Những thay trong ngành hàng hải trong năm 2020 sẽ góp phần định hình lại ngành này trong một thời gian tới. Nhu cầu đã giảm mạnh vào mùa xuân năm 2020, khi các quốc gia trên thế giới thực hiện lockdown để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Sau đó, nhu cầu tăng trở lại vào cuối mùa hè khi người tiêu dùng tăng cường mua sắm trực tuyến.

Khối lượng hồ sơ, chứng từ giao dịch vẫn gia tăng, thúc đẩy sự quan tâm đến số hóa hoặc chuyển đổi hồ sơ giấy sang hồ sơ kỹ thuật số để hợp lý hóa quy trình. Tuy nhiên, trước khi số hóa trên diện rộng, ngành hàng hải cần một bộ tiêu chuẩn thống nhất, bộ tiêu chuẩn đó sẽ định hình ngành hàng hải thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng trong năm 2021 và sau đó nữa.
Cuộc khủng hoảng do COVID-19 đang thúc đẩy nhiều tổ chức xem xét phát triển chuỗi cung ứng khu vực, để thay thế hoặc bổ sung chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Các cuộc thảo luận về sử dụng dịch vụ logistics bên thứ 3 và bên thứ 4 như thế nào cho hiệu quả, đồng thời rút ngắn các chuỗi cung ứng dài và rủi ro đang diễn ra sôi nổi trên thị trường logistics.
Ngoài ra, những chủ đề khác cũng được quan tâm như: 
+ Thiết lập các đường cao tốc trên biển. Tương tự, để tránh sự đông đúc và thời gian chờ đợi tại một số cảng lớn hiện nay, một số chủ hàng đang xem xét các cảng nhỏ hơn mà họ có thể đã bỏ qua trước đây.
+ Xu hướng phát triển đường thủy nội địa để vận chuyển hàng hóa đang ngày càng gia tăng. Điều này có thể giúp giảm thiểu tình trạng thiếu tài xế xe tải và giảm lượng khí thải.
 
Những chuyển dịch này đang thay đổi ngành hàng hải của Hoa Kỳ. Tray Anderson, trưởng bộ phận Công nghiệp và logistics khu vực châu Mỹ của công ty bất động sản Cushman & Wakefield cho biết thị trường vận chuyển đang trở nên năng động hơn và hứa hẹn nhiều thay đổi lớn trong năm 2021. 
Ví dụ trước kia một công ty chủ hàng sẽ lựa chọn một cảng nào đó cho việc xuất/nhập khẩu của mình và việc thay đổi sang một cảng khác sẽ tương đối phức tạp. Trong khi đó, các công ty dịch vụ logistics lại có chuyên môn để liên tục đánh giá lại thời gian, chi phí và tính bền vững của các phương án khác nhau để xác định phương án tối ưu cho mỗi chuyến hàng. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh dịch bệnh tạo ra những rủi ro lớn trong các chuỗi cung ứng. 
Ngay từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã gây ra tổn thất lớn cho hoạt động vận chuyển toàn cầu. Một chỉ số vận chuyển container toàn cầu cho thấy sản lượng giảm từ 114,7 xuống 94,6 trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 02 năm 2020.
Sang quý II/2020, nhu cầu của người tiêu dùng đối với nhiều loại hàng hóa, từ thiết bị thể thao đến trò chơi điện tử và đồ nội thất mới, đặc biệt là ở châu Âu và Bắc Mỹ, đã tăng cao và duy trì nhịp độ trong những tháng còn lại của năm. Điều này đã khiến các cảng biển, ví dụ cảng New York và New Jersey của Hoa Kỳ chứng kiến khối lượng hàng hóa tăng hai con số từ tháng 9/2020.
Cân bằng cung cầu: 
Theo Gordon Downes, giám đốc điều hành của New York Shipping Exchange, nhu cầu phục hồi trở lại trong nửa cuối năm 2020, nhưng khi đó các hãng vận tải biển đã hủy bỏ các chuyến đi kém hiệu quả. Kết quả là, các hãng vận tải và cảng gặp phải tình trạng tắc nghẽn lớn, trong khi giá cước tăng lên mức kỷ lục. Trong tương lai, các hãng vận tải có thể sẽ tiếp tục hủy chuyến tàu rủi ro cao hoặc kém hiệu quả để đảm bảo lợi nhuận của họ không sụt giảm. 
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thị trường, việc giảm công suất của các hãng vận tải biển trong khi nhu cầu tăng cao là bất thường. Joshua Brogan, phó chủ tịch phụ trách hoạt động chiến lược của AT Kearney, một công ty tư vấn toàn cầu, cho biết: “Các hãng vận tải lớn có truyền thống theo đuổi doanh thu bằng mọi giá. Họ sẽ tăng công suất khi nhu cầu tăng nhằm tăng thị phần. Tuy nhiên, hiện nay, các hãng dường như không có động thải tăng công suất, cầu vượt cung khiến giá cước tăng vọt.
Theo báo cáo của S&P Global, ảnh hưởng của các liên minh vận tải biển đặt ra câu hỏi cho tương lai của ngành. Cùng với nhau, 03 liên minh gồm Liên minh 2M, Liên minh Đại dương (Ocean Alliance) và Liên minh Vận tải Hiệu quả cao (THE) hiện chiếm hơn 80% thị trường. 
Việc tăng giá cước cũng có thể khiến cộng đồng doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về các thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ vận tải. Các cuộc đàm phán thường xuyên hơn với các nhà vận chuyển và giao nhận phổ biến hơn trong điều kiện “bình thường mới”.
Định giá dựa trên bộ chỉ số về ngành cũng đang được áp dụng rộng rãi hơn. Các chủ hàng và hãng vận tải từ lâu đã tán thành ý tưởng này nhưng bị cản trở do thiếu các chỉ số hợp lý để làm căn cứ cho hợp đồng của họ. Ngày nay, có nhiều chỉ số hơn cho các chủ hàng sử dụng để quản lý và bảo vệ tỷ giá hợp đồng.

Tái cấu trúc chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến ngành vận tải biển như thế nào?

Chi tiết tại Báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ số tháng 03/2021