Dù siêu bão Yagi gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương ở phía Bắc (với mức thiệt hại ước tính lên đến trên 80.000 tỷ đồng và khiến tăng trưởng GDP trong năm 2024 sụt giảm khoảng 0,2 điểm %), nhưng tăng tăng trưởng GDP quý III/2024 của cả nước vẫn bất ngờ tăng khá mạnh, ước tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Dư địa cho tăng trưởng kinh tế quý IV/2024 vẫn là khá lớn khi xuất khẩu tiếp tục đà tăng (tuy tốc độ tăng có chậm lại), lãi suất tiếp tục ổn định ở mức thấp thúc đẩy các hoạt động đầu tư, tiêu dùng; sản xuất nông nghiệp tiếp tục thuận lợi nhờ nhiều mặt hàng nông sản được giá và sản xuất nông nghiệp ở các khu vực bị thiệt hại bởi bão lũ sẽ phục hồi mạnh; đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước sẽ được cải thiện và tăng tốc vào cuối năm; thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán có thể sẽ diễn biến tích cực hơn... Ngoài ra, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực hơn cùng là điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý IV/2024 và năm 2025.

Cùng với những nhận định, đánh giá và dự báo về kinh tế thế giới và các lĩnh vực của  kinh tế Việt Nam như thị trường tài chính, tiền tệ, lạm phát, xuất nhập khẩu, diễn biến thị trường một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu ... Thông tin Phân tích, Đánh giá và Dự báo - Số tháng 9/2024  sẽ có nghiên cứu, đánh giá và nhận định chuyên sâu về triển vọng tăng trưởng kinh tế quý IV/2024 của Việt Nam. Thông tin, số liệu được tổng hợp, phân tích với nhiều phát hiện mới cùng với những nhận định, dự báo xác đáng sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho quý vị độc giả.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ
I. Kinh tế trong nước 
1. Tăng trưởng kinh tế quý III/2024 đạt cao bất ngờ
2. Tín dụng tăng nhanh về cuối năm và tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng huy động vốn
3. Thị trường chứng khoán sẽ diễn biến tích cực hơn
4. Đúng như dự báo, CPI đang giảm tốc nhanh
5. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu tăng chậm lại 
6. Sản xuất công nghiệp tháng 9/2024 tăng khá mạnh 
II. Kinh tế thế giới 
1. Diễn biến nổi bật của kinh tế thế giới
2. Tình hình một số nền kinh tế
THÔNG TIN CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ
- Công điện của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
- Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ DIỄN BIẾN GIÁ CẢ CÁC MẶT HÀNG TIÊU DÙNG 
1. Nhóm lương thực thực phẩm
+ Mặt hàng thực phẩm
+ Mặt hàng gạo
+ Mặt hàng sữa
2. Nhóm vật tư, nguyên, nhiên liệu
+ Mặt hàng phân bón
+ Mặt hàng thức ăn chăn nuôi
+ Mặt hàng thép