Thực hiện chương trình hợp tác thường niên trong lĩnh vực phân phối và logistics giữa Việt Nam – Hàn Quốc, ngày 09 tháng 4 năm 2021, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách trực tuyến trong lĩnh vực phân phối và logistics giữa Việt Nam – Hàn Quốc năm 2021.
Chủ trì Hội nghị về phía Việt Nam là ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương Việt Nam; về phía Hàn Quốc là ông Cheon Young Ghil, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại tầm trung, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc.
Ngoài ra, Hội nghị còn có sự tham gia của các đại diện đến từ các Cục, Vụ của Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc; các chuyên gia trong lĩnh vực phân phối và logistics, đại diện các Công ty trong lĩnh vực phân phối và logistics của Việt Nam và Hàn Quốc, các cơ quan thông tấn báo chí.
Đối thoại chính sách Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực phân phối và logistics là chương trình định kỳ 02 năm một lần do Bộ Công Thương Việt Nam (đầu mối là Vụ Thị trường trong nước) và Bộ Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng của Hàn Quốc luân phiên tổ chức, bắt đầu từ năm 2013 cho tới nay. Mục đích của đối thoại chính sách nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực phân phối và logistics. Thông qua các phiên đối thoại chính sách, Việt Nam đã học hỏi được những kinh nghiệm quý báu của phía Hàn Quốc trong việc xây dựng chính sách pháp luật để phát triển và quản lý ngành phân phối và logistics; đồng thời cũng giúp giúp các doanh nghiệp phân phối và logistics của hai nước tìm kiếm các cơ hội hợp tác, đầu tư, mở rộng thị trường.
Tại Hội nghị đối thoại chính sách trực tuyến năm 2021, hai bên đã trao đổi và chia sẻ về các chủ đề như: (i) Giới thiệu ứng dụng "Scan sản phẩm Hàn Quốc" đến khách hàng và các nhà nhập khẩu của Việt Nam; Thực trạng và chính sách phát triển hệ thống cửa hàng outlet tại Hàn Quốc; Chia sẻ kinh nghiệm quản lý thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng…) tại Hàn Quốc; Tiêu chí phân loại trung tâm logistics; quy định và chính sách phát triển các loại hình trung tâm logistis tại Hàn Quốc; Kinh nghiệm xây dựng và phát triển các trung tâm phân phối tổng hợp nhằm gắn sản xuất với phân phối lưu thông...
Phía Việt Nam cũng đã chia sẻ với phía Hàn Quốc về thực trạng phát triển ngành phân phối và logistics tại Việt Nam trong thời gian qua và những định hướng phát triển ngành trong thời gian tới. Theo đó, để phát triển ngành phân phối và logistics theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững, cần nâng cao vai trò của thương mại điện tử, chú trọng phát triển hạ tầng mềm (đặc biệt là đào tạo nhân lực trong ngành…).
Nguồn: Vụ Thị trường trong nước
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
Dịch vụ
Hội nghị đối thoại chính sách trực tuyến trong lĩnh vực phân phối và logistics giữa Việt Nam – Hàn Quốc năm 2021
- Thời gian: 12/04/2021
- 337 lượt xem
Cùng chuyên mục
Hoạt động giao nhận, kho bãi của Việt Nam tháng 9/2020
Mặc dù có nhiều khó khăn chung nhưng hoạt động giao nhận tại Việt Nam nhìn chung đã tận dụng được các cơ hội từ thương mại điện tử trong 9 tháng đầu năm 2020, khi người dân chuyển dần từ thói quen mua sắm truyền thống sang mua hàng trên các nền tảng trực tuyến.
Thông tin về nghiên cứu thị trường thực phẩm bán lẻ của Đức
Theo dữ liệu mới nhất do Destatis cung cấp, chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình trên mỗi người ở Đức cao hơn 30% so với mức trung bình của các Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu vào năm 2018.
Logistics thông minh và những động lực từ thương mại điện tử tại Trung Quốc
Ngành thương mại điện tử của Trung Quốc đang phát triển nhanh trong một thập kỷ trở lại đây và đặc biệt, không có quốc gia nào khác trên thế giới coi yêu cầu giao các gói hàng cho người tiêu dùng trong 24 là một thông lệ tiêu chuẩn như Trung Quốc.
Căng thẳng ngày càng gia tăng giữa các chủ hàng nông nghiệp Hoa Kỳ và các hãng tàu
Dữ liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho thấy, trong năm 2019, 9% các chuyến hàng ngũ cốc đường thủy của Hoa Kỳ được vận chuyển trong các container. Tuy nhiên, căng thẳng đang ngày càng gia tăng giữa các chủ hàng ngành nông nghiệp và các hãng vận tải biển do tình trạng mất cân đối cung-cầu...
Latvia và Estonia chính thức gia nhập của hành lang Biển Bắc-Baltic
Latvia và Estonia đã chính thức gia nhập hành lang Biển Bắc-Baltic vào Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020. Cùng với đó, kết nối đến Riga và Tallinn đã trở thành một phần của mạng lưới hành lang vận tải hàng hóa đường sắt châu Âu.
Hoạt động vận chuyển đường thủy nội địa tháng 11/2010
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sau khi sụt giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm, vận tải hàng hóa đường thủy nội địa liên tục tăng trưởng tốt trong 6 tháng liên tiếp, tháng 11/2020 đã đạt 34,61 triệu tấn, tăng 0,3% so với tháng 10/2020 nhưng lại giảm 1,1% so với tháng 11/2019.
Mới cập nhập
TIN TỔNG HỢP
Sản phẩm nội bật
-
Thông tin ngành Logistis Việt Nam hàng tháng (P.CSDL)
-
Thông tin xuất khẩu Gạo hàng tháng (P.Xuất nhập khẩu)
-
Bản tin Dược phẩm và Trang thiết bị y tế hàng tuần (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường thép hàng tháng (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường sắt thép và nguyên liệu thế giới hàng tháng (P.Kinh tế quốc tế)