Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga trong 7 tháng đầu năm nay đã tăng mạnh 34,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 323,26 triệu USD.
7 tháng đầu năm 2021, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như: Thủy sản tăng 66%, rau quả tăng 47,6%, hạt điều tăng 59,76%, hạt tiêu tăng 71,3%, cà phê tăng 3,5%, đặc biệt cao su tăng tới 230,8%. Tuy nhiên, vẫn có một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga giảm là chè, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ. Trong thời gian tới, để tăng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nga, theo Thương vụ Việt Nam tại Nga, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ, tận dụng ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA), mạnh dạn đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tại Nga.
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thời gian tới, các Thương vụ và tổ chức xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cung cấp thông tin kết nối giao thương, hỗ trợ doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến cũng như hỗ trợ trực tiếp, tổ chức hội thảo, giao thương doanh nghiệp (tập trung vào từng ngành hàng, lĩnh vực cụ thể).
Hàng rau quả: Việt Nam là đối tác ký Hiệp định thương mại tự do đầu tiên với khối Liên minh kinh tế Á - Âu với tỷ lệ gần 90% dòng thuế được cắt, giảm, trong đó 59,3% được xóa bỏ. Đây là cơ hội tốt đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, trong đó có mặt hàng thế mạnh là rau quả khi xuất khẩu vào thị trường Nga. Trong 7 tháng đầu năm 2021, dứa đã qua chế biến là sản phẩm được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nga, đạt kim ngạch 14,6 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu một số loại trái cây sang Nga tăng rất mạnh trong 7 tháng đầu năm nay như: Xoài tăng 301,8%, chuối tăng 2.395%, dừa tăng 787,6%...
Về mặt hàng cà phê: Theo số liệu của cơ quan Hải quan Nga, trong 6 tháng đầu năm 2021, nước này nhập khẩu tổng cộng 117,88 nghìn tấn cà phê, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Nga với khối lượng đạt 36,77 nghìn tấn, chiếm 31,2% thị phần cà phê nhập khẩu của nước này, giảm so với mức 41% của cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Nga lại tăng đáng kể lượng cà phê nhập khẩu từ các thị trường khác như Brazil, Indonesia, Italia, Uganda… trong 6 tháng đầu năm nay. Việt Nam là nước cung cấp cà phê lớn nhất vào Liên bang Nga trong nhiều năm.
Tuy nhiên, cà phê có thương hiệu của Việt Nam hầu như không có trên kệ hàng của các chuỗi siêu thị tại Nga. Nguyên nhân là cà phê Việt Nam được nhập khẩu vào Nga ở dạng nguyên liệu thô (khoảng 99% cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nga là cà phê thô, cà phê rang xay chỉ có 1%). Con số này thể hiện qua giá và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian qua.
Trong 6 tháng đầu năm nay, giá bình quân cà phê của Việt Nam xuất khẩu vào Nga đạt 1.866 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với mức giá lên đến 6.000 – 7.000 USD/tấn của các nước EU xuất khẩu sang Nga. So với thị trường Italia, lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu vào Nga tuy cao gấp 4,4 lần, nhưng trị giá chỉ cao hơn 1,15 lần khi xuất khẩu vào Nga.
7 tháng đầu năm 2021, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như: Thủy sản tăng 66%, rau quả tăng 47,6%, hạt điều tăng 59,76%, hạt tiêu tăng 71,3%, cà phê tăng 3,5%, đặc biệt cao su tăng tới 230,8%. Tuy nhiên, vẫn có một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga giảm là chè, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ. Trong thời gian tới, để tăng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nga, theo Thương vụ Việt Nam tại Nga, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ, tận dụng ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA), mạnh dạn đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tại Nga.
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thời gian tới, các Thương vụ và tổ chức xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cung cấp thông tin kết nối giao thương, hỗ trợ doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến cũng như hỗ trợ trực tiếp, tổ chức hội thảo, giao thương doanh nghiệp (tập trung vào từng ngành hàng, lĩnh vực cụ thể).
Hàng rau quả: Việt Nam là đối tác ký Hiệp định thương mại tự do đầu tiên với khối Liên minh kinh tế Á - Âu với tỷ lệ gần 90% dòng thuế được cắt, giảm, trong đó 59,3% được xóa bỏ. Đây là cơ hội tốt đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, trong đó có mặt hàng thế mạnh là rau quả khi xuất khẩu vào thị trường Nga. Trong 7 tháng đầu năm 2021, dứa đã qua chế biến là sản phẩm được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nga, đạt kim ngạch 14,6 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu một số loại trái cây sang Nga tăng rất mạnh trong 7 tháng đầu năm nay như: Xoài tăng 301,8%, chuối tăng 2.395%, dừa tăng 787,6%...
Về mặt hàng cà phê: Theo số liệu của cơ quan Hải quan Nga, trong 6 tháng đầu năm 2021, nước này nhập khẩu tổng cộng 117,88 nghìn tấn cà phê, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Nga với khối lượng đạt 36,77 nghìn tấn, chiếm 31,2% thị phần cà phê nhập khẩu của nước này, giảm so với mức 41% của cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Nga lại tăng đáng kể lượng cà phê nhập khẩu từ các thị trường khác như Brazil, Indonesia, Italia, Uganda… trong 6 tháng đầu năm nay. Việt Nam là nước cung cấp cà phê lớn nhất vào Liên bang Nga trong nhiều năm.
Tuy nhiên, cà phê có thương hiệu của Việt Nam hầu như không có trên kệ hàng của các chuỗi siêu thị tại Nga. Nguyên nhân là cà phê Việt Nam được nhập khẩu vào Nga ở dạng nguyên liệu thô (khoảng 99% cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nga là cà phê thô, cà phê rang xay chỉ có 1%). Con số này thể hiện qua giá và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian qua.
Trong 6 tháng đầu năm nay, giá bình quân cà phê của Việt Nam xuất khẩu vào Nga đạt 1.866 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với mức giá lên đến 6.000 – 7.000 USD/tấn của các nước EU xuất khẩu sang Nga. So với thị trường Italia, lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu vào Nga tuy cao gấp 4,4 lần, nhưng trị giá chỉ cao hơn 1,15 lần khi xuất khẩu vào Nga.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương