Trung Quốc đã thông báo đến Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về dự thảo các quy định mới đối với phụ gia cho thức ăn chăn nuôi.
Cơ quan Quản lý Thị trường Trung Quốc thuộc Cơ quan Tiêu chuẩn hoá Trung Quốc vừa qua đã thông báo đến Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về dự thảo các quy định mới đối với phụ gia cho thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc tự nhiên Xanthophyll (Saponified Marigold Extract) và axit Lactic dùng trong phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Theo Cơ quan Quản lý Thị trường Trung Quốc, việc đưa ra các quy định mới này nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ an toàn sức khoẻ vật nuôi cũng như đáp ứng các yêu cầu chất lượng khác.
Quy định về phụ gia cho thức ăn chăn nuôi
Các quy định mới thuộc Phần 9: Các chất tạo màu – Xanthophyll tự nhiên (Saponified Marigold Extract) (mã HS: 3203; mã ICS: 65.120) thuộc Quy định quốc gia Trung Quốc về Phụ gia cho thức ăn chăn nuôi.
Các quy định này được áp dụng cho thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc tự nhiên Xanthophyll của Saponified Marigold Extract và các chất tạo màu chính từ chất này, gồm Lutein và Zeaxanthin.
Các quy định mới đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử, yêu cầu về giám sát, bao bì, đóng gói, vận chuyển, lưu trữ và thời hạn sử dụng đối với những chất trên.
Chi tiết dự thảo xem tại đây.
Quy định về axit Lactic
Các quy định mới thuộc Phần 8: Các chất bảo quản và các chất điều chỉnh độ axit — Axit Lactic (mã HS: 291811; mã ICS: 65.120) thuộc Quy định quốc gia Trung Quốc về Phụ gia cho thức ăn chăn nuôi.
Các quy định này áp dụng cho axit Lactic dùng trong phụ gia thức ăn chăn nuôi và các chất có chứa L-lactic axit là thành phần chính, được triết xuất từ quá trình lên men tinh bột hoặc đường.
Các quy định mới đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử, yêu cầu về giám sát, bao bì, đóng gói, vận chuyển, lưu trữ và thời hạn sử dụng đối với những chất trên.
Chi tiết dự thảo xem tại đây.
Nguồn http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/trung-quoc-du-thao-quy-dinh-moi-ve-phu-gia-thuc-an-chan-nuoi-79622.htm
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
Nông nghiệp thực phẩm
Trung Quốc: Dự thảo quy định mới về phụ gia thức ăn chăn nuôi
- Thời gian: 20/03/2021
- 246 lượt xem
Cùng chuyên mục
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ giảm mạnh trong tháng 4/2020
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong tháng 4/2020 đạt 300,9 triệu USD, tăng 37,3% so với tháng 4/2019. So với tốc độ tăng trưởng 34,7% trong 4 tháng đầu năm 2019, cho thấy tốc độ tăng trưởng sang Mỹ trong 4 tháng đầu
Nhập khẩu cám gạo và cám mỳ giảm mạnh
Quý 1 năm 2020, lượng nhập khẩu cám gạo của Việt Nam đạt 46,2 nghìn tấn, trị giá 8,4 triệu USD, giảm 69,3% về lượng và giảm 63,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Quý 1 năm 2020, lượng nhập khẩu cám mỳ về Việt Nam đạt 135 nghìn tấn, trị giá 26 triệu USD, giảm 11,8% về lượng và giảm 10,4%...
Danh sách Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được cập nhật đến ngày 18/01/2021
Bộ Công Thương trân trọng giới thiệu Danh sách Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được cập nhật đến ngày 18/01/2021.
Các quy định kiểm dịch động, thực vật nhập khẩu vào thị trường Đan Mạch
Nông sản (động vật, thực phẩm và chế phẩm) là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường Đan Mạch, tuy nhiên để thâm nhập thành công thị trường này cần lưu ý những quy định sau đây về kiểm dịch đối với động, thực vật:
Thị trường nông sản thế giới tháng 11 tiếp tục biến động
Thị trường lúa mì thế giới tiếp tục biến động. Giá lúa mì giảm tại thị trường Chicago và Nga song tăng tại Pháp, do nhu cầu suy giảm bất chấp nguồn cung toàn cầu giảm bởi thời tiết khô tại Nga, Hoa Kỳ và Argentina, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng lúa mì.
Năm 2020, chỉ số giá xuất khẩu cà phê Arabica vẫn tăng trong khi Robusta sụt giảm
Xuất khẩu cà phê trong năm 2020 đạt 1.565,2 nghìn tấn, trị giá 2,74 tỷ USD, giảm 5,5% về lượng và 4,2% về trị giá so với năm 2019. Như vậy, sự hồi phục của giá xuất khẩu trong những tháng cuối năm đã giúp trị giá xuất khẩu giảm nhẹ hơn so với lượng.