Ngày 27/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo "CPTPP - Cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt Nam". Hội thảo được tổ chức kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến, nhằm nhìn lại chặng đường hai năm thực thi Hiệp định và tác động đối với việc phát triển thị trường tại các nước thành viên CPTTP thuộc khu vực châu Mỹ.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra những phân tích, nhận định, giải pháp để giúp các doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nước ngoài, để từ đó có thể xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường, chiến lược kinh doanh bài bản hơn, tận dụng những ưu đãi đang có với các nước thành viên CPTPP, đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu tại khu vực châu Mỹ, đặc biệt trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và ưu tiên phục hồi, duy trì phát triển kinh tế trong và sau đại dịch của các quốc gia hiện nay.
Hội thảo có sự tham dự của gần 200 đại biểu là Lãnh đạo UBND, lãnh đạo Sở Công Thương, các Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, các Hiệp hội doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Về phía các đối tác châu Mỹ, tham gia hội thảo có đại diện các Cơ quan ngoại giao các nước Canada, Mexico, Chile, Peru và Tập đoàn lớn của các nước châu Mỹ hiện đang kinh doanh tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với châu Mỹ đã không ngừng phát triển trong những năm gần đây. Hiệp định CPTPP chính thức được phê chuẩn vào 30 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14 tháng 1 năm 2019, được coi là bước ngoặt quan trọng tạo ra xung lực mới để thúc đẩy hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và các nước đối tác thành viên nói chung và các nước châu Mỹ nói riêng.
Năm 2020 vừa qua, trong bối cảnh cả thế giới đang trải qua một năm đặc biệt với nhiều biến động và suy thoái, dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn cầu, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Mỹ vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, trở thành điểm sáng trong trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới. Cụ thể, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và châu Mỹ đạt gần 111,5 tỷ USD, tăng 16 % so với năm 2019; trong đó xuất khẩu đạt 89,7 tỷ USD, tăng 21,7% và chiếm tỷ trọng 31,7% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam.
Sau hai năm CPTPP đi vào thực thi, kim ngạch xuất khẩu sang hai quốc gia đã phê chuẩn CPTPP là Canada và Mexico đã tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt kim ngạch 4,4 tỷ USD – tăng 45% và 3,17 tỷ USD tỷ USD – tăng 41% so với cùng kỳ năm 2018. Các nước còn lại dù chưa phê chuẩn hiệp định nhưng cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng rất nhanh (Chile 30%, Peru 21% so với năm 2018). Những con số này khẳng định CPTPP đã và đang trở thành động lực mở rộng đường cho hàng Việt sang thị trường các nước châu Mỹ, vốn còn rất mới mẻ và tiềm năng.
Tiếp đà tăng trưởng của năm 2020, ba tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang các đối tác CPTPP của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ cũng tăng trưởng tích cực, cụ thể xuất khẩu sang Canada tăng 15% (đạt1,13 tỷ USD), Mexico tăng 17% (đạt 931 triệu USD), Chile tăng 12% (đạt 321 triệu USD) và Peru tăng 35% (đạt 134 triệu USD).
Chia sẻ trực tuyến với hội thảo, bà Đỗ Thị Thu Hương - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Canada cho biết, Canada là thị trường khá tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Với dân số hơn 36 triệu người và mức tăng trưởng GDP ổn định (3%/ năm), Canada là một trong số những thị trường phát triển. Giá trị nhập khẩu trên đầu người tại Canada luôn luôn cao gấp đôi Mỹ, mặc dù quy mô dân số chỉ bằng 1/10 so với Mỹ.
Không những thế, tại Canada tồn tại rất nhiều cộng đồng dân nhập cư đến từ các nước gốc Á như Trung Quốc, Thái lan, Việt Nam… Trong đó, số lượng dân nhập cư Việt Nam lên đến gần 250.000 người. Người Việt sống rải rác tại nhiều nơi thuộc Canada và có không ít trong số đó đang sở hữu nhu cầu mua sắm thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng Việt cao.
Đó là chưa kể, Canada sở hữu nền kinh tế thị trường mở, với việc kí kết nhiều hiệp định tự do thương mại với các quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam. Chính phủ Canada cũng ban hành nhiều chính sách khuyến khích hấp dẫn, với nhiều mặt hàng được miễn thuế đến 0% và những dự án hỗ trợ đưa hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Canada thuận lợi hơn.
Còn đối với thị trường Mexico, ông Lưu Vạn Khang - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mexico cũng khẳng định, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mexico có sự bật tăng mạnh mẽ trong 2 năm đầu tiên Hiệp định có hiệu lực. Xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Mexico tăng 19% trong năm 2019-2020. Năm 2019, xuất khẩu sang Mexico đạt 2,83 tỷ USD, tăng 26% so với 2018; sang năm 2020 đạt 3,17 tỷ USD, tăng 12,2%... 3 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mexico tăng 17% đạt 931 triệu USD.
Tương tự Canada, sản phẩm tăng trưởng mạnh cũng là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, điện thoại. Mức tăng trưởng bình quân 32-35% ở đồ chơi - dụng cụ thể thao, túi xách, ví, vali…
Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác trong CPTPP và khu vực châu Mỹ vẫn còn đối mặt với những thách thức trong hợp tác kinh doanh như: Khoảng cách địa lý xa xôi, chưa có tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trực tiếp, sự khác biệt về ngôn ngữ, và việc thiếu thông tin cập nhật về tiếp cận thị trường. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng đang gặp một số khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ, vấn đề chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường...
Bên cạnh việc khai thác thị trường CPTPP, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu khả năng tận dụng những ưu đãi, các mối liên kết kinh tế và cơ sở hạ tầng sẵn có của các nước thành viên CPTPP để qua đó đưa hàng Việt Nam thâm nhập và mở rộng sang các thị trường khác thuộc khu vực châu Mỹ. Khu vực này có nhiều khối liên kết kinh tế thông qua các hiệp định thương mại tự do với mối ràng buộc chặt chẽ với nhau, thí dụ như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (USMCA, gồm Mỹ, Canada, Mexico với gần 500 triệu dân, GDP:21.000 tỷ USD), khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR, gồm các nước Brazil, Achentina, Uruguay, Paraguay với 265 triệu dân, GDP: 2.400 tỷ USD), khối Liên minh Thái Bình Dương (AP, gồm các nước Mexico, Chilê, Colombia, Peru với 230 triệu dân, GDP: 2.100 tỷ USD), Cộng đồng Andean (CAN, gồm Peru, Colombia, Ecuador, Bolivia với 111 triệu dân, GDP: 700 tỷ USD).
Nếu tận dụng tốt các cơ chế liên kết kinh tế và ưu đãi thương mại này, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi, đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu như hiện nay.
Cùng với nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, ổn định và phục hồi kinh tế của Chính phủ Việt Nam, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo với mong muốn hỗ trợ các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp thông tin thị trường, kết nối với các đối tác nước ngoài, tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho các mặt hàng thế mạnh của các địa phương và doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ giải quyết khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thâm nhập thị trường và phát triển kinh doanh.
Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận về các cơ hội kết nối thị trường châu Mỹ thông qua CPTPP, các khối thương mại và FTA sẵn có của khu vực cũng trao đổi các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định CPTPP để phát triển xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Châu Mỹ.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra những phân tích, nhận định, giải pháp để giúp các doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nước ngoài, để từ đó có thể xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường, chiến lược kinh doanh bài bản hơn, tận dụng những ưu đãi đang có với các nước thành viên CPTPP, đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu tại khu vực châu Mỹ, đặc biệt trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và ưu tiên phục hồi, duy trì phát triển kinh tế trong và sau đại dịch của các quốc gia hiện nay.
Hội thảo có sự tham dự của gần 200 đại biểu là Lãnh đạo UBND, lãnh đạo Sở Công Thương, các Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, các Hiệp hội doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Về phía các đối tác châu Mỹ, tham gia hội thảo có đại diện các Cơ quan ngoại giao các nước Canada, Mexico, Chile, Peru và Tập đoàn lớn của các nước châu Mỹ hiện đang kinh doanh tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với châu Mỹ đã không ngừng phát triển trong những năm gần đây. Hiệp định CPTPP chính thức được phê chuẩn vào 30 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14 tháng 1 năm 2019, được coi là bước ngoặt quan trọng tạo ra xung lực mới để thúc đẩy hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và các nước đối tác thành viên nói chung và các nước châu Mỹ nói riêng.
Năm 2020 vừa qua, trong bối cảnh cả thế giới đang trải qua một năm đặc biệt với nhiều biến động và suy thoái, dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn cầu, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Mỹ vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, trở thành điểm sáng trong trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới. Cụ thể, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và châu Mỹ đạt gần 111,5 tỷ USD, tăng 16 % so với năm 2019; trong đó xuất khẩu đạt 89,7 tỷ USD, tăng 21,7% và chiếm tỷ trọng 31,7% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam.
Sau hai năm CPTPP đi vào thực thi, kim ngạch xuất khẩu sang hai quốc gia đã phê chuẩn CPTPP là Canada và Mexico đã tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt kim ngạch 4,4 tỷ USD – tăng 45% và 3,17 tỷ USD tỷ USD – tăng 41% so với cùng kỳ năm 2018. Các nước còn lại dù chưa phê chuẩn hiệp định nhưng cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng rất nhanh (Chile 30%, Peru 21% so với năm 2018). Những con số này khẳng định CPTPP đã và đang trở thành động lực mở rộng đường cho hàng Việt sang thị trường các nước châu Mỹ, vốn còn rất mới mẻ và tiềm năng.
Tiếp đà tăng trưởng của năm 2020, ba tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang các đối tác CPTPP của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ cũng tăng trưởng tích cực, cụ thể xuất khẩu sang Canada tăng 15% (đạt1,13 tỷ USD), Mexico tăng 17% (đạt 931 triệu USD), Chile tăng 12% (đạt 321 triệu USD) và Peru tăng 35% (đạt 134 triệu USD).
Chia sẻ trực tuyến với hội thảo, bà Đỗ Thị Thu Hương - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Canada cho biết, Canada là thị trường khá tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Với dân số hơn 36 triệu người và mức tăng trưởng GDP ổn định (3%/ năm), Canada là một trong số những thị trường phát triển. Giá trị nhập khẩu trên đầu người tại Canada luôn luôn cao gấp đôi Mỹ, mặc dù quy mô dân số chỉ bằng 1/10 so với Mỹ.
Không những thế, tại Canada tồn tại rất nhiều cộng đồng dân nhập cư đến từ các nước gốc Á như Trung Quốc, Thái lan, Việt Nam… Trong đó, số lượng dân nhập cư Việt Nam lên đến gần 250.000 người. Người Việt sống rải rác tại nhiều nơi thuộc Canada và có không ít trong số đó đang sở hữu nhu cầu mua sắm thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng Việt cao.
Đó là chưa kể, Canada sở hữu nền kinh tế thị trường mở, với việc kí kết nhiều hiệp định tự do thương mại với các quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam. Chính phủ Canada cũng ban hành nhiều chính sách khuyến khích hấp dẫn, với nhiều mặt hàng được miễn thuế đến 0% và những dự án hỗ trợ đưa hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Canada thuận lợi hơn.
Còn đối với thị trường Mexico, ông Lưu Vạn Khang - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mexico cũng khẳng định, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mexico có sự bật tăng mạnh mẽ trong 2 năm đầu tiên Hiệp định có hiệu lực. Xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Mexico tăng 19% trong năm 2019-2020. Năm 2019, xuất khẩu sang Mexico đạt 2,83 tỷ USD, tăng 26% so với 2018; sang năm 2020 đạt 3,17 tỷ USD, tăng 12,2%... 3 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mexico tăng 17% đạt 931 triệu USD.
Tương tự Canada, sản phẩm tăng trưởng mạnh cũng là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, điện thoại. Mức tăng trưởng bình quân 32-35% ở đồ chơi - dụng cụ thể thao, túi xách, ví, vali…
Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác trong CPTPP và khu vực châu Mỹ vẫn còn đối mặt với những thách thức trong hợp tác kinh doanh như: Khoảng cách địa lý xa xôi, chưa có tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trực tiếp, sự khác biệt về ngôn ngữ, và việc thiếu thông tin cập nhật về tiếp cận thị trường. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng đang gặp một số khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ, vấn đề chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường...
Bên cạnh việc khai thác thị trường CPTPP, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu khả năng tận dụng những ưu đãi, các mối liên kết kinh tế và cơ sở hạ tầng sẵn có của các nước thành viên CPTPP để qua đó đưa hàng Việt Nam thâm nhập và mở rộng sang các thị trường khác thuộc khu vực châu Mỹ. Khu vực này có nhiều khối liên kết kinh tế thông qua các hiệp định thương mại tự do với mối ràng buộc chặt chẽ với nhau, thí dụ như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (USMCA, gồm Mỹ, Canada, Mexico với gần 500 triệu dân, GDP:21.000 tỷ USD), khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR, gồm các nước Brazil, Achentina, Uruguay, Paraguay với 265 triệu dân, GDP: 2.400 tỷ USD), khối Liên minh Thái Bình Dương (AP, gồm các nước Mexico, Chilê, Colombia, Peru với 230 triệu dân, GDP: 2.100 tỷ USD), Cộng đồng Andean (CAN, gồm Peru, Colombia, Ecuador, Bolivia với 111 triệu dân, GDP: 700 tỷ USD).
Nếu tận dụng tốt các cơ chế liên kết kinh tế và ưu đãi thương mại này, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi, đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu như hiện nay.
Cùng với nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, ổn định và phục hồi kinh tế của Chính phủ Việt Nam, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo với mong muốn hỗ trợ các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp thông tin thị trường, kết nối với các đối tác nước ngoài, tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho các mặt hàng thế mạnh của các địa phương và doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ giải quyết khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thâm nhập thị trường và phát triển kinh doanh.
Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận về các cơ hội kết nối thị trường châu Mỹ thông qua CPTPP, các khối thương mại và FTA sẵn có của khu vực cũng trao đổi các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định CPTPP để phát triển xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Châu Mỹ.
Nguồn: Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ