Từ ngày 20 đến 24 tháng 4 năm 2021, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, bộ phận Thương vụ đã có chuyến công tác tại Tỉnh KwaZulu-Natal. KwaZulu-Natal là một trong 09 địa phận hành chính của Nam Phi, với dân số 10 triệu người (chiếm 1/6 dân số Nam Phi) diện tích trên 92 ngàn km2, tuy nhiên được đánh giá là địa phương có hoạt động thương mại – đầu tư nhộn nhịp đứng thứ 2 của Nam Phi, đặc biệt với sự đóng góp giao thương hàng hóa tại cảng biển Durban.
Đại sứ Hoàng Văn Lợi đã có buổi gặp và làm việc với ông Neville Matjie, CEO của Sở Công Thương tỉnh KwaZulu-Natal. Tại buổi làm việc, Đại sứ giới thiệu tình hình kinh tế Việt Nam năm 2020 và một số định hướng và chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới; nhấn mạnh Nam Phi và Việt Nam có quan hệ truyền thống tốt đẹp, hai nước có rất nhiều tiềm năng để tăng cường hơn nữa quan hệ song phương, nhất là về thương mại – đầu tư và du lịch.
Đại diện của TIKZN cũng trình bày tiềm năng kinh tế của tỉnh, đặc biệt là mô hình văn phòng “One STOP shop” hỗ trợ tư vấn pháp lý phục vụ cho nhà đầu tư đến Nam Phi. Hai bên cũng thoả thuận trong thời gian tới sẽ có những hoạt động phối hợp giữa Đại sứ quán Việt Nam và TIKZN nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tìm hiểu nhu cầu và kết nối đối tác
Cảng Durban có vị trí địa lý thuận lợi nằm trọn phía Đông Nam Phi, tiếp giáp Ấn Độ dương, toàn bộ hành lang cảng phủ kín 185 hecta vịnh Durban, được xếp loại là cảng có hoạt động giao thương lớn nhất tại Nam Phi và là một trong 04 cảng cửa ngõ quan trọng nhất cho hàng hoá ra vào của toàn khu vực châu Phi. Cảng bao gồm năm mảng hoạt động chính, trong đó chủ yếu phải kể đến bốc xếp dỡ container với công suất tập trung trên 60% khối lượng cho cả Nam Phi, với hệ thống kết nối đường ống vận chuyển, đầu mối nhập – xuất nguyên liệu (dầu thô, than đá và khoáng sản) và các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến vào ra toàn Nam Phi. Qua buổi làm việc, đoàn đã đề xuất một số công tác phối hợp, trao đổi đoàn giữa hai nước trong lĩnh vực quản lý cảng biển và ngành logistic trong thời gian tới.
Tại trụ sở của Phòng Thương mại và Công nghiệp Durban, Đại sứ Hoàng Văn Lợi trao đổi trực tiếp với bà Palesa Phili, CEO của Phòng Thương mại và Công nghiệp Durban. Được thành lập từ năm 1856, qua hơn 164 năm hình thành và phát triển, cơ quan đã đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trên khắp lãnh thổ Nam Phi, các thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ khai khoáng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ…Đây cũng là cơ quan được Chính phủ Nam Phi giao phụ trách việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) cho hàng hóa xuất khẩu từ Nam Phi. Qua buổi làm việc, hai bên đã thống nhất chương trình hợp tác đón và hỗ trợ đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang XTTM tại thị trường Nam Phi và tạo điều kiện để đưa doanh nghiệp Nam Phi đi Việt Nam tìm hiểu thị trưởng, kết nối đối tác. Trước mắt, bạn đề nghị Đại sứ quán giới thiệu đối tác thích hợp để Phòng Thương mại và Công nghiệp Durban ký kết thoả thuận ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong công tác XTTM.
Đoàn công tác cũng đã đến thăm Khu Kinh tế - Công nghiệp Dube Tradeport, cách trung tâm thành phố cảng Durban 35km về phía Bắc. Khu kinh tế có lợi thế lớn nằm sát cạnh cảng hàng không quốc tế King Shaka và cảng biển Durban. Chính phủ Nam Phi định hình đây là một trong 10 khu phát triển kinh tế quy mô nhất, rộng trên 3.000 hecta, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và cả nội địa. Đặc biệt tại đây khuyến khích ngành nông nghiệp sạch, thân thiện môi trường, và các ngành nghề như sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may, chế biến thực phẩm…cũng được kêu gọi đầu tư. Hiện Tập đoàn Samsung đã xây dựng nhà máy lắp ráp màn hình TV và vi tính tại đây, dành cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đi thị trường châu Âu và châu Phi.
Đây là chuyến công tác đầu tiên của Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi đến tỉnh KwaZulu-Natal, địa phương phía Đông của Nam Phi và cảng Durban. Qua đó, bước đầu thiết lập quan hệ với cơ quan chính quyền tại đây, tạo tiền đề đẩy mạnh nhiều mặt quan hệ hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XNK hai chiều giữa Việt Nam và Nam Phi tăng đều qua các năm, trong đó năm 2020 đạt gần 1,4 tỷ USD (tăng 23% so với năm 2019).
Đại sứ Hoàng Văn Lợi đã có buổi gặp và làm việc với ông Neville Matjie, CEO của Sở Công Thương tỉnh KwaZulu-Natal. Tại buổi làm việc, Đại sứ giới thiệu tình hình kinh tế Việt Nam năm 2020 và một số định hướng và chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới; nhấn mạnh Nam Phi và Việt Nam có quan hệ truyền thống tốt đẹp, hai nước có rất nhiều tiềm năng để tăng cường hơn nữa quan hệ song phương, nhất là về thương mại – đầu tư và du lịch.
Đại diện của TIKZN cũng trình bày tiềm năng kinh tế của tỉnh, đặc biệt là mô hình văn phòng “One STOP shop” hỗ trợ tư vấn pháp lý phục vụ cho nhà đầu tư đến Nam Phi. Hai bên cũng thoả thuận trong thời gian tới sẽ có những hoạt động phối hợp giữa Đại sứ quán Việt Nam và TIKZN nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tìm hiểu nhu cầu và kết nối đối tác
Cảng Durban có vị trí địa lý thuận lợi nằm trọn phía Đông Nam Phi, tiếp giáp Ấn Độ dương, toàn bộ hành lang cảng phủ kín 185 hecta vịnh Durban, được xếp loại là cảng có hoạt động giao thương lớn nhất tại Nam Phi và là một trong 04 cảng cửa ngõ quan trọng nhất cho hàng hoá ra vào của toàn khu vực châu Phi. Cảng bao gồm năm mảng hoạt động chính, trong đó chủ yếu phải kể đến bốc xếp dỡ container với công suất tập trung trên 60% khối lượng cho cả Nam Phi, với hệ thống kết nối đường ống vận chuyển, đầu mối nhập – xuất nguyên liệu (dầu thô, than đá và khoáng sản) và các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến vào ra toàn Nam Phi. Qua buổi làm việc, đoàn đã đề xuất một số công tác phối hợp, trao đổi đoàn giữa hai nước trong lĩnh vực quản lý cảng biển và ngành logistic trong thời gian tới.
Tại trụ sở của Phòng Thương mại và Công nghiệp Durban, Đại sứ Hoàng Văn Lợi trao đổi trực tiếp với bà Palesa Phili, CEO của Phòng Thương mại và Công nghiệp Durban. Được thành lập từ năm 1856, qua hơn 164 năm hình thành và phát triển, cơ quan đã đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trên khắp lãnh thổ Nam Phi, các thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ khai khoáng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ…Đây cũng là cơ quan được Chính phủ Nam Phi giao phụ trách việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) cho hàng hóa xuất khẩu từ Nam Phi. Qua buổi làm việc, hai bên đã thống nhất chương trình hợp tác đón và hỗ trợ đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang XTTM tại thị trường Nam Phi và tạo điều kiện để đưa doanh nghiệp Nam Phi đi Việt Nam tìm hiểu thị trưởng, kết nối đối tác. Trước mắt, bạn đề nghị Đại sứ quán giới thiệu đối tác thích hợp để Phòng Thương mại và Công nghiệp Durban ký kết thoả thuận ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong công tác XTTM.
Đoàn công tác cũng đã đến thăm Khu Kinh tế - Công nghiệp Dube Tradeport, cách trung tâm thành phố cảng Durban 35km về phía Bắc. Khu kinh tế có lợi thế lớn nằm sát cạnh cảng hàng không quốc tế King Shaka và cảng biển Durban. Chính phủ Nam Phi định hình đây là một trong 10 khu phát triển kinh tế quy mô nhất, rộng trên 3.000 hecta, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và cả nội địa. Đặc biệt tại đây khuyến khích ngành nông nghiệp sạch, thân thiện môi trường, và các ngành nghề như sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may, chế biến thực phẩm…cũng được kêu gọi đầu tư. Hiện Tập đoàn Samsung đã xây dựng nhà máy lắp ráp màn hình TV và vi tính tại đây, dành cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đi thị trường châu Âu và châu Phi.
Đây là chuyến công tác đầu tiên của Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi đến tỉnh KwaZulu-Natal, địa phương phía Đông của Nam Phi và cảng Durban. Qua đó, bước đầu thiết lập quan hệ với cơ quan chính quyền tại đây, tạo tiền đề đẩy mạnh nhiều mặt quan hệ hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XNK hai chiều giữa Việt Nam và Nam Phi tăng đều qua các năm, trong đó năm 2020 đạt gần 1,4 tỷ USD (tăng 23% so với năm 2019).
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi
(kiêm nhiệm Nam-mi-bi-a, Dim-ba-bu-ê, Bốt-xoa-na, Vương quốc Lê-xô-thô, Vương quốc Xoa-di-len, Mô-dăm-bíc)
(kiêm nhiệm Nam-mi-bi-a, Dim-ba-bu-ê, Bốt-xoa-na, Vương quốc Lê-xô-thô, Vương quốc Xoa-di-len, Mô-dăm-bíc)