Nhãn cà phê xuất khẩu phải tuân thủ các yêu cầu ghi nhãn thực phẩm chung của Liên minh châu Âu tại quy định (EU) 1169/2011 về Thông tin thực phẩm cho người tiêu dùng (FIC) được Ủy ban châu Âu ban hành vào ngày 22/11/2011. Quy định này được áp dụng cho tất cả các thực phẩm đóng gói sẵn và đồ uống bán trên lãnh thổ EU kể từ ngày 13/12/2014. Khai báo dinh dưỡng là bắt buộc và bắt đầu được áp dụng từ ngày 13/12/2016. Tóm tắt các quy định ghi nhãn chung được trình bày ở phần dưới.
Ngoài ra, nhãn cà phê cần có thêm các thông tin để đảm bảo truy xuất nguồn gốc của từng lô hàng:
• Tên sản phẩm;
• Mã định dạng của Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO;
• Nước xuất xứ (tức Việt Nam);
• Phân loại/phẩm cấp;
• Trọng lượng tịnh tính bằng kg;
• Đối với cà phê được chứng nhận: tên và mã của cơ quan kiểm tra và số chứng nhận.
Đối với cà phê chiết xuất, hòa tan hay cà phê uống liền (trừ cà phê torrefacto hòa tan. Đây là cà phê được rang theo một quy trình bao gồm việc thêm một lượng đường nhất định trong quá trình rang) được yêu cầu ghi nhãn cụ thể áp dụng như ghi “chiết xuất cà phê”, “chiết xuất cà phê hòa tan”, “cà phê hòa tan” hay “cà phê uống liền”. Thuật ngữ “đậm đặc” chỉ có thể ghi trên nhãn nếu hàm lượng chất khô cà phê hơn 25% tính theo trọng lượng, trong khi thuật ngữ “đã khử caffein” phải xuất hiện nếu hàm lượng caffeine khan không vượt quá 0,3% tính theo trọng lượng của chất khô cà phê. Thông tin này phải nằm trong cùng mục mô tả bán hàng.
Chiết xuất cà phê ở dạng rắn hoặc bột nhào: Để được coi là “cà phê”, hàm lượng chất khô phải không dưới 95% tính theo trọng lượng cà phê khô, và giữa 70% và 85% tính theo trọng lượng nếu là cà phê bột nhào. Cà phê không được chứa các chất khác ngoài các chất có nguồn gốc từ quá trình chiết xuất cà phê và nhãn phải ghi rõ hàm lượng chất khô cà phê dựa trên mức tối thiểu, thể hiện theo tỷ lệ phần trăm trọng lượng của sản phẩm.
Chiết xuất cà phê chất lỏng: Hàm lượng chất khô phải có từ 15% đến 55% trọng lượng dung dịch cà phê. Nếu có chứa các loại đường rang hoặc chưa rang thì tỷ lệ không được vượt quá 12% tính theo trọng lượng và nhãn phải bao gồm các điều khoản “với”, “bảo quản bằng”, “với thêm” hay “rang với” sau tên loại đường được sử dụng.
Tham khảo thêm tóm tắt các yêu cầu chung về quy định ghi nhãn theo quy định (EU) 1169/2011:
Nhãn thực phẩm:
• Yêu cầu về ngôn ngữ/ Yêu cầu của các nước thành viên cụ thể
• Kích thước phông chữ tối thiểu
• Tên của thực phẩm (phải bao gồm các phương pháp xử lý cụ thể đối với một số sản phẩm cụ thể)
• Cảnh báo (phụ lục III quy định (EU) 1169/2011 liệt kê danh sách các sản phẩm yêu cầu nhãn cảnh báo)
• Hướng dẫn sử dụng (ký hiệu được phép thêm vào phần chữ)
Ghi nhãn dị ứng:
• Các chất gây dị ứng được liệt kê trong phụ lục II quy định (EU) 1169/2011 phải được đề cập
• Hộp thông tin về chất gây dị ứng không được phép khi danh sách thành phần được cung cấp
• Mỗi chất gây dị ứng phải được đánh dấu (đậm, tô màu nền) trong danh sách thành phần
• “Nội dung + tên của chất gây dị ứng” nếu chất gây dị ứng không có trong danh sách thành phần
Danh sách thành phần:
• Tiêu đề phải bao gồm từ “thành phần” (không làm nổi bật)
• Tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự trọng lượng giảm dần
• “Nano” trong ngoặc để cho thấy sự hiện diện của vật liệu nano
• Tuyên bố định lượng thành phần (QUID) cho các thành phần đặc biệt nhấn mạnh
• Nguồn dầu thực vật hoặc chất béo phải được đề cập
Hạn sử dụng:
• Hướng dẫn được liệt kê trong phụ lục X quy định (EU) 1169/2011
• “Hạn sử dụng” trên các loại thực phẩm rất dễ hỏng/trên từng phần đóng gói sẵn/hướng dẫn bảo quản
• “Sử dụng tốt nhất trước” trên các loại thực phẩm khác
• Tham chiếu đến nơi ngày được in trên nhãn
Nước xuất xứ (COOL):
• COOL là bắt buộc trong trường hợp nếu không có sẽ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng
• COOL bắt buộc đối với các thành phần chính trong trường hợp nếu không có sẽ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng
Thông tin dinh dưỡng bắt buộc:
• Hướng dẫn trong phụ lục XV quy định (EU) 1169/2011
• Định dạng bảng (định dạng tuyến tính nơi không gian không cho phép định dạng bảng)
• Tính trên mỗi 100g/ml
• Năng lượng tính bằng KJ và kcal
• Theo thứ tự: Chất béo, Chất béo bão hòa – Saturates, Carbohydrate, Đường, Đạm, Muối (không phải natri)
Thông tin dinh dưỡng tự nguyện:
• Chất béo không bão hòa đơn – Monounsaturates
• Chất béo bão hòa đa – Polyunsaturates
• Chất tạo ngọt
• Tinh bột
• Chất xơ
• Vitamin và khoáng chất được liệt kê trong phụ lục XIII quy định (EU) 1169/2011
• Giá trị năng lượng hoặc giá trị năng lượng cùng với chất béo, chất béo bão hòa, đường, muối có thể được lặp lại
• Lượng tham chiếu (RI) đặt ra trong phụ lục XIII cho mỗi phần hoặc mỗi đơn vị tiêu thụ (phải bao gồm giá trị năng lượng tính trên mỗi 100g/ml và mỗi phần/đơn vị tiêu thụ)
Xem thêm hướng dẫn của EU qua hình ảnh minh họa: http://ec.europa.eu/food/food/labellingnutrition/foodlabelling/docs/infographic_food_labelling_rules_2014_en.pdf
Ngoài ra, nhãn cà phê cần có thêm các thông tin để đảm bảo truy xuất nguồn gốc của từng lô hàng:
• Tên sản phẩm;
• Mã định dạng của Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO;
• Nước xuất xứ (tức Việt Nam);
• Phân loại/phẩm cấp;
• Trọng lượng tịnh tính bằng kg;
• Đối với cà phê được chứng nhận: tên và mã của cơ quan kiểm tra và số chứng nhận.
Đối với cà phê chiết xuất, hòa tan hay cà phê uống liền (trừ cà phê torrefacto hòa tan. Đây là cà phê được rang theo một quy trình bao gồm việc thêm một lượng đường nhất định trong quá trình rang) được yêu cầu ghi nhãn cụ thể áp dụng như ghi “chiết xuất cà phê”, “chiết xuất cà phê hòa tan”, “cà phê hòa tan” hay “cà phê uống liền”. Thuật ngữ “đậm đặc” chỉ có thể ghi trên nhãn nếu hàm lượng chất khô cà phê hơn 25% tính theo trọng lượng, trong khi thuật ngữ “đã khử caffein” phải xuất hiện nếu hàm lượng caffeine khan không vượt quá 0,3% tính theo trọng lượng của chất khô cà phê. Thông tin này phải nằm trong cùng mục mô tả bán hàng.
Chiết xuất cà phê ở dạng rắn hoặc bột nhào: Để được coi là “cà phê”, hàm lượng chất khô phải không dưới 95% tính theo trọng lượng cà phê khô, và giữa 70% và 85% tính theo trọng lượng nếu là cà phê bột nhào. Cà phê không được chứa các chất khác ngoài các chất có nguồn gốc từ quá trình chiết xuất cà phê và nhãn phải ghi rõ hàm lượng chất khô cà phê dựa trên mức tối thiểu, thể hiện theo tỷ lệ phần trăm trọng lượng của sản phẩm.
Chiết xuất cà phê chất lỏng: Hàm lượng chất khô phải có từ 15% đến 55% trọng lượng dung dịch cà phê. Nếu có chứa các loại đường rang hoặc chưa rang thì tỷ lệ không được vượt quá 12% tính theo trọng lượng và nhãn phải bao gồm các điều khoản “với”, “bảo quản bằng”, “với thêm” hay “rang với” sau tên loại đường được sử dụng.
Tham khảo thêm tóm tắt các yêu cầu chung về quy định ghi nhãn theo quy định (EU) 1169/2011:
Nhãn thực phẩm:
• Yêu cầu về ngôn ngữ/ Yêu cầu của các nước thành viên cụ thể
• Kích thước phông chữ tối thiểu
• Tên của thực phẩm (phải bao gồm các phương pháp xử lý cụ thể đối với một số sản phẩm cụ thể)
• Cảnh báo (phụ lục III quy định (EU) 1169/2011 liệt kê danh sách các sản phẩm yêu cầu nhãn cảnh báo)
• Hướng dẫn sử dụng (ký hiệu được phép thêm vào phần chữ)
Ghi nhãn dị ứng:
• Các chất gây dị ứng được liệt kê trong phụ lục II quy định (EU) 1169/2011 phải được đề cập
• Hộp thông tin về chất gây dị ứng không được phép khi danh sách thành phần được cung cấp
• Mỗi chất gây dị ứng phải được đánh dấu (đậm, tô màu nền) trong danh sách thành phần
• “Nội dung + tên của chất gây dị ứng” nếu chất gây dị ứng không có trong danh sách thành phần
Danh sách thành phần:
• Tiêu đề phải bao gồm từ “thành phần” (không làm nổi bật)
• Tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự trọng lượng giảm dần
• “Nano” trong ngoặc để cho thấy sự hiện diện của vật liệu nano
• Tuyên bố định lượng thành phần (QUID) cho các thành phần đặc biệt nhấn mạnh
• Nguồn dầu thực vật hoặc chất béo phải được đề cập
Hạn sử dụng:
• Hướng dẫn được liệt kê trong phụ lục X quy định (EU) 1169/2011
• “Hạn sử dụng” trên các loại thực phẩm rất dễ hỏng/trên từng phần đóng gói sẵn/hướng dẫn bảo quản
• “Sử dụng tốt nhất trước” trên các loại thực phẩm khác
• Tham chiếu đến nơi ngày được in trên nhãn
Nước xuất xứ (COOL):
• COOL là bắt buộc trong trường hợp nếu không có sẽ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng
• COOL bắt buộc đối với các thành phần chính trong trường hợp nếu không có sẽ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng
Thông tin dinh dưỡng bắt buộc:
• Hướng dẫn trong phụ lục XV quy định (EU) 1169/2011
• Định dạng bảng (định dạng tuyến tính nơi không gian không cho phép định dạng bảng)
• Tính trên mỗi 100g/ml
• Năng lượng tính bằng KJ và kcal
• Theo thứ tự: Chất béo, Chất béo bão hòa – Saturates, Carbohydrate, Đường, Đạm, Muối (không phải natri)
Thông tin dinh dưỡng tự nguyện:
• Chất béo không bão hòa đơn – Monounsaturates
• Chất béo bão hòa đa – Polyunsaturates
• Chất tạo ngọt
• Tinh bột
• Chất xơ
• Vitamin và khoáng chất được liệt kê trong phụ lục XIII quy định (EU) 1169/2011
• Giá trị năng lượng hoặc giá trị năng lượng cùng với chất béo, chất béo bão hòa, đường, muối có thể được lặp lại
• Lượng tham chiếu (RI) đặt ra trong phụ lục XIII cho mỗi phần hoặc mỗi đơn vị tiêu thụ (phải bao gồm giá trị năng lượng tính trên mỗi 100g/ml và mỗi phần/đơn vị tiêu thụ)
Xem thêm hướng dẫn của EU qua hình ảnh minh họa: http://ec.europa.eu/food/food/labellingnutrition/foodlabelling/docs/infographic_food_labelling_rules_2014_en.pdf
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Iceland, và Latvia)