Với 97 phiếu thuận, 9 phiếu trống, Quốc hội Peru đã chính thức bỏ phiếu thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 14 tháng 7 năm 2021 vừa qua.
Trong số 11 nước đã ký kết CPTPP, Pê-ru là nước thứ 8 thông qua Hiệp định thương mại đa phương thế hệ mới này sau đợt thông qua của 7 nước đầu tiên vào cuối năm 2018 - đầu năm 2019 bao gồm Mê-xi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Ốt-xtrơ-li-a, Niu-di-lân, Ca-na-đa, Việt Nam theo thứ tự lần lượt.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Pê-ru, ông Gilmer Trujillo nhận định rằng việc phê chuẩn Hiệp định có ý nghĩa chiến lược, cho phép nền kinh tế này tiếp cận thị trường của 11 nước thành viên với tổng dân số 502 triệu người, chiếm 13.5% GDP toan cầu, và 14.5% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu.
Cùng với Hiệp định CPTPP, Quốc hội Pê-ru cũng thông qua thư song phương từ một số nước thành viên CPTPP để xác nhận các thỏa thuận song phương, cụ thể bao gồm: Thư của Ca-na-đa về các ngành văn hóa, thư của Ma-lay-xi-a về các dịch vụ thẻ thanh toán điện tử và không truy đòi giải quyết tranh chấp đối với các biện pháp không tương thích liên quan đến Doanh nghiệp Nhà nước, Thư từ Ốt-xtrơ-li-a về một số hàng hóa và về việc chấm dứt thỏa thuận quảng bá và bảo vệ đầu tư hai chiều.
Sau khi Quốc hội chính thức bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định, Bộ Thương mại Quốc tế và Du lịch Pê-ru (Mincetur) thông báo rằng nước này sẽ sớm hoàn thành bước tiếp theo, là “thông báo cho nước Lưu chiểu của Hiệp định”, và Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực tại Peru trong vòng 60 ngày sau đó.
Bộ Thương mại Quốc tế và Du lịch Pê-ru cũng nhận định sơ bộ rằng các mặt hàng của Pê-ru sẽ được hưởng lợi ích từ việc thông qua Hiệp định CPTPP bao gồm áo phông từ vải cotton, các trái cây như bơ, nho, việt quất, thức ăn cho gia súc, cực âm đồng, sản phẩm gỗ, ván ép, sản phẩm sữa, sản phẩm sắt và thép, hóa chất đầu vào, ethanol và bánh quy ngọt.
Theo số liệu từ Vụ Chính sách Thương mại Đa biên và Trung tâm Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại Việt Nam - Pê-ru tháng 5 năm 2021 vừa qua đã chứng kiến sự tăng trưởng rất mạnh mẽ, với kim ngạch xuất khẩu sang Pê-ru đạt 37 triệu đô la Mỹ, tăng 372% so với cùng kỳ năm 2020; tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2021 đạt 242,5 triệu đô la Mỹ, tăng 103% so với cùng kỳ năm 2020.
Việc Pê-ru chính thức thông qua Hiệp định CPTPP sẽ là yếu tố thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam.
Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Ốt-xtrây-lia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP đã được 12 nước gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Ca-na-đa, Chi-lê, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam ký ngày 06 tháng 2 năm 2016 tại Niu Di-lân; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP.
Những cơ hội khi tham gia CPTPP
Lợi ích về xuất khẩu
Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi.
Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035.
Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ đô-la Mỹ lên 80 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.
Lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu
Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Ca-na-đa, Ốt-xtrây-lia sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh... Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 - 10 năm tới.
Lợi ích đối với các ngành
Các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ. Trong đó, mức tăng trưởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang thiết bị khác. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6%.
Lợi ích về cải cách thể chế
Cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia CPTPP, một FTA thế hệ mới, sẽ là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
Lợi ích về việc làm, thu nhập
Tham gia CPTPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 đô-la Mỹ/ngày. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi.
Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do các nền kinh tế của các nước thành viên CPTPP đều phát triển ở trình độ cao hơn Việt Nam và mang tính bổ sung đối với nền kinh tế Việt Nam, nhập khẩu từ các nước CPTPP chưa có FTA với ta phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên với một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, ta có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia CPTPP. Đặc biệt, do Hiệp định CPTPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững hơn.
Trong số 11 nước đã ký kết CPTPP, Pê-ru là nước thứ 8 thông qua Hiệp định thương mại đa phương thế hệ mới này sau đợt thông qua của 7 nước đầu tiên vào cuối năm 2018 - đầu năm 2019 bao gồm Mê-xi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Ốt-xtrơ-li-a, Niu-di-lân, Ca-na-đa, Việt Nam theo thứ tự lần lượt.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Pê-ru, ông Gilmer Trujillo nhận định rằng việc phê chuẩn Hiệp định có ý nghĩa chiến lược, cho phép nền kinh tế này tiếp cận thị trường của 11 nước thành viên với tổng dân số 502 triệu người, chiếm 13.5% GDP toan cầu, và 14.5% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu.
Cùng với Hiệp định CPTPP, Quốc hội Pê-ru cũng thông qua thư song phương từ một số nước thành viên CPTPP để xác nhận các thỏa thuận song phương, cụ thể bao gồm: Thư của Ca-na-đa về các ngành văn hóa, thư của Ma-lay-xi-a về các dịch vụ thẻ thanh toán điện tử và không truy đòi giải quyết tranh chấp đối với các biện pháp không tương thích liên quan đến Doanh nghiệp Nhà nước, Thư từ Ốt-xtrơ-li-a về một số hàng hóa và về việc chấm dứt thỏa thuận quảng bá và bảo vệ đầu tư hai chiều.
Sau khi Quốc hội chính thức bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định, Bộ Thương mại Quốc tế và Du lịch Pê-ru (Mincetur) thông báo rằng nước này sẽ sớm hoàn thành bước tiếp theo, là “thông báo cho nước Lưu chiểu của Hiệp định”, và Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực tại Peru trong vòng 60 ngày sau đó.
Bộ Thương mại Quốc tế và Du lịch Pê-ru cũng nhận định sơ bộ rằng các mặt hàng của Pê-ru sẽ được hưởng lợi ích từ việc thông qua Hiệp định CPTPP bao gồm áo phông từ vải cotton, các trái cây như bơ, nho, việt quất, thức ăn cho gia súc, cực âm đồng, sản phẩm gỗ, ván ép, sản phẩm sữa, sản phẩm sắt và thép, hóa chất đầu vào, ethanol và bánh quy ngọt.
Theo số liệu từ Vụ Chính sách Thương mại Đa biên và Trung tâm Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại Việt Nam - Pê-ru tháng 5 năm 2021 vừa qua đã chứng kiến sự tăng trưởng rất mạnh mẽ, với kim ngạch xuất khẩu sang Pê-ru đạt 37 triệu đô la Mỹ, tăng 372% so với cùng kỳ năm 2020; tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2021 đạt 242,5 triệu đô la Mỹ, tăng 103% so với cùng kỳ năm 2020.
Việc Pê-ru chính thức thông qua Hiệp định CPTPP sẽ là yếu tố thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam.
Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Ốt-xtrây-lia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP đã được 12 nước gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Ca-na-đa, Chi-lê, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam ký ngày 06 tháng 2 năm 2016 tại Niu Di-lân; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP.
Những cơ hội khi tham gia CPTPP
Lợi ích về xuất khẩu
Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi.
Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035.
Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ đô-la Mỹ lên 80 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.
Lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu
Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Ca-na-đa, Ốt-xtrây-lia sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh... Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 - 10 năm tới.
Lợi ích đối với các ngành
Các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ. Trong đó, mức tăng trưởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang thiết bị khác. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6%.
Lợi ích về cải cách thể chế
Cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia CPTPP, một FTA thế hệ mới, sẽ là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
Lợi ích về việc làm, thu nhập
Tham gia CPTPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 đô-la Mỹ/ngày. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi.
Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do các nền kinh tế của các nước thành viên CPTPP đều phát triển ở trình độ cao hơn Việt Nam và mang tính bổ sung đối với nền kinh tế Việt Nam, nhập khẩu từ các nước CPTPP chưa có FTA với ta phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên với một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, ta có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia CPTPP. Đặc biệt, do Hiệp định CPTPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững hơn.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương