Sáng ngày 14 tháng 7 năm 2021, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Ngài YAMADA Taikio, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam để trao đổi các biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng.
Cùng tham dự buổi làm việc, phía Bộ Công Thương Việt Nam có sự tham gia của lãnh đạo các Vụ: Thị trường châu Á – châu Phi, Chính sách thương mại đa biên, Dầu khí và Than, các Cục: Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; phía Nhật Bản có các cán bộ Đại Sứ quán Nhật Bản, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội.
Tại buổi gặp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đại sứ YAMADA Taikio nhất trí đánh giá quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Nhật Bản còn rất nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển hơn nữa xuất phát từ quan hệ chính trị tốt đẹp, khoảng cách địa lý gần gũi, thị thiếu người tiêu dùng tương đồng, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu mang tính chất bổ sung cho nhau, sự tích cực của cả hai Bên trong tham gia các hiệp định thương mại tự do và đặc biệt là sự kết nối ngày càng chặt chẽ trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhận định đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp cả ở Việt Nam và Nhật Bản, gây nhiều khó khăn đến quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại song phương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đại sứ YAMADA Taikio đã dành phần lớn thời gian trao đổi, thảo luận để đưa ra các giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng giữa hai Bên trong thời gian tới.
Về ứng phó với dịch Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cảm ơn Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam 02 triệu liều vắc xin AstraZeneca và sẽ tiếp tục viện trợ thêm cho Việt Nam 01 triệu liều AstraZeneca vào ngày 16 tháng 7 năm 2021. Để đảm bảo sản xuất của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản an toàn, không gián đoạn cũng như đóng góp đảm bảo an toàn và sức khỏe người dân, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Đại sứ Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc tiếp cận các nguồn vắc xin để thực hiện mục tiêu tiêm vắc xin Covid-19 trên diện rộng, đặc biệt là việc tiêm vắc xin cho các công nhân, người lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp, hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp FDI Nhật Bản.
Đại sứ YAMADA Taikio nhất trí với đề nghị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, khẳng định sẽ tiếp tục cố gắng hết mình đóng góp tạo điều kiện thuận lợi về nguồn cung vắc xin cho phía Việt Nam trong thời gian tới để thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, hai Bên nhất trí tăng cường khuyến khích, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, thắt chặt hơn nữa chuỗi cung ứng sản xuất giữa hai nước. Hai Bên khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cho các ngành công nghiệp nền tảng của Việt Nam như hóa chất, vật liệu, cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, v.v... Đặc biệt, hai Bên thống nhất xây dựng và hoàn thiện Sáng kiến Đối tác hợp tác đổi mới công nghệ Việt Nam – Nhật Bản nhằm thúc đẩy hợp tác nâng cao năng lực sản xuất, quản lý nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam theo từng giai đoạn, trước mắt là lĩnh vực điện - điện tử, ô tô, dệt may.
Trong lĩnh vực năng lượng, hai Bên hoan nghênh và đánh giá cao Sáng kiến chuyển đổi năng lượng ASEAN do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tháng 6/2020.
Được thiết kế một cách toàn diện, bao gồm cả hỗ trợ xây dựng lộ trình, hỗ trợ cung cấp tín dụng với nguồn ngân quỹ lên tới 10 tỷ USD, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực sử dụng các công nghệ giảm các bon, sáng kiến này được kỳ vọng sẽ giúp các nước ASEAN và Việt Nam thực hiện thành công quá trình chuyển dịch năng lượng, hướng tới giảm phát thải các bon, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển xanh và bền vững. Bên cạnh đó, hai Bên còn nhất trí hợp tác chặt chẽ, thúc đẩy tiến độ nhiều dự án năng lượng quan trọng như dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn 3, dự án khí lô B, v.v…
Trong lĩnh vực thương mại, hai Bên vui mừng nhận thấy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất trong thời gian qua. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước mang tính bổ sung rõ nét, không có sự cạnh tranh trực tiếp nên có nhiều cơ hội và dư địa để phát triển.
Bộ trưởng và Đại sứ cùng nhấn mạnh vai trò quan trọng của thực thi hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương đối với thương mại song phương như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực. Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nhằm tăng cường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng nông sản, Bộ trưởng đề nghị phía Nhật Bản tăng cường mở cửa thị trường nông sản và hỗ trợ đưa nông sản Việt Nam vào hệ thống phân phối tại Nhật Bản.
Cuối cùng, Bộ trưởng và Đại sứ nhấn mạnh vai trò quan trọng của cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam – Nhật Bản, thống nhất sớm xúc tiến tổ chức kỳ họp này trong quý III năm 2021 để thống nhất phương hướng hợp tác trong giai đoạn tới và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh nếu có.
Ngay tại buổi làm việc, căn cứ các nội dung cụ thể thống nhất với Đại sứ Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã phân công cụ thể cho các đơn vị liên quan trong Bộ triển khai ngay các nhiệm vụ hợp tác. Những nội dung hợp tác này khi đi vào triển khai được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng góp, thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước, đóng góp phát triển quan hệ “Đối tác Chiến lược Sâu rộng vì Hòa bình và Phồn vinh ở châu Á” giữa Việt Nam và Nhật Bản./.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản năm 2020 đạt 39,6 tỷ USD, chiếm 7,26% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đạt 17,1 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 8,3 tỷ USD, tăng 5,6% và nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 8,8 tỷ USD, tăng 13,7%.
Theo số liệu thông kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/6/2021, Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 4.716 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký là 63,1 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư.
Cùng tham dự buổi làm việc, phía Bộ Công Thương Việt Nam có sự tham gia của lãnh đạo các Vụ: Thị trường châu Á – châu Phi, Chính sách thương mại đa biên, Dầu khí và Than, các Cục: Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; phía Nhật Bản có các cán bộ Đại Sứ quán Nhật Bản, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội.
Tại buổi gặp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đại sứ YAMADA Taikio nhất trí đánh giá quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Nhật Bản còn rất nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển hơn nữa xuất phát từ quan hệ chính trị tốt đẹp, khoảng cách địa lý gần gũi, thị thiếu người tiêu dùng tương đồng, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu mang tính chất bổ sung cho nhau, sự tích cực của cả hai Bên trong tham gia các hiệp định thương mại tự do và đặc biệt là sự kết nối ngày càng chặt chẽ trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhận định đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp cả ở Việt Nam và Nhật Bản, gây nhiều khó khăn đến quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại song phương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đại sứ YAMADA Taikio đã dành phần lớn thời gian trao đổi, thảo luận để đưa ra các giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng giữa hai Bên trong thời gian tới.
Về ứng phó với dịch Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cảm ơn Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam 02 triệu liều vắc xin AstraZeneca và sẽ tiếp tục viện trợ thêm cho Việt Nam 01 triệu liều AstraZeneca vào ngày 16 tháng 7 năm 2021. Để đảm bảo sản xuất của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản an toàn, không gián đoạn cũng như đóng góp đảm bảo an toàn và sức khỏe người dân, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Đại sứ Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc tiếp cận các nguồn vắc xin để thực hiện mục tiêu tiêm vắc xin Covid-19 trên diện rộng, đặc biệt là việc tiêm vắc xin cho các công nhân, người lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp, hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp FDI Nhật Bản.
Đại sứ YAMADA Taikio nhất trí với đề nghị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, khẳng định sẽ tiếp tục cố gắng hết mình đóng góp tạo điều kiện thuận lợi về nguồn cung vắc xin cho phía Việt Nam trong thời gian tới để thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, hai Bên nhất trí tăng cường khuyến khích, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, thắt chặt hơn nữa chuỗi cung ứng sản xuất giữa hai nước. Hai Bên khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cho các ngành công nghiệp nền tảng của Việt Nam như hóa chất, vật liệu, cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, v.v... Đặc biệt, hai Bên thống nhất xây dựng và hoàn thiện Sáng kiến Đối tác hợp tác đổi mới công nghệ Việt Nam – Nhật Bản nhằm thúc đẩy hợp tác nâng cao năng lực sản xuất, quản lý nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam theo từng giai đoạn, trước mắt là lĩnh vực điện - điện tử, ô tô, dệt may.
Trong lĩnh vực năng lượng, hai Bên hoan nghênh và đánh giá cao Sáng kiến chuyển đổi năng lượng ASEAN do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tháng 6/2020.
Được thiết kế một cách toàn diện, bao gồm cả hỗ trợ xây dựng lộ trình, hỗ trợ cung cấp tín dụng với nguồn ngân quỹ lên tới 10 tỷ USD, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực sử dụng các công nghệ giảm các bon, sáng kiến này được kỳ vọng sẽ giúp các nước ASEAN và Việt Nam thực hiện thành công quá trình chuyển dịch năng lượng, hướng tới giảm phát thải các bon, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển xanh và bền vững. Bên cạnh đó, hai Bên còn nhất trí hợp tác chặt chẽ, thúc đẩy tiến độ nhiều dự án năng lượng quan trọng như dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn 3, dự án khí lô B, v.v…
Trong lĩnh vực thương mại, hai Bên vui mừng nhận thấy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất trong thời gian qua. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước mang tính bổ sung rõ nét, không có sự cạnh tranh trực tiếp nên có nhiều cơ hội và dư địa để phát triển.
Bộ trưởng và Đại sứ cùng nhấn mạnh vai trò quan trọng của thực thi hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương đối với thương mại song phương như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực. Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nhằm tăng cường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng nông sản, Bộ trưởng đề nghị phía Nhật Bản tăng cường mở cửa thị trường nông sản và hỗ trợ đưa nông sản Việt Nam vào hệ thống phân phối tại Nhật Bản.
Cuối cùng, Bộ trưởng và Đại sứ nhấn mạnh vai trò quan trọng của cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam – Nhật Bản, thống nhất sớm xúc tiến tổ chức kỳ họp này trong quý III năm 2021 để thống nhất phương hướng hợp tác trong giai đoạn tới và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh nếu có.
Ngay tại buổi làm việc, căn cứ các nội dung cụ thể thống nhất với Đại sứ Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã phân công cụ thể cho các đơn vị liên quan trong Bộ triển khai ngay các nhiệm vụ hợp tác. Những nội dung hợp tác này khi đi vào triển khai được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng góp, thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước, đóng góp phát triển quan hệ “Đối tác Chiến lược Sâu rộng vì Hòa bình và Phồn vinh ở châu Á” giữa Việt Nam và Nhật Bản./.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản năm 2020 đạt 39,6 tỷ USD, chiếm 7,26% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đạt 17,1 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 8,3 tỷ USD, tăng 5,6% và nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 8,8 tỷ USD, tăng 13,7%.
Theo số liệu thông kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/6/2021, Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 4.716 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký là 63,1 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương