Ngay từ khi dịch bệnh quay trở lại, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 2614/BCT-CN ngày 11/5/2021 đề nghị các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp với diễn biến của dịch bệnh để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn; nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
Đối với việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19
Hiện nay, do tác động của dịch bệnh Covid-19, tình hình sản xuất công nghiệp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và một số địa phương bị đình trệ, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và phát triển kinh tế nói chung.
Ngay từ khi dịch bệnh quay trở lại, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 2614/BCT-CN ngày 11/5/2021 đề nghị các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp với diễn biến của dịch bệnh để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn; nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
Đồng thời, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ cũng đã tổ chức làm việc trực tiếp với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh để cùng các địa phương tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trong thời điểm dịch bùng phát mạnh vừa qua. Đến nay, đã có 42 doanh nghiệp tại Bắc Giang và hơn 500 doanh nghiệp tại Bắc Ninh được phép hoạt động trở lại. Theo đó, việc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh phải trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc an toàn phòng dịch là trên hết. Các doanh nghiệp khi sản xuất phải được rà soát, kiểm tra, đánh giá bảo đảm điều kiện an toàn phòng, chống dịch Covid-19 và được hướng dẫn đầy đủ các quy định, biện pháp bảo đảm an toàn trong điều kiện vừa sản xuất, vừa phòng, chống dịch; Chỉ sử dụng công nhân, người lao động đã được cơ quan y tế, chính quyền địa phương xác nhận đã được kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch. Bố trí nơi lưu trú hoặc ký túc xá riêng biệt và thực hiện xét nghiệm định kỳ cho công nhân và người lao động; Kiểm soát chặt chẽ người đến giao dịch, công tác, khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ khi ra, vào công ty. Hạn chế sử dụng lao động ngắn hạn, thời vụ…Người dân tuân thủ đầy đủ khai báo y tế và các biện pháp phòng chống dịch của cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã báo cáo và kiến nghị Thủ tướng cần ưu tiên triển khai tiêm vaccine cho người lao động trong các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp và các nhà máy xí nghiệp, bởi đây là giải pháp mang tính bền vững, dài hạn để thực hiện “mục tiêu kép".
Đối với việc có cơ chế khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước thay thế nhập khẩu
Đầu tiên cần phải khẳng định, không phải đến khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, Bộ Công Thương mới có chiến lược, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Trước đại dịch Covid-19, nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển Công nghiệp hỗ trợ đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm phát triển và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp) đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ với 06 ngành nghề được hỗ trợ, ưu đãi bao gồm: Dệt – May, Da – Giày, Điện tử, Sản xuất lắp ráp ô tô, Cơ khí chế tạo, Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao; Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025. Thông qua “Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ”, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và có cơ hội tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, thông qua các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; kết nối với các Tập đoàn lắp ráp đa quốc gia và các nhà cung ứng lớp trên thế giới nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI…
Khi dịch bệnh Covid-19, tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với nguồn cung cho các ngành sản xuất trong nước cho thấy rõ một trong những điểm yếu lớn nhất của kinh tế Việt Nam: nội lực của các ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng nước ngoài; công nghiệp hỗ trợ kém phát triển do đó không tự chủ được về các yếu tố đầu vào của sản xuất dẫn đến tình trạng phụ thuộc phần lớn vào linh phụ kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu, khiến giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa rất thấp; đồng thời dễ bị tổn thương trước những biến động về chính trị - kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
Do đó, nhằm mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam đón đầu các dòng vốn đầu tư lớn trong xu thế chuyển dịch của chuỗi giá trị toàn cầu cũng như đổi mới mô hình phát triển công nghiệp, Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp) tiếp tục tham mưu Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 115/NQ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2020 với một số giải pháp nhằm tháo gỡ vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng hiện nay, cụ thể như sau:
- Tạo cơ hội hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài; xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung để tạo cụm liên kết ngành; phát triển các ngành công nghiệp vật liệu nhằm tăng cường tính tự chủ về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển trở thành các Tập đoàn có tầm cỡ khu vực, tạo hiệu ứng lan tỏa và dẫn dắt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa và thị trường ngoài nước để tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển. Cụ thể, bảo đảm quy mô thị trường nội địa thông qua các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế; xây dựng và thực thi hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp phù hợp để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước; tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng công nghiệp nhập khẩu và sử dụng các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hợp lý thị trường nội địa phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Đồng thời, tìm kiếm, mở rộng các thị trường ngoài nước trên cơ sở tận dụng các hiệp định FTA đã ký kết; triển khai các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển tham gia hiệu quả các hiệp định thương mại tự do; tích cực tháo gỡ các rào cản, chống các hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh; phát triển các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã đề xuất với Chính phủ phải có một chính sách tín dụng mới, thiết thực hơn cho các doanh nghiệp CNHT. Cụ thể, cần hình thành gói tín dụng ưu đãi khoảng 100.000 tỷ đồng - với cơ chế vay vốn thương mại được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất tương tự như gói tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.
Đối với việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19
Hiện nay, do tác động của dịch bệnh Covid-19, tình hình sản xuất công nghiệp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và một số địa phương bị đình trệ, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và phát triển kinh tế nói chung.
Ngay từ khi dịch bệnh quay trở lại, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 2614/BCT-CN ngày 11/5/2021 đề nghị các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp với diễn biến của dịch bệnh để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn; nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
Đồng thời, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ cũng đã tổ chức làm việc trực tiếp với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh để cùng các địa phương tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trong thời điểm dịch bùng phát mạnh vừa qua. Đến nay, đã có 42 doanh nghiệp tại Bắc Giang và hơn 500 doanh nghiệp tại Bắc Ninh được phép hoạt động trở lại. Theo đó, việc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh phải trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc an toàn phòng dịch là trên hết. Các doanh nghiệp khi sản xuất phải được rà soát, kiểm tra, đánh giá bảo đảm điều kiện an toàn phòng, chống dịch Covid-19 và được hướng dẫn đầy đủ các quy định, biện pháp bảo đảm an toàn trong điều kiện vừa sản xuất, vừa phòng, chống dịch; Chỉ sử dụng công nhân, người lao động đã được cơ quan y tế, chính quyền địa phương xác nhận đã được kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch. Bố trí nơi lưu trú hoặc ký túc xá riêng biệt và thực hiện xét nghiệm định kỳ cho công nhân và người lao động; Kiểm soát chặt chẽ người đến giao dịch, công tác, khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ khi ra, vào công ty. Hạn chế sử dụng lao động ngắn hạn, thời vụ…Người dân tuân thủ đầy đủ khai báo y tế và các biện pháp phòng chống dịch của cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã báo cáo và kiến nghị Thủ tướng cần ưu tiên triển khai tiêm vaccine cho người lao động trong các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp và các nhà máy xí nghiệp, bởi đây là giải pháp mang tính bền vững, dài hạn để thực hiện “mục tiêu kép".
Đối với việc có cơ chế khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước thay thế nhập khẩu
Đầu tiên cần phải khẳng định, không phải đến khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, Bộ Công Thương mới có chiến lược, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Trước đại dịch Covid-19, nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển Công nghiệp hỗ trợ đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm phát triển và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp) đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ với 06 ngành nghề được hỗ trợ, ưu đãi bao gồm: Dệt – May, Da – Giày, Điện tử, Sản xuất lắp ráp ô tô, Cơ khí chế tạo, Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao; Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025. Thông qua “Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ”, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và có cơ hội tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, thông qua các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; kết nối với các Tập đoàn lắp ráp đa quốc gia và các nhà cung ứng lớp trên thế giới nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI…
Khi dịch bệnh Covid-19, tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với nguồn cung cho các ngành sản xuất trong nước cho thấy rõ một trong những điểm yếu lớn nhất của kinh tế Việt Nam: nội lực của các ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng nước ngoài; công nghiệp hỗ trợ kém phát triển do đó không tự chủ được về các yếu tố đầu vào của sản xuất dẫn đến tình trạng phụ thuộc phần lớn vào linh phụ kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu, khiến giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa rất thấp; đồng thời dễ bị tổn thương trước những biến động về chính trị - kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
Do đó, nhằm mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam đón đầu các dòng vốn đầu tư lớn trong xu thế chuyển dịch của chuỗi giá trị toàn cầu cũng như đổi mới mô hình phát triển công nghiệp, Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp) tiếp tục tham mưu Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 115/NQ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2020 với một số giải pháp nhằm tháo gỡ vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng hiện nay, cụ thể như sau:
- Tạo cơ hội hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài; xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung để tạo cụm liên kết ngành; phát triển các ngành công nghiệp vật liệu nhằm tăng cường tính tự chủ về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển trở thành các Tập đoàn có tầm cỡ khu vực, tạo hiệu ứng lan tỏa và dẫn dắt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa và thị trường ngoài nước để tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển. Cụ thể, bảo đảm quy mô thị trường nội địa thông qua các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế; xây dựng và thực thi hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp phù hợp để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước; tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng công nghiệp nhập khẩu và sử dụng các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hợp lý thị trường nội địa phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Đồng thời, tìm kiếm, mở rộng các thị trường ngoài nước trên cơ sở tận dụng các hiệp định FTA đã ký kết; triển khai các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển tham gia hiệu quả các hiệp định thương mại tự do; tích cực tháo gỡ các rào cản, chống các hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh; phát triển các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã đề xuất với Chính phủ phải có một chính sách tín dụng mới, thiết thực hơn cho các doanh nghiệp CNHT. Cụ thể, cần hình thành gói tín dụng ưu đãi khoảng 100.000 tỷ đồng - với cơ chế vay vốn thương mại được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất tương tự như gói tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương