nhà nhập khẩu nước ngoài và doanh nghiệp kinh doanh trái cây Thái Lan. Nhóm thị trường xuất khẩu trái cây hàng đầu của Thái Lan bao gồm Trung Quốc, chiếm thị phần 83%, tiếp theo là Hồng Kông, Việt Nam, Ma-lai-xi-a và Hàn Quốc.
Nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt giảm do kinh doanh ô-tô và dầu mỏ ảm đạm
Tình hình kinh doanh ô-tô và dầu ảm đạm là nguyên nhân khiến nguồn thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt giảm. Việc thiếu hụt nguồn cung chip – bộ phận quan trọng của xe ảnh hưởng đến kinh doanh ô-tô. Thêm nữa, nhu cầu dầu mỏ nội địa và nền kinh tế giảm cũng ảnh hưởng đến doanh thu thuế tiêu thụ đặc biệt; trong đó mặt hàng dầu đóng góp 1/3 nguồn thu.
Trước tình hình này và ảnh hưởng dịch Covid-19, Cục Thuế Thái Lan đã giảm mục tiêu thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt năm tài khóa 2021 còn 549 tỉ Bạt so với mức 630 tỉ Bạt đặt ra trước đó. Trong 09 tháng đầu năm tài khóa 2021, thu thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 416 tỉ Bạt, giảm 11,5% tương đương mức 54,2 tỉ Bạt so với mục tiêu đã đề ra.
Trong 09 tháng đầu năm tài khóa 2021, tổng doanh thu từ thuế đạt 1,31 nghìn tỉ Bạt, giảm 9% tương đương mức 130 tỉ Bạt so với mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2020, thu ngân sách ngành thuế tăng trưởng 4,3%, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 53,7 tỉ Bạt.
Đầu tư vào EEC dự kiến đạt 2,5 nghìn tỷ Bạt vào năm 2027
Chính phủ Thái Lan kỳ vọng đầu tư tư nhân vào Hành lang kinh tế phía Đông (EEC) đến năm 2027 sẽ đạt 2,5 nghìn tỷ bạt, tương đương khoảng 75 tỷ usd, qua đó đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước này. Ước giai đoạn 2019-2023, mỗi năm EEC thu hút 300 tỷ bạt, trong khi giai đoạn 2013-2027 thu hút 500 tỷ bạt/năm, góp phần giúp tăng trưởng kinh tế mỗi năm đạt 5%.
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Chính phủ Thái Lan đang dành hàng loạt ưu đãi cho các dự án đầu tư vào EEC, bao gồm miễn thuế tiêu chuẩn từ 5-10 năm tùy thuộc vào loại hình và lĩnh vực đầu tư, tăng thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 2 năm và giảm 50% thuế doanh nghiệp trong 3 năm cho các dự án liên quan phát triển nguồn nhân lực.
Tính đến ngày 30/6/2021, số vốn đầu tư lũy kế vào EEC đạt 1,6 nghìn tỷ bạt. Riêng trong quý I, EEC nhận được 117 hồ sơ đăng ký đầu tư với tổng số vốn là 64,4 tỷ bạt, tăng 39% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Thái Lan và EU nối lại đàm phán Hiệp định FTA
Thái Lan và Liên minh Châu Âu (EU) đã đồng ý nối lại đàm phán Hiệp định FTA vốn bị gián đoạn sau 07 năm kể từ 2014 do đảo chính. Sau khi hoàn tất đàm phán, Thái Lan sẽ trở thành quốc gia thứ 03 trong ASEAN sau Xing-ga-po và Việt Nam ký kết Hiệp định FTA với EU. Lợi ích 02 chiều mà Hiệp định mang lại góp phần tăng cường sự hiện diện hàng hóa, đầu tư EU vào Thái Lan và đồng thời giúp hàng hóa Thái Lan hưởng ưu đãi thuế quan vào EU.
Nhiều doanh nghiệp EU lựa chọn Thái Lan là trung tâm sản xuất tại khu vực Đông Nam Á nhờ vị trí chiến lược và sức ảnh hưởng của nền kinh tế lớn thứ 02 trong khu vực. Vì vậy, Hiệp định FTA với EU sẽ là cú hích hiệu quả, giảm thiểu rào cản thương mại và đầu tư, đưa Thái Lan trở thành lựa chọn hấp dẫn với các doanh nghiệp EU.
Thái Lan điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế và sản xuất
Căn cứ vào tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và triển vọng xuất khẩu từ nay đến cuối năm, Chính phủ Thái Lan vừa điều chỉnh một số dự báo tăng trưởng kinh tế và sản xuất. Ngân hàng Trung ương Thái Lan cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP 2021 và 2022 còn 0,7% và 3,7%. Trong khi đó, Văn phòng Kinh tế Công nghiệp Thái Lan (OIE) điều chỉnh chỉ số sản xuất công nghiệp từ 2-4% lên mức tăng 4-5%. Đây là điểm sáng về kinh tế của Thái Lan nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi, chương trình tiêm chủng vắc-xin mở rộng và việc mở cửa của nhiều quốc gia khiến nhu cầu đối với các sản phẩm của Thái Lan tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong diễn biến liên quan, trong Quý I/2021, Thái Lan ghi nhận tỉ lệ thất nghiệp ở mức 1,96% - mức thấp nhất trong vòng 05 năm qua. Nhóm ngành thiết bị điện tử/ điện lạnh, bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ tài chính ghi nhận mức tăng trưởng cao về nhu cầu tuyển dụng trong 06 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu trái cây của Thái Lan tăng trưởng mạnh mẽ
Trong 06 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Thái Lan tăng trưởng 42,2% đạt giá trị 2,8 tỉ USD nhờ nhu cầu cao của đối tác nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu trái cây góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp thêm 20% trong 06 tháng đầu năm 2021. Nhóm trái cây quan trọng bao gồm sầu riêng (+58,24%), nhãn (+51,43%), xoài (+50,09%), chuối (+18,59%), dứa (+98,85%), cam (+374,75%) và vải (+32,35%).
Đây là kết quả của chính sách do Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit khởi xướng về việc khuyến khích tham tán thương mại của Thái Lan tại các quốc gia trên thế giới đóng vai trò người bán hàng, đồng thời tăng cường tổ chức các buổi giao thương trực và ngoại tuyến giữa các nhà nhập khẩu nước ngoài và doanh nghiệp kinh doanh trái cây Thái Lan. Nhóm thị trường xuất khẩu trái cây hàng đầu của Thái Lan bao gồm Trung Quốc, chiếm thị phần 83%, tiếp theo là Hồng Kông, Việt Nam, Ma-lai-xi-a và Hàn Quốc.
Nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt giảm do kinh doanh ô-tô và dầu mỏ ảm đạm
Tình hình kinh doanh ô-tô và dầu ảm đạm là nguyên nhân khiến nguồn thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt giảm. Việc thiếu hụt nguồn cung chip – bộ phận quan trọng của xe ảnh hưởng đến kinh doanh ô-tô. Thêm nữa, nhu cầu dầu mỏ nội địa và nền kinh tế giảm cũng ảnh hưởng đến doanh thu thuế tiêu thụ đặc biệt; trong đó mặt hàng dầu đóng góp 1/3 nguồn thu.
Trước tình hình này và ảnh hưởng dịch Covid-19, Cục Thuế Thái Lan đã giảm mục tiêu thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt năm tài khóa 2021 còn 549 tỉ Bạt so với mức 630 tỉ Bạt đặt ra trước đó. Trong 09 tháng đầu năm tài khóa 2021, thu thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 416 tỉ Bạt, giảm 11,5% tương đương mức 54,2 tỉ Bạt so với mục tiêu đã đề ra.
Trong 09 tháng đầu năm tài khóa 2021, tổng doanh thu từ thuế đạt 1,31 nghìn tỉ Bạt, giảm 9% tương đương mức 130 tỉ Bạt so với mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2020, thu ngân sách ngành thuế tăng trưởng 4,3%, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 53,7 tỉ Bạt.
Đầu tư vào EEC dự kiến đạt 2,5 nghìn tỷ Bạt vào năm 2027
Chính phủ Thái Lan kỳ vọng đầu tư tư nhân vào Hành lang kinh tế phía Đông (EEC) đến năm 2027 sẽ đạt 2,5 nghìn tỷ bạt, tương đương khoảng 75 tỷ usd, qua đó đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước này. Ước giai đoạn 2019-2023, mỗi năm EEC thu hút 300 tỷ bạt, trong khi giai đoạn 2013-2027 thu hút 500 tỷ bạt/năm, góp phần giúp tăng trưởng kinh tế mỗi năm đạt 5%.
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Chính phủ Thái Lan đang dành hàng loạt ưu đãi cho các dự án đầu tư vào EEC, bao gồm miễn thuế tiêu chuẩn từ 5-10 năm tùy thuộc vào loại hình và lĩnh vực đầu tư, tăng thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 2 năm và giảm 50% thuế doanh nghiệp trong 3 năm cho các dự án liên quan phát triển nguồn nhân lực.
Tính đến ngày 30/6/2021, số vốn đầu tư lũy kế vào EEC đạt 1,6 nghìn tỷ bạt. Riêng trong quý I, EEC nhận được 117 hồ sơ đăng ký đầu tư với tổng số vốn là 64,4 tỷ bạt, tăng 39% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan