Tốc độ thay đổi của các nhà kho và trung tâm phân phối (Distribution center- DC) tại một thị trường phát triển như Hoa Kỳ được thúc đẩy bởi công nghệ và thương mại điện tử trong những năm gần đây, tuy nhiên chỉ đến khi COVID-19 bùng phát mạnh trong năm 2020, lĩnh vực này mới thực sự được đặt trước lựa chọn duy nhất: “Đổi mới hay là chết”.
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của lĩnh vực kho bãi, trung tâm phân phối hàng hóa, bởi nó kéo theo hàng loạt giao thức mới nhằm đảm bảo sự an toàn của người lao động và trách nhiệm của các bên liên quan trong thương mại điện tử. Nhưng chính trong hoàn cảnh khó khăn này, thị trường đã diễn ra sự sàng lọc lớn nhất trong lịch sử, với một lớp các công ty đã coi việc đổi mới là chiến lược duy nhất để tồn tại. 
Cuộc khảo sát hàng năm về lĩnh vực kho hàng và trung tâm phân phối cho Tạp chí quản ý logistics (Logistics Management) của Hoa Kỳ luôn đặt ra các câu hỏi về các yếu tố hoạt động chính, như quy mô của các cơ sở được khảo sát, số lượng nhân viên và mức chi tiêu vốn; nhưng năm nay, họ đã bổ sung thêm các câu hỏi xoay quanh tác động của COVID-19 và ứng phó của các đơn vị kinh doanh kho hàng. Ví dụ, những điều chỉnh nào đã được thực hiện để đáp ứng sự tăng trưởng thương mại điện tử kể từ tháng 3/2020, thích nghi với điều kiện giãn cách xã hội, sử dụng khẩu trang và thiết bị khử trùng...
Cuộc khảo sát, được thực hiện hàng năm bởi Peerless Research Group (PRG) đại diện cho Logistics Management và Modern Materials Processing đã được thực hiện với 122 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực logistics và hoạt động kho hàng tại Hoa Kỳ.

Phần lớn các doanh nghiệp đã điều chỉnh để thích nghi với COVID-19
Phần lớn những công ty được khảo sát cho rằng họ đã tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội, sử dụng các khoảng trống trung gian để hạn chế tiếp xúc trực tiếp ở cự ly gần, sử dụng khẩu trang cho cả nhân viên và khách hàng. 
Việc chủ động hơn về không gian lưu trữ cho các trường hợp chậm giao hàng hoặc ngược lại là giao hàng khẩn cấp để phục vụ nhu cầu gia tăng đột biến và cục bộ cũng đã được tính toán đến. Ví dụ, để đáp ứng các “cơn sốt” về thực phẩm hoặc sản phẩm y tế trong thời gian ngắn, các doanh nghiệp và trung tâm phân phối cần lập tức chuyển sự ưu tiên cho các nhóm hàng này. 
87% số doanh nghiệp kinh doanh kho bãi và trung tâm phân phối có kế hoạch tiếp tục ít nhất một số thực hành liên quan đến sức khỏe này sau khi đại dịch lắng xuống và hầu hết những người được hỏi cũng báo cáo rằng, kể từ tháng 3 năm 2020, họ đã thực hiện các hành động cần thiết để cải thiện quy trình kho hàng và quản lý hàng tồn kho.
Kết quả khảo sát cho thấy 100% số doanh nghiệp thực hiện giãn cách xã hội, 94% sử dụng khẩu trang 94% sử dụng nước sát khuẩn, 73% tiến hành đo nhiệt độ thường xuyên với khách hàng và nhân viên và 6% áp dụng thêm các biện pháp phòng chống dịch khác.

 

Tỷ lệ doanh nghiệp kho hàng và trung tâm phân phối áp dụng các biện pháp phòng chống COVID-19 tại Hoa Kỳ
Nguồn: Logistics Management

Tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng gia tăng:
Trong điều kiện thị trường bình thường, phần lớn các doanh nghiệp muốn tối thiểu hóa thời gian và không gian lưu trữ hàng hóa để tinh giản chi phí và đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho. Tuy nhiên trong điều kiện đặc thù của dịch bệnh và các cú sốc từ bên ngoài, bao gồm cả từ thiên tai, dịch bệnh và biến động chính sách thương mại (ví dụ xung đột thương mại, các biện pháp phòng vệ, trả đũa liên quan đến thuế, thủ tục hải quan…), hoặc xung đột về chính trị, xã hội… dẫn đến sự bài trừ một nhóm sản phẩm có xuất xứ từ một nơi nhất định dẫn đến việc chuyển sang tiêu dùng một nhóm sản phẩm thay thế khác, thị trường sẽ vận động theo các yếu tố dẫn dắt hoàn toàn khác với điều kiện thông thường. Trong bối cảnh đó, một chính sách kho hàng và phân phối linh hoạt, phù hợp, có khả năng thích ứng nhanh sẽ quyết định sự tồn tại và ưu thế của cả doanh nghiệp chủ hàng và doanh nghiệp phân phối. 
Do đó, trong hoàn cảnh có nhiều biến động, nhu cầu sử dụng kho hàng sẽ gia tăng. Đó là lý do vì sao trong khi thương mại thế giới nói chung gặp khó khăn trong năm 2020 thì tỷ lệ doanh nghiệp cho biết họ có kế hoạch mở rộng kho hàng/trung tâm phân phối vẫn gia tăng. 
Thực tế cho thấy từ khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung (năm 2016) khiến tâm lý tranh thủ nhập khẩu hàng hóa trước khi thuế nhập khẩu tăng đã buộc không ít doanh nghiệp Hoa Kỳ phải tăng lượng hàng lưu kho và thúc đẩy nhu cầu đối với kho bãi. Do đó tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hệ thống kho hàng đã tăng từ 71% vào năm 2017 lên 80% vào năm 2020. 
Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh
 

Nguồn: Logistics Management
Xét về các kế hoạch mở rộng cụ thể, có 43% số người trả lời muốn mở rộng kho bãi ở tiêu chí SKU. SKU là từ viết tắt của Stock Keeping Unit, có nghĩa là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho bằng cách phân loại hàng hóa giống nhau về hình dạng, chức năng… dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số và/hoặc chữ. SKU có chứa những ký hiệu riêng biệt cả chữ và số cho từng danh mục sản phẩm, bạn chỉ cần nhìn và SKU là có thể nhận biết loại sản phẩm qua ký tự và dễ dàng đọc chúng mà không cần quét hệ thống như Barcode. Bên cạnh đó bạn SKU có chứa những ký hiệu riêng biệt cả chữ và số cho từng danh mục sản phẩm, bạn chỉ cần nhìn và SKU là có thể nhận biết loại sản phẩm qua ký tự và dễ dàng đọc chúng mà không cần quét hệ thống như Barcode. Bên cạnh đó chủ kho khàng không bị giới hạn về số lượng SKU cho dù danh mục hàng hóa có mở rộng tới đâu .
Có 41% số doanh nghiệp cho biết cần tăng số lượng nhân viên, mặc dù mức độ tự động hóa nhìn chung trong xu hướng tăng. Điều này có thể được lý giải là từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh đã khiến một tỷ lệ không nhỏ người lao động trong lĩnh vực logistics phải ở nhà (để chống dịch hoặc chữa bệnh, hoặc thậm chí đã không qua khỏi). Số lượng nhân sự giảm xuống buộc các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi và trung tâm phân phối phải có kế hoạch tuyển dụng thêm trong năm 2021. Xét về số lượng lao động thì 14% số doanh nghiệp được hỏi có hơn 200 nhân viên tại các trung tâm phân phối chính và 11% số khác báo cáo có từ 100 đến 199 lao động.
Các nội dung được lựa chọn trong kế hoạch mở rộng hoạt động
 

Nguồn: Logistics Management

Dịch bệnh COVID-19 thúc đẩy sự chuyển đổi mạnh của hệ thống kho hàng và trung tâm phân phối hàng thương mại điện tử:
Mặc dù COVID-19 đã gây ra thiệt hại và gián đoạn theo nhiều cách, đối với các trung tâm phân phối, nhưng dịch bệnh này có một tác động tích cực là thúc đẩy sự gia tăng của thương mại điện tử và logistics phục vụ thương mại điện tử. Trả lời khảo sát về tăng trưởng thương mại điện tử kể từ khi đại dịch bắt đầu, 10% người được hỏi nói rằng kênh thương mại điện tử của họ đã phát triển 60% trở lên và tổng cộng 34% nói rằng thương mại điện tử đã tăng trưởng 30% hoặc hơn kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Theo Norm Saenz, Jr., giám đốc điều hành của Công ty St. Onge và Don Derewecki, nhà tư vấn cấp cao của Công ty St. Onge, một công ty tư vấn kỹ thuật chuỗi cung ứng, sự thay đổi hoạt động của các trung tâm phân phối phần lớn là do thương mại điện tử đã diễn ra trong vài năm, nhưng đại dịch đã tạo ra cú hích rất lớn đối với sự thay đổi này. 
Kênh phân phối: 
Xét về các kênh phân phối, bán buôn vẫn là kênh phổ biến nhất, chiếm 62% (tăng từ 58% năm 2019). Tỷ lệ bán lẻ đã giảm từ mức 60% vào năm 2019 xuống còn 37% trong năm nay, trong khi 30% số doanh nghiệp kinh doanh kho hàng và trung tâm phân phối cho biết họ có hoạt động đa kênh, tăng từ mức 20% vào năm 2019.
Năm 2020 xuất hiện các hình thức phân phối mới được gọi là micro-fufillment retail customer pick-up và micro-fufillment retail customer delivery với tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng lần lượt là 22% và 21%.
Các kênh phân phối hàng hóa năm 2019 và năm 2020
 
Nguồn: Logistics Management
Với tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp trong suốt năm nay, 38% số doanh nghiệp cho rằng dịch bệnh khiến hoạt động thương mại điện tử của họ tăng trưởng ít hơn 10% 10% báo cáo sự gia tăng lớn hơn 60% và 28% cho biết dịch bệnh thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử từ 40% trở lên.
Về việc vận hành cùng lúc nhiều kênh phân phối khác nhau, 36% nói rằng họ tự phân phối từ các trung tâm phân phối riêng biệt cho các kênh khác nhau (tỷ lệ này tăng so với mức 20% vào năm 2019). Số người được hỏi nói rằng họ sử dụng đối tác 3PL cho tất cả các kênh đã giảm 8% so với năm 2019, trong khi 11% nói rằng họ chỉ sử dụng một kênh duy nhất, giảm 2% so với năm 2019.
Hoạt động giao, nhận hàng: 
Bản chất của các hoạt động giao nhận hàng của các doanh đang thay đổi theo những cách phù hợp với sự tăng trưởng thương mại điện tử. Cụ thể, ở phía xuất đi, thùng hàng rời chỉ đạt 8%, tăng so với mức 3% của năm ngoái, trong khi 70% chỉ có thùng hàng xuất đi, thùng và thùng tách rời hoặc toàn bộ pallet. Ở phía đầu vào, pallet nguyên chiếc chỉ giảm 5% đến 14% trong năm nay.
Diện tích kho, số lượng tòa nhà:
Xét về tổng diện tích mét vuông trong mạng trung tâm phân phối tổng thể, diện tích trung bình đạt 609.325 foot vuông vào năm 2020, tăng từ 545.860 foot vuông vào năm ngoái. Diện tích phổ biến nhất cho mỗi DC cũng tăng lên, từ 183.750 feet vuông vào năm ngoái lên 191.670 cho năm 2020. Đối với các mạng có bốn tòa nhà trở lên, diện tích trung bình đạt 452.940 - lớn hơn đáng kể so với 285.000 feet vuông năm 2019.
Số lượng tòa nhà trong mạng DC cũng đang tăng lên vào năm 2020, với 46% số doanh nghiệp có nhiều hơn ba tòa nhà, so với 36% vào năm 2019. Ngoài ra, trong số những người được hỏi có từ ba tòa nhà trở lên, 30% có hơn sáu tòa nhà, tăng từ 26% vào năm ngoái. Các tòa nhà cũng có xu hướng hướng cao hơn. Chiều cao trung bình vào năm 2020 đạt 32 feet, cao hơn một feet so với 31 feet của năm ngoái. Vào năm 2020, 14% số người được hỏi cho biết chiều cao phổ biến nhất là 40 feet trở lên.
Số vòng quay hàng tồn kho trung bình hàng năm cho năm 2020 là 8,2 lượt, tương đương với năm 2019.
 Số lượng SKU đã tăng đáng kể, lên đến mức trung bình 12.922 SKU từ 10.615 năm ngoái, tăng 21,7%
Những thông số trên đều phù hợp với sự gia tăng nhanh chóng của thương mại điện tử. Các thông số như “số lượng tòa nhà” và “chiều cao” tăng có thể được coi là các công ty đang cố gắng phục vụ tốt hơn các đối tác thương mại điện tử của mình. 
Sự gia tăng của SKU cũng phản ánh hoạt động thương mại điện tử đang gia tăng. Tuy nhiên, một xu hướng đáng lo ngại là nhiều người được hỏi vẫn chưa nắm chắc trọng lượng tổng thể của mặt hàng và dữ liệu về kích thước trên SKU của họ.
Việc thiếu dữ liệu đầy đủ cho các SKU sẽ khiến doanh nghiệp khó thực hiện những việc như lưu trữ đúng kích thước và chọn vị trí, xác định số lượng hàng tồn kho phù hợp với một vị trí, cũng như cho phép hệ thống đề xuất thùng carton vận chuyển đúng kích thước. Các nhà quản lý kho hàng cần thiết lập các phương pháp để nắm bắt dữ liệu tổng thể của mặt hàng và duy trì dữ liệu đó theo thời gian, đặc biệt là với sự gia tăng nhanh chóng của thương mại điện tử.
Khu vực tắc nghẽn nhất của các trung tâm phân phối tiếp tục là khu vực bến tàu, với 29% ý kiến cho rằng khu vực tắc nghẽn nhất. Tình trạng tắc nghẽn trong khu vực xử lý thương mại điện tử và khu vực dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) cũng được 8% số người trả lời cho là khu vực tắc nghẽn nhất, trong khi 5% cho rằng khu xử lý thương mại điện tử là khu vực tắc nghẽn nhất. .
Tình trạng khan hiếm không gian kho hàng cũng gia tăng và nhu cầu thuê thêm không gian trong mùa cao điểm tăng lên. Năm nay, chỉ có 36% báo cáo “không cần thuê thêm diện tích” trong mùa cao điểm, giảm so với 52% của năm ngoái, trong khi ngược lại, tỷ lệ người “đã thuê thêm diện tích” lại tăng lên.

Quản trị hệ thống và công nghệ
Tổng ngân sách chi đầu tư trung bình cho thiết bị và công nghệ của các doanh nghiệp kho hàng và trung tâm phân phối đạt 1,45 triệu USD vào năm 2020, tăng từ 1,27 triệu USD vào năm ngoái. Mặc dù vốn đầu tư trung bình đã giảm nhẹ, nhưng 5% số doanh nghiệp cho biết có ngân sách từ 10 triệu USD trở lên.
Một dấu hiệu tích cực khác là có tới 85% số doanh nghiệp sử dụng một số loại giải pháp phần mềm hệ thống quản lý kho hàng (WMS). Hơn nữa, việc sử dụng WMS cũ đã giảm từ 35% năm ngoái xuống 24% trong năm nay, trong khi việc sử dụng các mô-đun WMS từ nhà cung cấp hệ thống doanh nghiệp tăng lên, và việc sử dụng các giải pháp WMS tốt nhất vẫn ở mức khá.
Cuộc khảo sát năm nay cũng cho thấy sự sụt giảm khá mạnh trong các phương pháp quản lý kho hàng dựa trên giấy tờ, với 46% sử dụng giấy, giảm so với 55% của năm ngoái, đây là mức thấp nhất trong 4 năm qua. Ngược lại, việc sử dụng thiết bị cầm tay dựa trên RF để giúp chọn hàng tự động đạt 61%, tăng từ 41% vào năm ngoái và chiếm tỷ lệ cao nhất đối với chọn dựa trên RF trong bốn cuộc khảo sát gần đây. Theo báo cáo, việc sử dụng tính năng chọn bằng giọng nói nhìn chung giảm mạnh vào năm 2020 (có lẽ để đảm bảo các giao thức y tế an toàn trong thời kỳ dịch bệnh), nhưng trong năm đầu tiên khảo sát về công nghệ chọn theo ánh sáng, 14% đã sử dụng tính năng chọn theo hướng ánh sáng.
Tỷ lệ sử dụng công nghệ cho việc chọn và lấy hàng
 

Nguồn: Logistics Management
Cuộc khảo sát cho thấy 63% số doanh nghiệp sử dụng dữ liệu thu thập tự động từ WMS, tăng 7% so với năm ngoái, trong khi thu thập dữ liệu thủ công, được 58% sử dụng vào năm ngoái, giảm xuống 43% trong năm 2020. 
Tiếp tục đầu tư công nghệ sẽ giúp các trung tâm phân phối tận dụng viêc kiểm soát các chỉ số để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động. Nhìn chung, 98% đang sử dụng các chỉ số để ra quyết định, tăng từ 94% của năm ngoái. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng chỉ số các lô hàng đúng hạn tăng 10% và sử dụng các chỉ số về tỷ lệ đặt hàng hoặc lấp đầy hàng tăng 18% lên mức 61%.

Chi tiết nhấn vào xem tại Báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ tháng 11/2020