Ngày 17/9/2020, Ủy ban châu ÂU đã ban hành chương trình hành động thực hiện Chiến lược xanh của EU nhằm giảm ít nhất 55% lượng khí thải nhà kính của EU vào năm 2030 so với mức năm 1990 và đạt sự trung hòa về khí hậu vào năm 2050.
Thực hiện chương trình hành động của EU, Thụy Điển đã ban hành các chương trình hành động riêng liên quan đến vấn đề khí hậu, giảm lượng phát thải CO2.
Thụy Điển đặt ra mục tiêu khí hậu quốc gia đến năm 2045, Thụy Điển sẽ không có lượng phát thải ròng nhà kính nào vào khí quyển và sau đó sẽ đạt mức phát thải âm. Cụ thể, lượng phát thải của Thụy Điển giảm ít nhất 63% so với năm 1990 vào năm 2030 và giảm ít nhất 75% vào năm 2040; lượng phát thải từ giao thông vận tải đường bộ nội địa giảm ít nhất 70% trong năm 2030 so với năm 2010.
Các công cụ chính sách để Thụy Điển thực hiện mục tiêu trên như:
- Thuế năng lượng và thuế CO2: hệ thống đánh thuế năng lượng của Thụy Điển dựa trên sự kết hợp của thuế CO2, thuế năng lượng đối với nhiên liệu và thuế năng lượng đối với điện;
- Khấu trừ thuế cho các khoản đầu tư xanh: với mục đích giảm phát thải khí nhà kính, kể từ ngày 1/1/2021, các công ty tư nhân, đủ điều kiện để được khấu trừ thuế đối với việc lắp đặt công nghệ xanh bao gồm pin mặt trời, hệ thống lưu trữ điện tự sản xuất và các trạm sạc tại nhà sẽ được khấu trừ thuế. Đối với lắp đặt hệ thống pin mặt trời nối nguồn được khấu trừ thuế là 15%, lắp đặt hệ thống lưu trữ điện và lắp đặt trạm sạc tại nhà cho xe điện được khấu trừ 50%;
- Giảm thuế đối với sản xuất vi mô của năng lượng tái tạo;
- Thuế đi lại bằng đường hàng không;
- Tiêu chuẩn hiệu suất khí thải cho các phương tiện mới. Các nhà sản xuất và bán xe tại EU phải tuân thủ theo các quy định của EU về các tiêu chuẩn đối với hiệu suất phát thải trên ô tô chở khách và xe tải mới;
- Miễn thuế cho các phương tiện vận tải thân thiện với môi trường. Theo đó, đối với các loại xe hạng nhẹ thân thiện với môi trường tại Thụy Điển sẽ được miễn thuế cho các loại xe mới trong 5 năm đầu tiên;
- Đối với ngành công nghiệp Thụy Điển: lượng khí thải CO2 nhiều nhất từ sắt, công nghiệp thép, công nghiệp khoáng sản và nhà máy lọc dầu. Để giảm lượng phát thải CO2, các nhà máy này đã chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu sinh học.
Các biện pháp trên đều tập trung chính vào giao thông đường bộ, ngành công nghiệp nặng (như sắt, thép, khoáng chất, công nghiệp hóa chất, lọc dầu…), chăn nuôi và sử dụng phân khoáng trong nông nghiệp, điện lực và hệ thống sưởi ấm… và kêu gọi sử dụng các nhiên liệu phi hóa thạch thay cho nhiên liệu hóa thạch, sử dụng nhiên liệu sinh khối thay cho nhiên liệu và vật liệu hóa thạch.
Cơ quan bảo vệ môi trường Thụy Điển cũng đang có các chương trình hành động kêu gọi người dân cùng chung tay tham gia để giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường như: hạn chế di chuyển bằng đường hàng không, hạn chế ăn thịt đỏ và pho mát, sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, mua các sản phẩm nội thất, thiết bị gia dụng có thể tái sử dụng…
Ngoài ra, để giảm tỷ lệ/nguy cơ phơi nhiễm và lây lan các chất có trong quần áo và giày dép có hại cho môi trường và sức khỏe con người và để bảo vệ môi trường, chính phủ Thụy Điển đang đề xuất một đạo luật đánh thuế một số hóa chất trong một số sản phẩm quần áo và giày dép. Theo đó, đề xuất mức thuế mặc định là 40 SEK/kg (3,7EURO) đối với tất cả quần áo và giày dép được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Thụy Điển từ nước ngoài, với khả năng khấu trừ lên đến 95% nếu các sản phẩm không chứa các chất độc hại đặc biệt và chất diệt khuẩn. Ngoài ra, có thể có một khoản thuế bổ sung là 19 SEK/kg được đề xuất đối với quần áo và giày dép có chứa chất liệu cao su, polyvinyl clorua hoặc polyurethane và một khoản thuế bổ sung khác là 19 SEK/kg đối với các sản phẩm phù hợp với mọi thời tiết. Mức thuế này sẽ có hiệu lực vào năm 2022.
Thực hiện chương trình hành động của EU, Thụy Điển đã ban hành các chương trình hành động riêng liên quan đến vấn đề khí hậu, giảm lượng phát thải CO2.
Thụy Điển đặt ra mục tiêu khí hậu quốc gia đến năm 2045, Thụy Điển sẽ không có lượng phát thải ròng nhà kính nào vào khí quyển và sau đó sẽ đạt mức phát thải âm. Cụ thể, lượng phát thải của Thụy Điển giảm ít nhất 63% so với năm 1990 vào năm 2030 và giảm ít nhất 75% vào năm 2040; lượng phát thải từ giao thông vận tải đường bộ nội địa giảm ít nhất 70% trong năm 2030 so với năm 2010.
Các công cụ chính sách để Thụy Điển thực hiện mục tiêu trên như:
- Thuế năng lượng và thuế CO2: hệ thống đánh thuế năng lượng của Thụy Điển dựa trên sự kết hợp của thuế CO2, thuế năng lượng đối với nhiên liệu và thuế năng lượng đối với điện;
- Khấu trừ thuế cho các khoản đầu tư xanh: với mục đích giảm phát thải khí nhà kính, kể từ ngày 1/1/2021, các công ty tư nhân, đủ điều kiện để được khấu trừ thuế đối với việc lắp đặt công nghệ xanh bao gồm pin mặt trời, hệ thống lưu trữ điện tự sản xuất và các trạm sạc tại nhà sẽ được khấu trừ thuế. Đối với lắp đặt hệ thống pin mặt trời nối nguồn được khấu trừ thuế là 15%, lắp đặt hệ thống lưu trữ điện và lắp đặt trạm sạc tại nhà cho xe điện được khấu trừ 50%;
- Giảm thuế đối với sản xuất vi mô của năng lượng tái tạo;
- Thuế đi lại bằng đường hàng không;
- Tiêu chuẩn hiệu suất khí thải cho các phương tiện mới. Các nhà sản xuất và bán xe tại EU phải tuân thủ theo các quy định của EU về các tiêu chuẩn đối với hiệu suất phát thải trên ô tô chở khách và xe tải mới;
- Miễn thuế cho các phương tiện vận tải thân thiện với môi trường. Theo đó, đối với các loại xe hạng nhẹ thân thiện với môi trường tại Thụy Điển sẽ được miễn thuế cho các loại xe mới trong 5 năm đầu tiên;
- Đối với ngành công nghiệp Thụy Điển: lượng khí thải CO2 nhiều nhất từ sắt, công nghiệp thép, công nghiệp khoáng sản và nhà máy lọc dầu. Để giảm lượng phát thải CO2, các nhà máy này đã chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu sinh học.
Các biện pháp trên đều tập trung chính vào giao thông đường bộ, ngành công nghiệp nặng (như sắt, thép, khoáng chất, công nghiệp hóa chất, lọc dầu…), chăn nuôi và sử dụng phân khoáng trong nông nghiệp, điện lực và hệ thống sưởi ấm… và kêu gọi sử dụng các nhiên liệu phi hóa thạch thay cho nhiên liệu hóa thạch, sử dụng nhiên liệu sinh khối thay cho nhiên liệu và vật liệu hóa thạch.
Cơ quan bảo vệ môi trường Thụy Điển cũng đang có các chương trình hành động kêu gọi người dân cùng chung tay tham gia để giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường như: hạn chế di chuyển bằng đường hàng không, hạn chế ăn thịt đỏ và pho mát, sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, mua các sản phẩm nội thất, thiết bị gia dụng có thể tái sử dụng…
Ngoài ra, để giảm tỷ lệ/nguy cơ phơi nhiễm và lây lan các chất có trong quần áo và giày dép có hại cho môi trường và sức khỏe con người và để bảo vệ môi trường, chính phủ Thụy Điển đang đề xuất một đạo luật đánh thuế một số hóa chất trong một số sản phẩm quần áo và giày dép. Theo đó, đề xuất mức thuế mặc định là 40 SEK/kg (3,7EURO) đối với tất cả quần áo và giày dép được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Thụy Điển từ nước ngoài, với khả năng khấu trừ lên đến 95% nếu các sản phẩm không chứa các chất độc hại đặc biệt và chất diệt khuẩn. Ngoài ra, có thể có một khoản thuế bổ sung là 19 SEK/kg được đề xuất đối với quần áo và giày dép có chứa chất liệu cao su, polyvinyl clorua hoặc polyurethane và một khoản thuế bổ sung khác là 19 SEK/kg đối với các sản phẩm phù hợp với mọi thời tiết. Mức thuế này sẽ có hiệu lực vào năm 2022.
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển